Bầu ăn trứng gà vào thời điểm nào tốt nhất năm 2024

Trứng là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và hấp dẫn trong chế độ ăn của bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, hãy ưu tiên chế biến trứng bằng cách luộc hoặc hấp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo tồn dưỡng chất trong trứng. Ngoài ra, luôn lắng nghe ý kiến của chuyên gia để có cách chế biến trứng tốt nhất cho thai kỳ khỏe mạnh và an lành.

Trứng gà là món ăn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bà bầu và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là thực phẩm ưa thích của nhiều mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn trứng gà vào lúc nào tốt nhất?

\>>Xem thêm: thuốc sắt và canxi tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương

Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà​

Một quả trứng gồm 2 phần: phần lòng đỏ và phần lòng trắng. Trong đó, hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu chứa trong lòng đỏ, cụ thể như sau:

Thành phần dinh dưỡng của lòng đỏ trứng: Phần lòng đỏ chiếm khoảng 33% khối lượng trứng gà. Trong phần này chứa 13,6% chất đạm, 1,6% chất khoáng, 29,8% chất béo. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng cũng giàu vitamin và dưỡng chất như kẽm, đồng, mangan, choline, omega 3, iot, sắt và vitamin A, B1, B6, D, K,…

Thành phần dinh dưỡng của lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng chiếm phần lớn khối lượng quả trứng gà, khoảng 67%. Trong lòng trắng trứng có chứa 10,3% chất đạm, chất béo và chất khoáng rất thấp. Nước chiếm phần lớn lòng trắng trứng. Ngoài ra, trong phần này có chứa một lượng nhỏ vitamin B2 và B6.

\>>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt - canxi

Bà bầu ăn trứng gà vào thời gian nào trong ngày?​

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra mẹ có thể ăn trứng gà ngay từ những ngày đầu mang thai. Mẹ có thể bổ sung từ 3 – 4 quả trứng mỗi tuần để có thể bổ sung dưỡng chất. Đối với những mẹ bầu bị mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ,… thì chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng gà / tuần và tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra, để cơ thể hấp thụ các chất có trong trứng tốt nhất mẹ nên ăn trứng gà vào buổi sáng vì đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng được tốt nhất sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn và tinh thần tươi tỉnh hơn. Mẹ cũng nên lưu ý không nên ăn trứng vào ban đêm vì có thể gây nên tình trạng chướng hơi do hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.

\>>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt

Mẹ bầu ăn trứng gà cần lưu ý gì?​

Lợi ích của trứng gà đối với bà bầu là không thể bàn cãi. Trứng gà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng mẹ cần sử dụng chúng đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất. Khi ăn trứng gà, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Không nên ăn trứng gà sống:Nếu mẹ ăn trứng lòng đào hay trứng gà sống có thể bị ngộ độc bởi vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi gây sinh non, co bóp tử cung, hoặc có thể khiến mẹ bị nôn mửa, tiêu chảy.
  • Không ăn trứng gà đã để quá lâu: Trứng gà được thu hoạch quá lâu sẽ không còn chất dinh dưỡng và có nhiều vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở làm hư hại lòng trắng, lòng đỏ và gây hại cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ muốn bảo quản trứng gà tốt nhất nên để trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 20ºC và để ở khay đựng trứng riêng.
  • Tránh uống nước trà khi ăn trứng:Trong nước trà có chứa axit tannic, khi ăn với trứng sẽ kết hợp với protein trong trứng sẽ gây khó tiêu, đầy hơi cho bà bầu.
  • Không nên ăn quá nhiều:Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng gà. Đặc biệt nếu bà bầu tăng cân quá nhanh hoặc có tiền sử bệnh tim mạch chỉ nên ăn tối đa mỗi tuần 2 quả trứng gà. Ngoài ra, trong trứng gà có chứa hàm lượng cholesterol cao, nên với những mẹ có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn lòng đỏ.

Thay vì ăn quá nhiều trứng gà, mẹ bầu nên thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên kết hợp sử dụngviên uống bổ sung vi chất, đặc biệt là canxi, DHA, viên sắt tốt cho bà bầu để đảm bảo nhu cầu vi chất của cơ thể.

Đến đây, hẳn mẹ đã hiểu rõ bà bầu ăn trứng gà vào lúc nào tốt. Chúc mẹ sẽ thưởng thức được những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng từ trứng gà.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Nên ăn vào thời gian nào? Hẳn mẹ bầu Việt sẽ chẳng còn xa lạ với quan niệm xưa về việc mang thai nên ăn trứng ngỗng để tốt cho mẹ, cho bé. Sự thực ra sao? Trứng ngỗng tốt như lời đồn? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mẹ kiểm chứng về độ dinh dưỡng của trứng ngỗng trả lời những câu hỏi liên quan một cách khoa học và có cơ sở.

Nội dung chính

Dinh dưỡng trong trứng ngỗng

Bầu ăn trứng gà vào thời điểm nào tốt nhất năm 2024
Dinh dưỡng trong trứng ngỗng có thật sự nhiều?

Để có thể khách quan trả lời mẹ, trứng ngỗng có tốt hay không, chúng ta hãy xem bảng so sánh tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong 100 gram trứng ngỗng và 100g trứng gà để dễ hình dung mẹ nhé. Cùng theo sát bảng so sánh dưới đây.

STT

Thành phần dinh dưỡng Tỷ lệ dưỡng chất/100 gam trứng ngỗng

Tỷ lệ dưỡng chất/100 gam trứng gà

1 Protein 13 gam 14,8 gam 2 Vitamin A 360 microgam 700 microgam 3 Vitamin B2 0,3 miligam 4 Lipid 14,2 gam 11,6 gam 5 Sắt 3,2 miligam 2,7 miligam 6 Canxi 71 miligam 55 miligam 7 Phốt pho 210 miligam 8 Vitamin B1 0,15 miligam 9 Vitamin B12 1,29 miligam 10 Vitamin PP 0,1 miligam

Trong bảng so sánh thành phần dinh dưỡng có trong 100g trứng ngỗng và thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam trứng gà ở trên, chúng tôi chỉ liệt kê 10 loại thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong trứng để so sánh. Qua bảng có thể thấy, số lượng thành phần vượt trội trong 100g trứng ngỗng nhiều hơn của trứng gà. Tuy nhiên, tỷ lệ hàm lượng mỗi loại trên trọng lượng 100g của trứng ngỗng và trứng gà có sự chênh lệch khá rõ, mẹ có thể dễ dàng quan sát và so sánh.

Bầu ăn trứng gà vào thời điểm nào tốt nhất năm 2024
Bà bầu ăn trứng ngỗng có thực tốt?

Bà bầu ăn trứng ngỗng tốt không? Có thể thấy trong trứng ngỗng có nhiều thành phần Protein, Lipid, Vitamin A,B1,B12,PP, Phốt pho, Canxi, Sắt… Mỗi thành phần sẽ có những tác động riêng đối với cơ thể của mẹ bầu. Cùng xem tác động tích cực và tiêu cực của trứng ngỗng đối với mẹ bầu như sau:

Tác dụng tích cực

Với thành phần dinh dưỡng của mình, trứng ngỗng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Một trong số đó là:

  • Giúp mẹ bầu ngừa cảm lạnh: Ăn trứng ngỗng, giúp mẹ bầu có nhiều năng lượng giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, tránh nguy cơ bị cảm lạnh.
  • Tăng miễn dịch: Một số thành phần như Vitamin, khoáng chất trong trứng ngỗng giúp mẹ nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Tăng trí nhớ: Do nhiều nguyên nhân nội tiết tố thay đổi, dễ cáu giận… nên trong thời kỳ mẹ bầu thường suy giảm trí nhớ. Ăn trứng ngỗng vào buổi là một trong những cách giúp mẹ cải thiện được tình trạng này nhanh chóng.
  • Giúp đẹp da: Trong trứng ngỗng có albumin giúp da đàn hồi, làm mờ vết thâm do mụn, nám. Mẹ co thể dùng lòng trắng trứng đắp mặt.
  • Giúp bổ máu: Trong trứng ngỗng có thành phần Sắt. Sắt là nguyên tốt giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Tác hại

Bên cạnh những yếu tố tích cực trên, bà bầu ăn trứng ngỗng cũng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại sau đây:

  • Trong trứng ngỗng có nhiều chất Cholesterol và Lipid có tác dụng không tốt cho vấn đề tim mạch của mẹ bầu.
  • Ăn nhiều trứng ngỗng, mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn Lipid ở trong máu, huyết áp cao, thừa cân,…
  • Dinh dưỡng trong trứng ngỗng có hàm lượng thấp. Nếu so sánh thì có thể thấy dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn trong trứng gà. Trong khi đó, trứng ngỗng lại có giá thành cao hơn trứng gà.

Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, trứng ngỗng không có đặc điểm gì ưu việt hơn các loại trứng khác, thậm chí là có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Ví dụ điểm hình nhất là so sánh dinh dưỡng giữa trứng ngỗng và trứng gà. Ngoài ra, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định trứng ngỗng có tác dụng tốt cho sức khỏe và trí thông minh của thai nhi. Theo chuyên gia, ba bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu DHA, choline, axit folic để giúp bé thông minh hơn.

Qua đó có thể thấy, trứng ngỗng vẫn có những thành phần dinh dưỡng có ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, chúng ta không nên “thần thánh hóa” loại trứng này, khiến nhiều mẹ bầu cố gắng ăn nhiều gây ra tác dụng ngược.

Những điều cần lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng ngỗng

Bầu ăn trứng gà vào thời điểm nào tốt nhất năm 2024
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt?

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt? Cần lưu ý gì khi ăn? Để có thể phát huy mặt tích cực và hạn chế tác hại khi ăn trứng ngỗng không đúng cách, mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau:

  • Bầu nên ăn trứng ngỗng vào giai đoạn giữa thai kỳ. Tức là, mẹ nên ăn trong tháng 4, tháng 5, tháng 6 của thai kỳ.
  • Mẹ không nên ăn trứng ngỗng thường xuyên (1 tuần không được ăn quá 3 lần). Không nên ăn quá nhiều trong 1 lần.
  • Những mẹ mắc các bệnh cao huyết áp, gan nhiễm máy, tiểu đường, béo phù, tim mạch,… không nên ăn trứng ngỗng.
  • Nên ăn trứng đã nấu chín.
  • Mẹ bầu không ăn trứng ngỗng cũng không sao. Thay vào đó, mẹ hãy bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và thai nhi.

Trên đây là giải đáp: Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? nên ăn vào thời gian nào? Hy vọng thông qua nội dung chúng tôi vừa cung cấp. Mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho sức khỏe thai kỳ của bản thân. Bên cạnh đó, nếu không thể ăn được trứng ngỗng, mẹ hoàn toàn có thể chọn thay thế bằng trứng gà hoặc các dưỡng chất thiết yếu khác, không cần lo lắng.