Bct trong xuất nhập khẩu là gì

Chiết khẩu bộ chứng từ thường gặp trong trường hợp thanh toán trả chậm [L/C trả chậm], Người XK không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng Mở nên muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng Mở. Hành động này gọi là Chiết khẩu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Ngân hàng Thông báo chỉ cho người XK trả triền trước cho người XK khi “bộ chứng từ đã được chấp nhận [chứng từ hợp lý, hợp lệ] bởi Ngân hàng Mở”.

Một số trường hợp, L/C là L/C trả ngay, nhưng vì lý do nào đó, ngân hàng Mở chậm trả tiền, hoặc người XK đang cần tiền rất gấp thì cũng có thể yêu cầu ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

>>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận L/C

Số tiền được thanh toán trước này thường không bao giờ được 100%. [phần chênh lệch chính là phí chiết khấu và những khoản rủi ro dự phòng của ngân hàng Thông báo].

Phí chiết khấu bộ chứng từ được tính dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn [có thể thấp hơn] và số ngày dự kiến sẽ nhận được tiền hàng từ ngân hàng Mở. Với chứng từ xuất trình theo LC trả ngay, số ngày dự kiến có thể là 10 ngày; đối với LC trả chậm, số ngày dự kiến được căn cứ vào thời hạn trả chậm hoặc số ngày còn lại của hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận

Ngân hàng Thông báo cung cấp 02 hình thức chiết khẩu bộ chứng từ:

Một là Chiết khẩu bộ chứng từ có truy đòi: [Negotiation with Recourse]: Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. [đòi cả tiền ứng trước + tiền lãi].

Hai là Chiết khẩu bộ chứng từ miễn truy đòi: [Negotiation without Recourse]: Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.

Quy trình chiết khấu bộ chứng từ:

[1]…

[2]Người XK giao hàng cho người NK theo yêu cầu của L/C

[3]Người XK lập Bộ chứng từ và gửi cho Ngân hàng Thông báo. Đồng thời yêu cầu Ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

[4]Ngân hàng Thông báo thực hiện chiết khẩu Bộ chứng từ, tức là trả tiền cho người XK.

[5]Ngân hàng Thông báo [lúc này được gọi là Ngân hàng Chiết khấu] gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở và yêu cầu thanh toán

[6]Ngân hàng Mở trả tiền cho Ngân hàng Thông báo.

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ khi thanh toán bằng D/A

Trong trường hợp người XK đã thoả thuận trên hợp đồng là cho người NK trả chậm, nhưng người XK sau khi giao hàng lại đang cần tiền gấp, người XK sẽ nghĩ đến cách là sẽ chiết khấu [bán lại] bộ chứng từ cho Ngân hàng của mình.

Số tiền người XK nhận được thường nhỏ hơn giá trị lô hàng [do người XK phải trả phí chiết khấu cho ngân hàng, thường tính theo lãi suất thị trường].

Do người trả tiền thực sự cho lô hàng là người NK, nên rủi ro cho Ngân hàng XK khi họ chiết khấu/NK lại bộ chứng từ là rất cao. Cho nên, ngân hàng thường thực hiện hình thức chiết khấu truy đòi. Có nghĩa là: nếu cuối cùng người NK không trả tiền, thì ngân hàng sẽ đòi lại số tiền đã trả cho người XK trước đó. Và thường ngân hàng cũng không chiết khẩu 100% giá trị của bộ chứng từ.

Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán LC vào thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn.       

>>>> Bài viết tham khảo: Nội dung chi tiết của một Vận đơn [Bill of lading]

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các loại vận đơn để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học XNK ở Hà Nội và TPHCM tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các khóa học xuất nhập khẩu chất lượng, trung tâm Lê Ánh còn tổ chức các khóa học kế toán, bạn có thể tìm hiểu thêm: Học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu cũng khá đa dạng, và cũng có sự khác nhau theo từng trường hợp cụ thể. Trong bài viết này, tôi đã tóm tắt nội dung của những chứng từ phổ biến thường gặp trong hoạt động xuất nhập khẩu để bạn đọc tham khảo.

Mục lục bài viết:

  • Bộ chứng từ xuất nhập khẩu là gì ?
  • Chứng từ bắt buộc
    • CHIA SẺ BÀI NÀY NGAY:
    • BÀI VIẾT ĐÁNG XEM:

Bộ chứng từ xuất nhập khẩubao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu cho một lô hàng.

Cũng cần lưu ý, bộ chứng từ xuất nhập khẩu không hoàn toàn giống với bộ hồ sơ hải quan. Thông thường, hồ sơ hải quan [hàng thương mại] sẽ gồm tờ khai hải quan và một số chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, invoice, Packing List, C/O…

Dưới đây, tôi xin liệt kê những chứng từ xuất nhập khẩu phổ biến để các bạn có thể tham khảo thêm : 

Chứng từ bắt buộc

Đây là những giấy tờ tài liệu mà gần như bắt buộc phải có với tất cả các lô hàng.

  • Hợp đồng thương mại [Sale Contract] là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua & người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán v.v… 

Xem thêm : Hợp đồng ngoại thương – Sale Contract – Nội dung của hợp đồng ngoại thương

  • Invoice [Proforma Invoice hoặc Commercial Invoice]: chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi…

Xem thêm chi tiết về hoá đơn thương mại – Commercial Invoice là gì ?

  • Phiếu đóng gói hàng hóa [Packing List]: là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…
  • Bill of Lading [Vận đơn đường biển] : Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải [tàu biển hoặc máy bay]. Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.


Tìm hiểu chi tiết về Bill of Lading [Vận đơn đường biển] 

  • Tờ khai hải quan [Customs Declaration]: chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Chứng từ thường có

Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại.

  • Tín dụng thư [L/C]: thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu, trong đó cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ
  • Chứng từ bảo hiểm [Insurance Certificate]: bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng [ví dụ: CIF hay FOB], mà việc mua bảo hiểm do người bán hay người mua đảm nhiệm. Thực tế, nhiều chủ hàng không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.
  • Certificate of Origin [Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc]: là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Điều này quan trọng với chủ hàng, khi C/O giúp họ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, hay được giảm thuế. 
  • Chứng thư kiểm dịch [Phytosanitary Certificate]: Là loại chứng nhận do cơ quan kiểm dịch [động vật hoặc thực vật] cấp, để xác nhận cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Mục đích của công việc này là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé.

Xin chân thành cám ơn bạn!

Chủ Đề