Bé trai 6 tuổi nặng bao nhiêu kg năm 2024

Tuỳ theo độ tuổi, chiều cao và cân nặng của trẻ có sự khác biệt về con số. Chiều cao và cân nặng luôn đi đôi, tác động tương trợ, nếu một trong hai có sự chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khoẻ. Vậy trẻ 6 tuổi nên nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn, những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này?

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 6 tuổi theo WHO

Cân nặng và chiều cao là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Theo bảng đo chiều cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi sẽ có sự chênh lệch giữa bé trai và bé gái như sau:

  • Bé trai 6 tuổi sẽ có chiều cao đạt chuẩn là 116,5cm và cân nặng tương ứng là 20,6kg. So với giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, chiều cao ở độ tuổi này có sự giảm sút với chỉ số tăng chiều cao chỉ dao động từ 4 - 6cm/năm. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, chỉ số về chiều cao và cân nặng sẽ có bước phát triển vượt trội có thể tăng thêm 8 - 12cm/năm.
  • Khi bước vào độ tuổi lên 6, các bé gái sẽ có cân nặng là 20,6kg và chiều cao chuẩn là 115,5cm. So với các bé trai, khung xương của bé gái sẽ nhỏ hơn, dẫn đến sự chênh lệch về chiều cao. Ở thời điểm này tốc độ tăng trưởng về cân nặng và chiều cao có sự chững lại và sẽ tăng tốc khi bước vào giai đoạn vàng của dậy thì.

Bé trai 6 tuổi nặng bao nhiêu kg năm 2024
Bảng thống kê chiều cao và cân nặng của trẻ trong từng độ tuổi từ WHO.

Hai chỉ số chiều cao và cân nặng sẽ bị tác động và ảnh hưởng bởi chiều yếu tố như di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), vận động (20%) và môi trường sống, giấc ngủ, bệnh tật (25%). Chính vì thế, để trẻ sớm đạt chiều cao và cân nặng lý tưởng, tạo đà bứt tốc mạnh mẽ, các bậc phụ huynh nên sớm quan tâm trẻ ở mọi góc độ.

Quản lý cân nặng trung bình cho trẻ 6 tuổi

Rất nhiều phụ huynh có tâm lý nuôi con có cân nặng càng tăng cao, càng chứng tỏ con khỏe mạnh, phát triển tốt. Chính vì quan niệm sai lầm này, đã dẫn đến tình trạng trẻ em thành thị có chỉ số cân nặng lớn hơn so với trẻ em tại nông thôn. Trẻ em béo phì, thừa cân sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chiều cao và sức khỏe:

  • Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao…
  • Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn nội tiết tố.
  • Gia tăng tình trạng đau khớp xương, kìm hãm tốc độ phát triển chiều cao

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ có thể kể đến như từ gen di truyền, chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu điều độ, ít vận động. Với sự phát triển của xã hội, phụ huynh ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Thay vì những bữa ăn đa dạng các nhóm chất, trẻ lại có xu hướng tiếp nạp các nhóm thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, tinh bột, nhiều gia vị.

Song hành với thể trạng béo phì, trẻ em ngày nay cũng đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, dinh dưỡng kém do sự mải mê ham chơi, hệ tiêu hoá có vấn đề, cách chế biến các món ăn chưa đa dạng, không cung cấp đủ nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng dễ đối mặt với các nguy hiểm:

  • Trẻ chậm phát triển, thấp còi, rối loạn tiêu hoá
  • Trí nhớ và khả năng tư duy, sáng tạo bị ảnh hưởng
  • Trẻ có thể tử vong nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài

Để quản lý sức khỏe của trẻ ở từng độ tuổi, phụ huynh nên quan sát các chỉ số cân nặng và chiều cao. Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế để tầm soát sức khoẻ tổng thể cho trẻ, để từ đó có thể phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh và nhanh chóng điều trị tận gốc.

Cân bằng phát triển chiều cao và cân nặng cho trẻ 6 tuổi

Sự chênh lệch các chỉ số về chiều cao và cân nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tầm vóc tương lai sau này của trẻ nhỏ. Để đảm bảo các yếu tố phát triển bình thường cho trẻ, phụ huynh nên quan tâm tới 3 yếu tố quan trọng sau đây:

Trẻ 6 tuổi và chế độ dinh dưỡng đa dạng - cân bằng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trong độ tuổi lên 6 cần tiếp nạp đầy đủ các nhóm dưỡng chất để tạo bước đà tăng tốc trong giai đoạn dậy thì. Ở độ tuổi này, trung bình mỗi ngày trẻ cần hấp thụ khoảng 1360Kcal. Trong các bữa ăn hàng ngày, trẻ cần cung cấp đủ 4 loại nhóm chất quan trọng như tinh bột - chất béo - chất đạm - nhóm vitamin và khoáng chất.

Bé trai 6 tuổi nặng bao nhiêu kg năm 2024
Tạo cho trẻ có thói quen ăn rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Các phụ huynh nên tạo thói quen cho trẻ bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây. Hạn chế việc hấp thụ tinh bột, các loại thực phẩm nhiều đường, muối. Cách chế biến các món ăn, nên ưu tiên cách thức giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng như hấp, luộc, xào, chưng. Với những trẻ lười ăn rau hoặc trái cây, phụ huynh có thể thay đổi cách chế biến, tạo ra các món sinh tố, thức uống hoặc biến tấu trong các bữa ăn vặt. Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1200 - 1500ml, có thể kết hợp giữa nước lọc, nước ép, sinh tố.

Trong các bữa ăn hàng này, phụ huynh có thể chia nhỏ các bữa ăn giúp trẻ hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất. Khẩu phần ăn được phân chia đồng đều, không gây áp lực quá lớn, khiến trẻ sợ hãi, chỉ nên cho trẻ ăn vừa phải, không ăn no quá. Đồng thời, phụ huynh nên cung cấp cho trẻ bữa ăn sáng giàu dinh dưỡng, đây được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Bên cạnh những lưu ý trên, các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng các loại bánh kẹo, chứa nhiều chất đường, nước ngọt có gas. Đây là những loại thực phẩm khiến trẻ gia tăng cân nặng dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, kén ăn.

Trẻ 6 tuổi và các bài tập vận động

Đối với trẻ 6 tuổi, phụ huynh có thể chọn những bộ môn thể thao thích hợp với thể trạng và cân nặng. Phụ huynh nên tạo niềm vui, sự hứng thú và thói quen vận động đều đặn mỗi ngày, giúp trẻ nhanh chóng làm quen và luyện tập. Tần suất vận động nên tăng theo từng cấp độ, có thể dạo động từ 20 - 30 phút mỗi ngày.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bộ môn như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, các bài tập giãn cơ… Trong suốt quá trình luyện tập, phụ huynh nên bổ sung đủ lượng nước, chọn lựa các bộ trang phục có chất liệu thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.

Bé trai 6 tuổi nặng bao nhiêu kg năm 2024
Vận động mỗi ngày là cách giúp bé tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phát triển xương.

Vận động thường xuyên, có kế hoạch sẽ là cách hỗ trợ trẻ phát triển nhanh về chiều cao, duy trì cân nặng ở mức ổn định. Khi vận động xương sẽ có sự va đập, tạo nên các vết nứt, quá trình bồi đắp dinh dưỡng sẽ giúp cho các mô sụn và xương khớp được kéo dài ra nhiều hơn so với trẻ lười vận động. Tuy nhiên, phụ huynh nên có kế hoạch luyện tập vừa sức, không lạm dụng quá đà khiến trẻ nhanh mất sức, hết hứng thú trong các lần luyện tập về sau. Trẻ có thể vừa vận động, vừa hấp thụ hàm lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời, trong hai khung giờ là từ 6 - 8h sáng và từ 4 - 6h chiều.

Các bậc phụ huynh có thể thời gian biểu vận động thích hợp. Với 10 - 15 phút vào buổi sáng và 10 - 15 phút vào buổi chiều. Luyện tập thường xuyên mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cơ bắp cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Thế nên, trong một tuần các bậc phụ huynh có thể cho trẻ luyện tập tối 5 ngày và dành thời gian còn trống để nghỉ ngơi.

Trẻ 6 tuổi và những thói quen sinh hoạt cần thay đổi

Đối với các trẻ nhỏ, việc rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh là điều cần thiết. Phụ huynh nên tạo cho trẻ có môi trường sống và sinh hoạt trong lành, tránh xa sự ô nhiễm. Đây là điều kiện giúp trẻ tối đa tiềm năng tăng trưởng, hạn chế các loại bệnh tật truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Phụ huynh nên tạo cho trẻ có thói quen đi ngủ trước 10h tối và thức dậy sớm khoảng 6 - 6h30. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày, giúp cho trẻ tăng cường khả năng miễn dịch, cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục. Chưa kể, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến yên, kích thích hormone tăng trưởng sản sinh mạnh mẽ.

Để tạo cho trẻ có giấc ngủ chất lượng, phụ huynh nên quan tâm đến không gian phòng ngủ, âm thanh, vấn đề vệ sinh, ánh đèn. Hạn chế những thói quen xấu, ảnh hưởng đến giấc ngủ như cho trẻ ăn no trước giờ ngủ, sử dụng các thiết bị điện tử…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi

Trẻ 6 tuổi có nên dùng thực phẩm bổ sung không?

Trẻ ở độ tuổi lên 6 đã có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, khi bữa ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đầy đủ mọi nhóm chất. Tuy nhiên, trước khi tham khảo và sử dụng, phụ huynh nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ, chọn lựa những thương hiệu uy tín, chất lượng.

Các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi hấp thụ vào trong cơ thể trẻ sẽ mang lại khá nhiều lợi ích bất ngờ như:

  • Cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất còn thiếu hụt cho cơ thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ khoảng mạnh, phòng chống các bệnh vặt thông thường.
  • Bổ sung các dưỡng chất giúp duy trì cân nặng và phát triển chiều cao lý tưởng.
  • Hỗ trợ tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung, hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Phụ huynh nên ưu tiên các loại thực phẩm chức năng có thành phần thiên nhiên, an toàn và lành tính cho sức khỏe của trẻ trong thời gian dài sử dụng. Tuyệt đối không nên lạm dụng, cho trẻ uống quá liều hoặc uống không đủ liều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Đối với những trẻ thấp còi, trí nhớ kém và có giấc ngủ chập chờn, không sâu, phụ huynh có thể tham khảo dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe NuBest Tall Kids. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Hoa Kỳ với hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, được FDA kiểm nghiệm và cấp hành phép lưu hành tại 118 quốc gia trên thế giới.

Bé trai 6 tuổi nặng bao nhiêu kg năm 2024
Viên nhai hỗ trợ tăng chiều cao NuBest Tall dành cho trẻ em từ 2 - 9 tuổi.

Bảng thành phần sản phẩm có hơn 16 loại vitamin và khoáng chất. Chẳng hạn như vitamin A (Beta Carotenne), vitamin B1 (Thiamine HCl), vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B3 (Niacinamide), vitamin B6 (Pyridoxine HCl), vitamin B12, vitamin C, vitamin D3 (Cholecalciferol), vitamin E (D-alpha Tocopheryl Succinate), vitamin K2, folate (Acid folic), biotin, canxi, magie, kẽm, đồng. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ tăng chiều cao, bồi bổ cơ thể, tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cần lưu ý gì khi muốn phát triển cân nặng chiều cao cho trẻ 6 tuổi?

Để trẻ ở độ tuổi lên 6 có thể phát huy các chỉ số cân nặng và chiều cao lý tưởng, các bậc phụ huynh nên chú ý một vài điều như sau:

  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Khuyến khích con vận động thể dục thể thao mỗi ngày và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  • Tạo môi trường tốt và thuận lợi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như thể chất - tinh thần - trí não.
  • Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chức năng phù hợp với nhu cầu và độ tuổi. Ưu tiên các thương hiệu nổi tiếng, có giấy chứng nhận, đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe của trẻ.
  • Đa dạng khẩu phần ăn, cũng như cách chế biến giúp tạo sự kích thích và hứng thú của trẻ. Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, không có dư lượng thuốc trừ sâu và hormone tăng trưởng.
  • Tích cực tham gia các hoạt động vận động ngoài trời cùng con.
  • Quan tâm, lắng nghe và trò chuyện nhiều hơn với các bé để phụ huynh có thể nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Với bài viết trẻ 6 tuổi nên đạt cân nặng bao nhiêu là chuẩn, Sức khỏe gia đình hy vọng đã mang đến những thông tin, kiến thức hữu ích, giúp cho các phụ huynh trong quá trình nuôi con cao khoẻ. Đừng quên theo dõi trang web mỗi ngày để phụ huynh có thể cập nhật những thông tin, mẹo vặt và các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình nhé!

Bé gái 6 tuổi cân nặng bao nhiêu là đủ?

Bé gái, bé trai 6 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm theo chuẩn WHO?.

Bé 7 tuổi cân nặng bao nhiêu?

Tuổi Cân nặng Chiều cao
6 tuổi 44.0 lb (19.96 kg) 45.5" (115.5 cm)
7 tuổi 49.5 lb (22.45 kg) 47.7" (121.1 cm)
8 tuổi 57.0 lb (25.85 kg) 50.5" (128.2 cm)
9 tuổi 62.0 lb (28.12 kg) 52.5" (133.3 cm)

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO mới nhấtwww.nhathuocankhang.com › ban-tin-suc-khoe › bang-tieu-chuan-can-na...null

Bé gái 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Các chỉ số cơ bản của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi Thông thường, trong giai đoạn này, trẻ sẽ nặng khoảng từ 6 - 9 kg đối với bé trai, 5.5 - 8.5 kg đối với bé gái. Nếu cân nặng thấp hoặc cao hơn ngưỡng kể trên, bạn hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé, hạn chế tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì nhé.

Bé gái 9 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bé trai 9 tháng có cân nặng trung bình trong khoảng từ 8.1 đến 10 kg, và bé gái 9 tháng có cân nặng trung bình trong khoảng 7.3 - 9.3 kg.