Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức gồm Cả nước chia làm bao nhiêu lộ

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

Đáp án chính xác

B. Vừa trung ương tập quyền, vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

Xem lời giải

Mục lục

1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

1.1. Chính quyền trung ương

Trong thời kỳ Lý Trần, nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập trung quyền lực chưa cao, quyền lực ấy bị hạn chế bởi Hoàng thân quốc thích và bộ phận trung khu [cơ quan Nhà nước và chức vụ Nhà nước trung gian trọng yếu] được trao quyền hành rất lớn, có vai trò hạn chế quyền lực Nhà vua như Tể tướng, Á tướng, các chức quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, Tam tư.

Các quan đại thần: gồm 9 quan văn và 3 quan võ, trong đó: Tam thái [Thái sư, Thái phó, Thái bảo], Tam thiếu [Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo], Tam tư [Tư đồ, Tư mã, Tư không]; Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.

Ngoài các chức quan này ở triều đình lúc bấy giờ còn có 2 chức quan Tả hữu gián nghị đại phu để can gián nhà vua và đàn hoặc các quan khác, cùng các chức Điện học sỹ và Hàn lâm học sỹ là các chức quan chuyên thảo chiếu biểu của nhà vua do các bậc danh Nho đảm nhiệm. Các cơ quan này có chức năng tư vấn cao cấp của nhà vua đồng thời trước những quyết định quan trọng nhà vua thường hỏi ý kiến các quan đại thần.

– Các bộ: Về cơ bản các bộ dưới thời Lý, Trần đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, chức phó thị lang.

– Các cơ quan chuyên môn: các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp nhà vua quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau gồm các đài, viện, giám, phủ [Hàn lâm viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Thẩm hình viện, Thái y viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tam tư viện, Quốc tử giám, Quốc học viện, Giảng võ đường].

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

1.2. Chính quyền địa phương

Bộ máy nhà nước dưới thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ [miền xuôi] và các Châu Ổ [miền núi], đứng đầu là các tri phủ, tri châu. Dưới cấp phủ, châu là cấp xã.

Năm 1242, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp. Cao nhất là Lộ, đứng đầu mỗi lộ là An phủ chánh sứ; dưới Lộ là các phủ, châu đứng đầu là các Tri phủ và chuyển vận sứ; dưới Phủ, Châu là các Xã, đứng đầu mỗi xã là Đại, Tiểu tư xã, xã chính.

Năm 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được tổ chức: nước chia thành lộ, lộ chia thành phủ, đứng đầu phủ là Trấn phủ sứ, có phó Trấn phủ sứ giúp việc. Phủ chia thành các châu, đứng đầu là Thông Phán, chức phó là Thiêm phán. Châu được chia thành các huyện, đứng đầu huyện là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc. Huyện chia thành xã, đứng đầu xã là xã quan do triều đình bổ nhiệm gọi là xã Chính. Mỗi xã gồm nhiều “giáp”, nhưng cũng như ở triều Lý, giáp không phải là đơn vị chính của làng xã. Các liên xã và các chức quan đi kèm cũng được bãi bỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn này nhiều lộ ở gần miền biên giới hay các địa điểm quan trọng đã được họp lại thành “hạt” và các quan văn đứng đầu mỗi hạt là tổng quản hay thái thú, các chức quan này được trao cho quyền hành rất rộng.

1.3 Tổ chức quân đội:

Tổ chức quân đội được quan tâm đặc biệt vì chiến tranh ngoại xâm là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên diễn ra, nên quân đội được tổ chức rất chặt chẽ, trang bị đầy đủ và có tinh thần chiến đấu cao, gồm: quân cấm vệ và quân ở các lộ. Quân cấm vệ là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành, đây là đội quân tinh nhuệ nhất được tuyển lựa cẩn thận và huấn luyện chu đáo.Quân ở các lộ được tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh [18 tuổi] có chức năng canh phòng, bảo vệ phủ, lộ, châu. Ngoài quân đội của nhà vua, các vương hầu và tri phủ còn có lực lượng gia binh, lực lượng này được sử dụng khi cần thiết và dưới sự kiểm soát của Quân vương hầu.

Về phương thức tuyển quân, từ thời Lý, nghĩa vụ binh dịch đã được đặt ra với chế độ đăng ký hộ khẩu và tuyển lính chặt chẽ, chính sách “ngụ binh ư nông” được đặt ra nhưng không áp dụng với quân cấm vệ.

1. Bộ máy nhà nước thời Trần

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước rất chặt chẽ,cụ thể, quyền lực của vua càng mạnh, dễ điều khiển cấp dưới.

Ở thời Trần, Vua là người nắm giữ mọi quyền hành nhưng trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu, hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của hai Vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước. Trong thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.

Bộ máy địa phương: Sau khi trải qua hai lần cải cách, bộ máy chính quyền nhà Trần được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..

Chế độ tuyển chọnbinh línhcũng được các vua nhà Trần đặc biệt quan tâm chú ý. Các cuộc tuyển chọn dành cho trai tráng trên 18 tuổi được tổ chức thường niên.

Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có điểm khác so với thời Lý:

Thời Lý

Thời Trần

- Chia cả nước làm 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu.

- Đứng đầu là các chức tri phủ, tri châu giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.

- Chia cả nước thành 12 lộ

- Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ. Từ châu đến huyện, xã đều có người đứng đầu [tri phủ, tri châu, tri huyện, xã quan].

So sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần

Bộ máy nhà nước thời Lý

Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong các thế kỷ XI – XIII [từ 1010 – 1225] là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất, trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất của nhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình tuyển chọn được quản lý vô cùng gắt gao.

Bộ máy trung ương: Đứng đầu là Vua chuyên chế, quan trong triều đình được chia làm hai ngạch: quan văn và quan võ. Quan văn giữ trọng trách về hành pháp, đứng đầu là Thái Thư, quan võ nắm giữ tề binh, đứng đầu là Tể Tướng.

Bạn đang xem: Tổ chức bộ máy nhà nước thời lý

Bộ máy cấp địa phương: Dưới thời Lý, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: “lộ – trại” [đứng đầu là Thông phán – Chủ trại]; “phủ – châu” [Tri phủ – Tri châu] và hương, xã, sách. Nhìn chung dưới thời Lý, các cấp cơ sở chưa thực sự được quan tâm, đốc thúc.

Tổ chức quân đội được đặc biệt quan tâm, các cuộc tuyển chọn được diễn ra hằng năm với chính sách chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm tìm ra những thanh niên trai tráng bảo vệ kinh thành.

Bộ máy nhà nước thời Trần

Ở thời Trần, Vua là người nắm giữ mọi quyền hành nhưng trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu, hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của hai Vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước. Trong thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.

Bộ máy địa phương: Sau khi trải qua hai lần cải cách, bộ máy chính quyền nhà Trần được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..

Chế độ tuyển chọn binh lính cũng được các vua nhà Trần đặc biệt quan tâm chú ý. Các cuộc tuyển chọn dành cho trai tráng trên 18 tuổi được tổ chức thường niên.

Video liên quan

Chủ Đề