Biswaroop roy chowdhury là ai

GD&TĐ -Hôm nay [18/12], báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò, diễn ra chương trình tọa đàm Học sâu nhớ lâu từ vựng cùng PMS cùng kỷ lục gia guinness về trí nhớ Tiến sĩ, Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhury.

Chương trình do báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò và Trung tâm Anh ngữ Langmaster phối hợp tổ chức.Tiến sĩ, Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhury là tác giả của hai cuốn sách đang được Trung tâm Anh ngữ Langmaster phát hành độc quyền tại Việt Nam là Ứng dụng siêu trí nhớ trong học tập và Học sâu nhớ lâu từ vựng cùng PMS.

Diễn giả của chương trình Tiến sĩ, Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhury là Tổng Giám đốc Tổ chức kỷ lục Châu Á, Chủ tịch Tổ chức kỷ lục Ấn Độ, Kỷ lục gia duy nhất giữ 2 kỷ lục Guinness thế giới về năng lực não bộ và cơ thể.

Ông là tác giả hơn 25 cuốn sách về tâm trí và cơ thể. Tiểu sử của ông được ghi trong sách Who’s Who in the World phiên bản 2013. Ông đã thành công với trên 2.000 hội thảo tại hơn 200 thành phố trên toàn thế giới.

 Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ, Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhury đã giới thiệu Phương pháp ghi nhớ bằng PMS [Personal Meaning System – Hệ thống ý nghĩa cá nhân] do ông nghiên cứu và phát triển.

Đây là phương pháp rất hiệu quả để ghi nhớ ý nghĩa của từ vựng bằng cách tạo ra vô số “liên kết” trong não của người học. Phương pháp này đã được triển khai tại hệ thống trung tâm Anh ngữ Langmaster và đem lại kết quả vượt bậc cho người học.

Cuốn sách Học sâu nhớ lâu từ vựng cùng PMS với những bài học thú vị, sinh động, trực quan sẽ cung cấp cho bạn đọc không chỉ là phương pháp học tiếng Anh mà còn là cách tư duy, tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, giúp cho từ vựng đi sâu vào trí nhớ của bạn.

Cuốn sách gồm 4 chương: Chương 1: Đặt vấn đề; Chương 2: Nguyên nhân gốc rễ; Chương 3: Lý thuyết về hệ thống PMS; Chương 4: Ứng dụng PMS trong học từ vựng tiếng Anh.

Cuốn sách Ứng dụng siêu trí nhớ trong học tập nhằm chỉ cho bạn đọc cách tận dụng trí nhớ của mình và ứng dụng nó vào thực tế. Với các kinh nghiệm đúc rút từ bản thân và nghiêm cứu thực tế xã hội, tác giả TS. Biswaroop Roy Chowdhury mang đến cho bạn hệ thống rèn luyện trí nhớ giúp tăng cường khả năng quan sát, khả năng tập trung và khả năng phân loại, nhờ đó trí nhớ của bạn có thể lưu trữ mọi thực tế mà không tốn nhiều công sức.

Cuốn sách gồm 9 chương: Chương 1: Công thức trí nhớ bí mật; Chương 2: Đừng bao giờ quên các cuộc hẹn; Chương 3: Làm thế nào để suy nghĩ như một thiên tài trí nhớ; Chương 4: Ghi nhớ nghĩa các từ tiếng Anh; Chương 5: Phương pháp 3 bước để thực hiện một bài thuyết trình xuất sắc; Chương 6: Trí nhớ thông thái trong chính tả; Chương 7: 10 mẹo để tăng 10% điểm trong mọi kì thi.

Tặng kèm mỗi cuốn sách là các cơ hội được nhận: DVD học tiếng Anh giao tiếp dành cho người mất gốc, thẻ kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí tại Langmaster, thẻ trải nghiệm phương pháp học tiếng Anh hiện đại nhất tại Langmaster.

* Bạn mong muốn sở hữu cuốn sách “Học sâu nhớ lâu từ vựng cùng PMS” của Tiến sĩ Chowdhury người duy nhất trên thế giới nắm giữ 2 kỷ lục về Năng lực não bộ và Cơ thể thì Comment SĐT để được tư vấn miễn phí bạn nhé.

Ngọc Trang

Nguồn báo : //giaoducthoidai.vn/tre/hoc-sau-nho-lau-tu-vung-cung-pms-cung-ky-luc-gia-guinness-ve-tri-nho-3909930-v.html 

Là người duy nhất giữ kỷ lục thế giới cả về cơ bắp lẫn trí óc, thế nhưng, chia sẻ về những khả năng tuyệt vời của mình, kỷ lục gia thế giới người Ấn Độ, Biswaroop Roy Chowdhury giản dị cho rằng ai cũng có thể làm được như anh nếu tự tin và... biết kiên trì rèn luyện đúng cách.

Tại hội trường nhỏ của Trường Trung cấp Du lịch Saigontourist, Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, ông Lê Trần Trường An “bật mí” với một số báo giới rằng, lần này, Biswaroop Roy Chowdhury sẽ không chỉ biểu diễn trí nhớ siêu phàm mà đã “chịu” đồng ý chia sẻ một phần bí quyết giúp ông ta đạt được kỷ lục thế giới.

Biswaroop Roy Chowdhury mở đầu câu chuyện bằng sự hài hước về chính cái tên của mình, vị Tổng Giám đốc của Tổ chức Kỷ lục châu Á bảo tên mình quá dài, khó đọc nên mọi người cứ gọi là Bi cho thân thiện và dễ nhớ. Theo yêu cầu của Bi, một chiếc bảng trắng và cây viết mực đã được chuẩn bị sẵn. Cả 30 vị khách có mặt đều được yêu cầu nói ra bất kỳ một đồ vật nào mình bắt gặp trong ngày. 30 đồ vật được Bi liệt kê lên bảng theo số thứ tự. Điều kỳ diệu là không cần nhìn vào bảng chữ, chỉ cần người tham dự nói tên đồ vật, ngay tắp lự, Bi đều có thể đọc chính xác số thứ tự hoặc ngược lại. Thử thách thứ hai. Mỗi người đọc ngày tháng năm sinh, cũng ngay lập tức, Bi chỉ ra chính xác đó là ngày thứ mấy trong tuần... Điều lạ là anh thực hiện các yêu cầu này đều rất nhẹ nhàng, không chút căng thẳng.

Kỷ lục gia thế giới về trí nhớ Biswaroop Roy Chowdhury biểu diễn tài năng trước các quan khách tại Việt Nam.

Trước sự thán phục và thắc mắc của tất cả mọi người trong khán phòng, Tổng Giám đốc của Tổ chức Kỷ lục châu Á cho biết, những điều anh làm được thì mọi người đều có thể làm được[?!]. Tất nhiên, anh không thể nói suông. Chiếc bảng trắng và cây bút được yêu cầu đưa trở lại. Thực không may, người phiên dịch không biết nên vô tình đã xóa mất. Câu chuyện tưởng chừng bế tắc nhưng Bi đã cười hiền lành bảo người phiên dịch đang lúng túng cầm lấy cây bút, Bi sẽ đọc chính xác tên từng đồ vật theo đúng thứ tự trước đó. Quả thực, 30 đồ vật được sắp xếp trên bảng như vị trí ban đầu. Có khác chăng là Bi yêu cầu tất cả mọi người cùng tưởng tượng vị trí cụ thể có thể sắp xếp từng đồ vật ở xung quanh căn phòng. Khả năng ghi nhớ của từng người được kiểm nghiệm. Kết quả thực bất ngờ, hầu hết các đồ vật được người tham dự nhớ khá chính xác, có thể kiểm chứng lại theo đúng cách đã kiểm tra Bi trước đó.

Sở hữu trí nhớ siêu việt,  Biswaroop Roy Chowdhury còn là kỷ lục gia nổi tiếng thế giới khi nắm kỷ lục về cơ bắp, có thể thực hiện đến 168 lần chống đẩy trong vòng chỉ 1 phút. Nhưng, Bi chia sẻ rằng ngay từ năm 4 tuổi bị hở van tim, Bi buộc phải trải qua một ca phẫu thuật rất khó khăn. Tỷ lệ thành công chỉ chiếm 50% bởi theo bác sĩ, thể chất của cậu bé và tim đều rất yếu. Phẫu thuật thành công nhưng hệ lụy còn dài lâu. Vì vậy, trong suốt thời niên thiếu, dù đã học tập, làm việc chăm chỉ nhưng kết quả của Bi hầu như chỉ đạt mức trung bình. Trầy trật mãi chàng thanh niên cũng vào được đại học. Cuộc đời Bi chỉ thực sự thay đổi khi ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu dấn thân đến với kỷ lục thế giới.

Với một người có thể chất bình thường, việc phá kỷ lục thế giới về chống đẩy đã là điều kỳ diệu, với Bi, điều đó còn khó hơn. Kể lại kỷ niệm về thời điểm phá kỷ lục thế giới, Bi cho biết, “bí quyết” nằm ở sức mạnh tâm trí. Khi thực hiện, anh đặt hết niềm tin và tự nhủ chắc chắn mình sẽ làm được. Và, kết quả đã nằm ngoài sức tưởng tượng.

Việc phá kỷ lục về khả năng trí nhớ sau này của Bi cũng tương tự như thế. Chỉ cần 3 tiếng đồng hồ, Bi đã có thể học thuộc và nói chính xác thứ, ngày tháng trong vòng 300 năm đổ lại. Theo Bi, não bộ con người có khả năng kỳ diệu. Nếu chỉ đọc đơn thuần, khả năng nhớ rất yếu, kết hợp nghe và nhìn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đặt mục tiêu ghi nhớ điều gì đó, anh đều cố gắng tưởng tượng hình dáng, kích thước, hoạt động có thể, vị trí kèm theo... Tất nhiên, đây mới chỉ là một phần bí quyết mà kỷ lục gia thế giới tiết lộ trong khoảng thời gian có hạn. Nhưng, anh không muốn giữ cho riêng mình. Bi cũng chia sẻ rằng, nhìn các bạn học sinh, sinh viên hiện nay vất vả ôn bài, học bài mỗi kỳ thi thấy rất thương. Nếu biết cách rèn luyện trí nhớ, chắc chắn việc học bài sẽ đỡ vất vả hơn. Vì thế, gần đây anh đã thành lập hệ thống trường đào tạo, giúp học viên cách rèn trí nhớ. Riêng với Việt Nam, Bi đã đồng ý bảo trợ cuộc thi Kỷ lục trí nhớ Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam tổ chức. Cuộc thi vừa chính thức được phát động. Tuy nhiên, đây chỉ là tiền đề để xúc tiến thành lập các “trường” rèn luyện trí nhớ dành cho người Việt Nam trong tương lai gần

N.Nguyễn

Tại buổi gặp gỡ, tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury đã giao lưu, trả lời câu hỏi của phóng viên, nhà báo và các bạn trẻ tham dự chương trình, như: Làm thế nào để nhà báo có trí nhớ tốt hơn? Trong thời đại internet phát triển thì có cần thiết phải rèn luyện trí nhớ quá nhiều? Cách để quên những điều cần quên và nhớ những điều cần nhớ?... đã được tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury trả lời một cách hấp dẫn, thú vị.

Trao đổi với đông đảo sinh viên thủ đô tại chương trình, Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury chia sẻ: “Tôi tự hào là người nắm giữ kỷ lục Guinness thế giới về trí nhớ, và quan trọng hơn, tôi đã có một khám phá cốt yếu.

Khi đối mặt với các thông tin để ghi nhớ, trí não sẽ không hoạt động trừ khi bạn làm nó hoạt động. Tuy nhiên, nếu bạn biết được quy luật hoạt động của trí não và quyết tâm sử dụng nó, kết quả đạt được sẽ thật phi thường…"

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury cho rằng mục đích của cuốn sách “Ứng dụng siêu trí nhớ trong học tập” nhằm chỉ cho bạn cách tận dụng trí nhớ của mình và ứng dụng nó vào thực tế. Hệ thống rèn luyện trí nhớ của tôi sẽ cho bạn một chìa khóa tới trí nhớ, bạn có thể áp dụng trong bất kỳ tính huống kinh doanh hay trong cuộc sống xã hội nào…”.

Cuốn sách này có 9 chương, bao gồm các nội dung: Công thức trí nhớ bật mí; Đừng bao giờ quên các cuộc hẹn; Làm thế nào để suy nghĩ như một thiên tài trí nhớ; Ghi nhớ nghĩa của các từ tiếng Anh; Phương pháp ba bước để thực hiện một bài thuyết trình xuất sắc; Trí nhớ thông thái trong chính tả; 10 mẹo để tăng 10% điểm trong mọi kì thi; Ứng dụng phương pháp trí nhớ trong nghiên cứu kinh doanh; Tệp video giúp đạt được tất cả các mục tiêu trong cuộc sống…

Cuốn sách này còn được tác giả giới thiệu chính xác kỹ thuật ghi nhớ giúp bạn ngay lập tức có trải nghiệm sự ghi nhớ hoàn hảo trong bất kỳ tình huống kinh doanh hay giao tiếp xã hội.

Đặc biệt, cuốn sách có thể giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng, để tập trung tốt nhất cho việc hoàn thành công việc, học tập, tăng khả năng sáng tạo, hiệu suất làm việc và điểm số trong học tập.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury là Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Châu Á, Chủ tịch Tổ chức kỷ lục Ấn Độ, Kỷ lục gia duy nhất giữ 02 kỷ lục Guinness thế giới về năng lực não bộ và cơ thể. Ông là tác giả của hơn 25 cuốn sách về tâm trí và cơ thể. Tiểu sử của ông được ghi trong sách “Who’s Who in the World” phiên bản 2013. Ông đã thành công với trên 2.000 hội thảo tại hơn 200 thành phố trên toàn thế giới. Siêu trí nhớ là phương pháp rèn luyện trí não được nghiên cứu và phát triển bởi tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury. Chương trình này đã sử dụng những phương pháp và kỹ thuật đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để rèn luyện trí nhớ, sự tập trung cũng như sức khỏe cho não bộ.

Video liên quan

Chủ Đề