Bột mì lứt là gì

Bột mì lứt là bột mì nguyên cám được xay mịn. Sản phẩm còn giữ lớp cám chứa nhiều vitamin và vi chất của lúa mì. Thích hợp để làm các loại bánh mì, bánh xèo, bánh rán,... HSD: xem trên bao bì. Gói 500g

Xem tất cả

thungcartoncu107daotan

Đóng gói kém, vừa nhấc gói bột mỳ lên thì tung tóe hết cả ra thế này. Shop cần chú ý về bao bì bên ngoài của sản phẩm nhé.

2019-10-07 18:15

zenvn

Chưa thử sản phẩm, nhưng khi nhận được thùng hàng thì túi bột bị vỡ tung toé, hơi thất vọng 😔

2020-01-20 11:46

linh1986tb

2021-08-22 10:04

BỘT MỲ LỨT - Dinh dưỡng từ thiên nhiên

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Chi tiết sản phẩm

Gửi từ

BỘT MÌ LỨT tại kệ hàng THUẬN NHIÊN QUÁN 💥 Bột mì lứt còn gọi là bột mì nguyên cám. Tất cả các thành phần trong ngũ cốc [cám, mầm, nội nhũ] đều được sử dụng và không có gì bị mất mát trong quá trình làm bột. 💥 Bột mì lứt chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với bột mì tẩy trắng, là nguồn cung cấp canxi, sắt, chất xơ và các khoáng chất khác như selen... 💥 Bột mì lứt sạch, không hóa chất bảo quản. 💥 Cách dùng: Dùng để làm bánh mì, bánh rán, bánh bao, pizza, mỳ căn... 💥 Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. 👉 Giá: 55k/kg 🍀 THUẬN NHIÊN QUÁN - Sản phẩm từ Thiên Nhiên 🍀 Liên hệ: Hồng Nga - 098.160.9160 Yến Luna - 0388.174.024 🍀 Địa chỉ: 22E2 Ngõ Kiến Thiết, 350 Đường Khâm Thiên, Phường Thổ Quan, Quận Đống Đa, Hà Nội. [Đi qua cổng vòm 22 ngõ Kiến Thiết khoảng 30m, cửa hàng ở bên tay trái].

Xem tất cả

Mua ngay

Bột gạo và bột mì đều là 2 loại bột thông dụng được dùng để làm bánh, tuy nhiên có nhiều người không biết liệu 2 loại bột có giống nhau không và có thể thay thế nhau được không. Để giải đáp thắc mắc của các bạn, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại bột này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bột gạo

Bột gạo

Bột gạo hay còn gọi là tinh bột gạo là loại bột được làm từ việc xay mịn những hạt gạo, sau khi ngâm nước. Bột gạo hiện là chất thành phần quen thuộc trong các loại thực phẩm quen thuộc của người Việt hay người Châu Á, nhiều loại bánh truyền thống đều xem bột gạo là thành phần chính.

Quan trọng hơn, bột gạo hoàn toàn không chứa gluten. Vì vậy, điều này là hoàn hảo cho những người bị dị ứng gluten. Bột gạo cũng có thể được dùng để thay thế cho bột mì.

Bột gạo hiện là một trong những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với mọi người dân Việt. Loại bột này được say từ nhiều loại gạo khác nhau nên sẽ cho ra loại bột khác, hiện được phân thành 3 loại bột gạo sau:

Bột gạo tẻ

Bột gạo tẻ là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ, có màu trắng đục và hơi sạm thường dùng để nấu cơm hàng ngày. Loại bột gạo tẻ được sủ dụng phổ biến từ miền Bắc vào Nam, chế biến các loại bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái hay bánh giò……phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Bột gạo nếp

Trong khi đó, bột gạo nếp là loại bột được làm từ hạt gạo nếp là loại gạo được sử dụng để làm món xôi và chè. Bột gạo nếp có màu trắng tự nhiên, mịn và dễ bị dính tay. Cá món ăn phổ biến từ loại bột này đó là bánh gai, bánh khúc hay các loại bánh rán.

Bột gạo lứt

Bột gạo lứt là loại bột được làm từ gạo lứt, không chưa bất kỳ một thành phần phụ gia nào khác. Loại bột này có màu nhạt cho đến màu nâu sẫm, vị béo và hương thơm đặc trưng của gạo nứt. Đặc biệt, loại bột gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thông thường nên ngoài việc chế biến các món thì nó còn được sử dụng trong mục đích chữa bệnh.

2. Tìm hiểu về bột mì

Bột mì

Bột mì hay Bột lúa mì là một loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì và được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong quy trình sản xuất bánh mì. Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với các loại bột khác.

Người ta sản xuất bột mì bằng cách xay nghiền hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì [nội nhũ] được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp [ra thành phẩm là bột mì].

Ngoài ra, bột mì có thể được bổ sung một số thành phần khác vì các mục đích công nghệ như:

  • Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen hay từ hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng thực phẩm thích hợp.
  • Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.

3. Sự khác nhau giữa bột mì và bột gạo

So sánh bột mì và bột gạo

Bột gạo và bột mì đều là những nguyên liệu khá quen thuộc hiện nay, tuy cả hai đều là tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột hoàn toàn khác.

Từ bột mì có thể sản xuất được nhiều loại thức ăn như: mì sợi, vằn thắn, bánh bao, bánh mì, bánh quy, bánh gato……Còn dùng bột gạo có thể làm được các loại bánh tẻ, bánh ngọt, vừa nhẹ vừa cứng, không có tính đàn hồi như bánh mì hay bánh bao.

Điều này liên quan đến các protein trong bột gạo và bột mì. Trong bột gạo có chứa từ 7-8% chủ yếu là các loại protein tan trong nước. Còn ở bột mì có từ 8-15% protein, trong đó 4/5 loại protein không tan trong nước.

Hơn nữa bột gạo hoàn toàn không chứa gluten thì bột mì có chứa gluten. Do đó, những người bị bệnh celiac hoặc dị ứng liên quan đến gluten không thể tiêu thụ bột mì.

Một sự khác biệt khác giữa bột gạo và bột mì là hàm lượng calo của chúng. Bột gạo có hàm lượng calo cao hơn đáng kể so với bột mì.Tính đàn hồi của bột mì làm cho nó phù hợp với các loại bánh nướng, còn bột gạo không phù hợp lắm để làm bánh mì hoặc bánh ngọt.

Từ đó, các món ăn chế biến từ hai loại bột này sẽ có đặc điểm khác nhau. Vậy bột gạo và bột mì có giống nhau không? Câu trả lời là “ không”. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn loại bột phù hợp khi chế biến thức ăn.

Như vậy qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về 2 loại bột này từ đó biết lựa chọn loại bột phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các loại bột làm bánh ở đây nhé.

Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Tags: bột mì và bột gạocác loại bột

Khi làm bánh nói chung và bánh mì nói riêng, chúng ta có thể dùng bột mì trắng hoặc bột mì lứt nguyên cám [wholewheat]. Điều dễ nhận thấy là ở bột mì lứt, bánh nở ít hơn, nặng hơn và kết cấu không được mềm mịn như bánh làm với bột mì trắng. Bài viết này sẽ phần nào làm sáng tỏ lý do cho sự khác biệt này ở góc nhìn khoa học.

Nền tảng của bất kỳ bánh mì tốt là gluten – mạng lưới các protein hình thành khi bột mì được nhào với nước. Gluten là những gì tạo thành cấu trúc cho ổ bánh. Gluten cũng hoạt động để giữ khí từ men/bột nổi và hơi nước sinh ra. Nhưng khi nói đến gluten, bột mì lứt hoạt động khác hơn so với bột mì trắng [all purpose flour – loại bột mì đa năng, làm bánh mì, bánh muffin, cupcake đều được].

Những sự khác biệt này rất quan trong. Các cạnh sắc bén của các sợi cám cắt đứt sợi gluten và làm chúng suy yếu, làm cho bột ít có khả năng để chứa khí khi nướng. Tại sao? Gluten được hình thành bởi glutenin và gliadin. Các chất này liên kết với nhau và hình thành các túi. Khi khí hình thành từ men/bột nổi, bánh mì nở, nhưng bởi vì cám có độ sắc, nó cắt lỗ thông qua các sợi gluten. Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng để thổi phồng một quả bóng đầy lỗ nhỏ, và bạn sẽ hiểu tại sao bột mì lứt ít nở.

Hơn thế nữa, gluten được hình thành bởi các bởi các nguyên tử lưu huỳnh trong các protein được kết dính với nhau. Glutathione, có trong phôi, nó cũng có chứa các nguyên tử lưu huỳnh, và nó sẽ “kết hợp” với glutenin hoặc gliadin, khiến chúng không tạo ra gluten được. Nói cách khác, sự có mặt của phôi làm giảm lượng gluten.

Tuy nhiên về khía cạnh dinh dưỡng, bánh mì lứt hay có nơi gọi là bánh mì đen lại tốt hơn rất nhiều vì:

– Có chỉ số đường huyết thấp hơn, không gây hại cho người bênh tiểu đường

– Không sinh nhiều axít cho máu như bột mì trắng

– Thành phần dinh dưỡng cao hơn bột mì trắng vốn đã bị mất hơn một nửa vitamin B1, B2, B3, E, folic acid, calcium, phospho, kẽm,đồng,sắt và chất xơ

– Không bị nhiễm chất hóa học trong quá trình tẩy trắng bột

– Năng lượng dương hơn

– No lâu hơn cho nên ăn ít hơn, không lo tăng cân

– Hương vị đậm đà và ngon hơn

– Nhào bột ít dính tay

Ngoài lúa mì ra, những loại hạt khác có chứa gluten không?
Thường khi nói tới gluten, ta nghĩ ngay đến bột mì [làm từ cây lúa mì], nhưng cũng có những hạt khác chứa gluten như:

  • Lúa mạch đen [rye], chứa ít gluten và có mùi rất mạnh. Thường bột lúa mạch đen ít khi được sử dụng một mình, nhưng nó là loại bột duy nhất không phải làm từ lúa mì có thành phần gluten thích hợp để làm bánh mì. Bột lúa mạch đen thường được trộn với loại bột mì có gluten cao để tạo ra loại bánh mì có độ xốp hơn.
  • Đại mạch [barley], là một lọai ngũ cốc thu hoạch từ loại cỏ Hordeum vulgare. Đại mạch có chứ đầy đủ 8 loại amino acid thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
  • Ngoài ra, còn những thành phần khác của lúa mì được sử dụng trong bánh trái và thực phẩm khác, nhưng không được gọi là bột mì, có thể kể đến: – Cám [Bran]: Thành phần thường được sử dụng trong bột ngũ cốc và bánh mì nguyên cám – Mầm lúa mì [wheatgerm]: với thành phần giàu vitamin nhóm B, dầu và vitamin E, thường được dùng trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng như sản phẩm trong ngành công nghiệp bánh kẹo – Riêng bột mì cũng có những tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại lúa mì hoặc cách thức xay xát, ví dụ như : – Lúa mì cứng [Durum wheat]: một loại lúa mì có hạt cứng nhất. Thường được dùng để sản xuất pasta – Lúa mì Spenta [spelt]: gần giống với lúa mì hiện đại, phổ biến ở thời trung cổ, ngày nay được xem như là một loại thức ăn tốt cho sức khỏe. – Semolina: là một loại hạt riêng biệt, được xay xát thành những hạt to hơn bột bình thường, sử dụng để sản xuất pasta

    – Với bột mì lứt này, bạn có làm được đủ loại bánh vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng mà không sợ mập!

Nguồn: Siêu tầm

Bột mì nguyên cám hữu cơ Sottolestelle không chỉ có thành phần dinh dưỡng cao, bánh mì làm từ bột mì nguyên cám còn nhiều ưu điểm khác như: chỉ số đường huyết thấp hơn, không gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường, không sinh nhiều axít cho máu,… Đây còn là loại thực phẩm lý tưởng cho những người muốn giảm cân.

Video liên quan

Chủ Đề