Review công việc tín dụng ngân hàng

LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Nguyễn Thị Thủy - Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp, PGD Đặc Thù Cửa Nam thuộc Khối SME, Ngân hàng TMCP An Bình gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.

-----------------

Gian nan vào nghề

Tôi - một cô gái 24 tuổi - bắt đầu với nghề ngân hàng bằng sự hướng dẫn của Sếp về những kiến thức cơ bản để trở thành một người bán hàng, được đọc, tìm hiểu về các sản phẩm dịch vụ và quy trình cơ bản trong ngân hàng, rồi kiếm khách hàng với các phương thức khác nhau,…

Công việc đầu tiên của tôi là Telesales, tôi được gặp từ những khách hàng nhẹ nhàng từ, đến những khách hàng quát tháo ngay vì đã nghe quá nhiều cuộc điện thoại chào mua chào bán, rồi cả những người cúp máy ngay lập tức, và cả khách hàng nghe mình tư vấn rồi chốt lại là “không có nhu cầu”... Có tuần, tôi không chốt được khách hàng nào hẹn và sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Nhưng tôi không bỏ cuộc, tôi dặn lòng “mình gọi số lượng ít không hiệu quả, thì nghĩ lại xem là vì sao, không thì tăng số lượng lên..v.v rồi sẽ hiệu quả thôi”.

Rồi khi ra ngoài tìm khách hàng, có những ngày đi vài ba Showroom nội thành để hi vọng có thể làm quen được những người bạn Sale hãng xe, nhưng cũng chưa thể mang về một khách hàng nào, song tôi lại có thêm một, hai người bạn vào danh sách cần nhớ, hay một, hai số điện thoại lưu vào danh bạ, biết được tên vài ba công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Mọi thứ tôi đều ghi chép lại cẩ thận vì tin rằng một lúc nào đó sẽ cần đến.

Xem tất cả các bài viết dự thi

NGHỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: THỬ THÁCH VÀ VINH QUANG

tại đây

Rồi có những ngày, mưa, nắng rong ruổi trên chiếc xe máy, tôi bắt đầu đi gặp những khách hàng đầu tiên. Chưa biết khách hàng sẽ ra sao nhưng tôi mừng lắm vì cuối cùng cũng có người đồng ý gặp mình. Nhưng vui thì vui vậy, nỗi buồn lại đến rất nhanh vì mãi mà tôi chẳng thể chốt được khách. Tôi chán nản và có lúc suy nghĩa rằng liệu nghề tín dụng này có hợp với mình không?

Tháng đầu tiên không có khách hàng, tôi lại tiếp tục. Tháng thứ 2, vẫn cứ tiếp tục, thế rồi tôi chốt được khách hàng cùng Sếp. Những tháng tiếp theo tôi bắt đầu đếm: 1 khách hàng, 2 khách hàng, rồi dần dần nhiều khách hàng hơn. Động lực với nghề trong tôi tăng dần lên và tôi bắt đầu thấy vui, thấy yêu cái nghề này hơn.

Bạn cùng lớp Đại học cũ của tôi bảo rằng “nghỉ việc đi, nên tìm việc khác, làm gì mà suốt ngày lăng xăng ngoài đường, đi sớm về muộn”. Nhưng không, tôi không sợ vất vả, tôi đã trót yêu nghề. Nghề tín dụng với tôi giống như một con ong thích đi tìm mật ngọt, dù rằng mới vào nghề tôi chưa thể nào đủ thời gian để cảm thụ vị mật ngọt đó nó có thực sự là “ngọt” đúng nghĩa hay không.

Cám dỗ bủa vây

Còn nhớ khi mới đi làm được 2 tháng, tôi tình cờ được 1 người gọi điện giới thiệu cho khách hàng là một doanh nghiệp đang kinh doanh thiết bị văn phòng có nhu cầu vay vốn 4 tỷ đồng, thế chấp bằng bất động sản. Kinh doanh mà, có khách hàng thì ai cũng muốn. Thế là tôi đồng ý thẩm định đánh giá khách hàng được giới thiệu. Nhưng đến thời điểm cuối trước khi trình hồ sơ, người giới thiệu lại gặp và ra điều kiện với tôi là sẽ phải được thỏa thuận hoa hồng giới thiệu trước khi giải ngân với khách hàng với một tỷ lệ phần trăm cao tới mức mà tôi chưa từng nghĩ tới. Và sau đó họ sẽ “cảm ơn” tôi.

Sau thời gian suy nghĩ, với những thắc mắc luôn hiện ra trong đầu cũng như về những con số nhảy nhót, về việc thẩm định chưa hoàn thành... Rồi tôi quyết định chia sẻ thêm với Sếp. Người dìu dắt tôi khi ấy đã phân tích cho tôi rất rõ các vấn đề cũng như phương án giải quyết và để cho tôi tự đưa ra quyết định. Sau đó, tôi nói với Sếp rằng do một số yếu tố thẩm định còn yếu nên tôi quyết tâm từ bỏ khách hàng này. Ít lâu sau, tôi nghe tin, khách hàng suýt giúp tôi hoàn thành chỉ tiêu ấy đã có khoản nợ quá hạn nhiều tháng liền trong thời gian gần đây tại một ngân hàng khác.

Lúc bấy giờ ngồi nghĩ lại, nếu thời điểm đó, bản thân tôi vì cám dỗ của đồng tiền và vì KPIs đang được giao mà bất chấp làm hồ sơ thì không biết có hậu quả sẽ thế nào. Song sự việc ấy cũng đã để lại cho tôi một bài học đáng nhớ về cái nghề đầy cám dỗ, cũng có vô vàn phức tạp và nguy hiểm này.

Đừng bỏ cuộc khi mới chỉ bắt đầu

Xuất phát là một sinh viên tốt nghiệp trường Kinh tế nhưng tôi không theo học chuyên ngành Tài chính ngân hàng, vì vậy kiến thức về Tài chính ngân hàng đối với tôi thật sự là khó khăn. Mỗi ngày tôi phải tự phát triển các mối quan hệ, tìm thêm nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng từ anh chị, bạn bè đồng nghiệp..v.v, học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về tài chính ngân hàng, cách nhìn nhận khách hàng từ những người đi trước.

Nhiều khó khăn tôi phải trải qua, thậm chí trong số 5-6 bạn bè cùng vào ngành ngân hàng với tôi khi ấy chỉ còn mỗi tôi trụ lại với nghiệp tín dụng, nhưng tôi vẫn có niềm tin rằng khó không có nghĩa là không làm được, khó là bởi mình chưa cố gắng hết sức mà thôi và tôi vẫn quyết tâm ở lại với nghề. Và thành quả sau hơn 1 năm, tôi mang về dư nợ và lượng khách hàng đủ cảm thấy hài lòng, một con số mà tôi cũng không nghĩ là mình có thể làm được và vượt qua được trong thời gian qua. Tôi vui lắm mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian qua mình đã làm và có được gì tích lũy.

Vinh quang đến thời điểm hiện tại của tôi đó chẳng phải là kiếm được bao nhiêu tiền lương, là đang ở vị trí nào, mà chỉ đơn thuần là những khách hàng chia sẻ bằng cả tấm lòng thành quả của chính mình để có được một doanh nghiệp như ngày hôm nay, niềm vui trong công việc đơn giản chỉ là tin nhắn khách hàng báo “doanh nghiệp cô hoạt động rất tốt, trước kì trả lãi cứ báo cô nộp trước vào tài khoản 1 tuần nhé”…Tôi tin rằng với những ai đã có tình yêu với nghề tín dụng thì đều muốn gắn bó với nó, như tôi vậy. Và tôi muốn nhắn nhủ với những bạn sắp bước vào nghề rằng hãy đừng từ bỏ khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu, bạn nhé!

Mời tham dự cuộc thi viết: "Nghề Tài chính - ngân hàng: Thử thách và vinh quang"

Mô tả công việc nhân viên tư vấn tín dụng ngân hàng và thông tin cần biết

Nhân viên tư vấn tín dụng là thành phần quan trọng tại các Ngân hàng, thực hiện tốt nhiệm vụ của 1 nhân viên tín dụng có nghĩa là họ đóng vai trò rất lớn giúp ngân hàng phát triển lớn mạnh. Cùng 123job tìm hiểu về công việc này nhé.

Nhiều bạn trẻ hiện nay muốn ứng tuyển làm nhân viên tín dụng nhưng lại chưa hiểu rõ đến vị trí này. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được về chuyên viên tư vấn tín dụng là gì. Bên cạnh đó, sẽ gợi ý bằng bảng mô tả công việc nhân viên tư vấn tín dụng là gì cụ thể nhất. Từ đó, có thể giúp cho bạn tăng khả năng trúng tuyển khi đi phỏng vấn.

I. Nhân viên tư vấn tín dụng là gì?

Nhân viên tư vấn tín dụng là gì?

Nhân viên tư vấn tín dụng là gì? Muốn biết chuyên viên tư vấn tín dụng đó là gì thì phải hiểu khái niệm “tín dụng ngân hàng”. Tín dụng hiện được coi đó là bên cho vay còn mỗi doanh nghiệp và mỗi cá nhân là bên đi vay. Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ cho vay qua tín dụng trong một kỳ hạn nhất định. Hiện nay, đang có 2 hình thức tín dụng phổ biến:

  • Tín dụng cá nhân: Ngân hàng khi cho khách hàng đó chính là những cá nhân vay vốn để có thể kinh doanh, mua nhà, mua xe, đi du học,…

  • Tín dụng doanh nghiệp: Ngân hàng khi cho khách hàng đó là doanh nghiệp vay vốn để có thể mở rộng về đầu tư sản xuất, thanh toán công nợ, đầu tư trang thiết bị,…

Nhân viên tư vấn tín dụng là gì? Nhân viên tín dụng được hiểu là những người đảm nhận về mọi công việc có liên quan tới hoạt động đến . Trong tiếng Anh, vị trí này sẽ có tên gọi là Credit Officer. Ngoài ra, ở vị trí này còn có rất nhiều những danh xưng khác, chẳng hạn như: nhân viên tư vấn làm thẻ tín dụng, chuyên viên tư vấn tín dụng khi thẩm định tín dụng, nhân viênvề tài chính ngân hàng…Nhiệm vụ chính của mỗi nhân viên tín dụng đó chính là tư vấn làm thẻ tín dụngvà thẩm định về các nhu cầu vay vốn.

II. Mô tả công việc của một nhân viên tư vấn tín dụng là gì?

Mô tả công việc của một nhân viên tư vấn tín dụng là gì

1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Thao tác khi tìm kiếm, chọn lọc và khi phân loại khách hàng đó là một hoạt động cơ bản nhất trong lĩnh vực ngành tín dụng. Mọi nhân viên tín dụng sẽ đều cần phải tìm kiếm lượng khách hàng liên tục để có thể phát triển được doanh số. Trong đó, ưu tiên tìm kiếm đến những thông tin khách hàng mới và khoanh vùng những nhóm đối tượng tiềm năng nhất. Từ hoạt động này, chuyên viên tư vấn tín dụng có thể lên kế hoạch để tư vấn làm thẻ tín dụnghợp lý hơn cho từng với mỗi nhu cầu vay vốn.

2. Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các khách hàng

Bước tiếp theo sau khi tìm kiếm được khách hàng chính là tư vấn làm thẻ tín dụngdựa theo những nhu cầu và theo như dữ liệu được cung cấp. Lúc này, nhân viên tín dụng cần làm việc trực tiếp với mỗi khách hàng để có thể đưa ra hướng vay vốn hiệu quả. Bên cạnh về những thông tin tư vấn, cần phải cài cắm thêm lời về giới thiệu về dịch vụ hiện hành để cho khách hàng có sự lựa chọn.

Vì quá trình tư vấn đòi hỏi khả năng thuyết phục khéo léo nê với mỗi ứng viên ngành nghề này hãy thành thạo ngay về kỹnăng giao tiếp. Thông qua quá trình tư vấn làm thẻ tín dụng, nhân viên sẽ còn phải tạo thiện cảm để cho khách hàng tin tưởng vào dịch vụ. Sự hài lòng của mỗi khách hàng chính là mục đích quan trọng nhất của buổi tư vấn làm thẻ tín dụng.

3. Thẩm định khách hàng

Việc vay vốn không hề dễ dàng m điều đó cần phải qua những quá trình thẩm định. Nhân viên tín dụng chính là những người đi thẩm định để xem có mục đích vay vốn của khách hàng đó rằng có chính đáng không. Thông thường, có 5 tiêu chí quen thuộc trong thẩm định gồm: độ uy tín, năng lực khả thi, về quy mô kinh doanh khả thi, mặt hàng về kinh doanh đúng pháp luật, khả năng về tài chính đủ để trả nợ gốc và lãi.

Thẩm định cũng sẽ bao gồm có cả kiểm tra đến những thông tin cá nhân của bên đi vay để sẽ tránh trường hợp khi giả mạo. Trong bước này, chuyên viên tư vấn tín dụng cần phải hoàn toàn tập trung và cần phải nghiêm túc. Bởi chỉ cần một lỗi nhỏ sẽ khiến cho khách hàng không đạt đủ những điều kiện vay tín dụng.

4. Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục liên quan

Sau khi tư vấn làm thẻ tín dụngvà thẩm định xong xuôi, các nhân viên tư vấn tín dụng sẽ bắt đầu hướng dẫn đến khách hàng sử dụng những dịch vụ vay vốn của ngân hàng. Đầu tiên đó chính là soạn thảo hợp đồng và những văn bản liên quan. Tiếp đó thu thập giấy tờ, hồ sơ đầy đủ theo như đúng những quy trình. Không quên kiểm tra, nhắc nhở khách hàng ký kết đến mọi điều khoản cần thiết.

5. Kiểm tra tình trạng sử dụng vốn vay của các khách

Nhân viên tư vấn tín dụng sẽ kiêm luôn cả trách nhiệm kiểm tra đến tình trạng sử dụng vốn vay của mỗi khách hàng. Họ cũng vừa phải theo dõi đến quá trình hoạt động tiếp theo của mỗi doanh nghiệp hay mỗi cá nhân; vừa sát sao về với tiến độ trả nợ. Bởi nếu như thời gian vay quá hạn, ngân hàng sẽ buộc phải đến niêm phong tài sản để có thể lấy lại nợ gốc.

Vì vậy, ngay trong trường hợp phát sinh nợ xấu thì với mỗi nhân viên tư vấn tín dụng sẽ cần phải đôn đốc được khách hàng trả nợ, chuyển nhóm nợ, hoặc thậm chí là khởi kiện với những trường hợp đặt biệt.

6. Tất toán hợp đồng

Sau khi khách hàng đã trả hết nợ, bao gồm có cả nợ gốc và lãi thì mỗi nhân viên tư vấn tín dụng sẽ đứng ra tất toán về hợp động theo như quy định. Thao tác chủ yếu nhất đó chính là giải thế chấp tài sản thế và sẽ xóa bỏ đăng ký như giao dịch.

III. Phân loại nhân viên tín dụng ngân hàng

Phân loại nhân viên tín dụng ngân hàng

Bộ phận tín dụng ngân hàng sẽ xử lý đến những nghiệp vụ trên, và cũng sẽ được phân loại như sau:

Nhân viên hỗ trợ tín dụng

Nhân viên hỗ trợ tín dụng chính là người sẽ thực hiện nhiệm vụ để có thể hỗ trợ, giúp đỡ đến các chuyên viên tư vấn tín dụngtrong nghiệp vụ khi cho vay của ngân hàng. Bộ phận này sẽ có thể đảm bảo được các hoạt động tín dụng sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tránh được nhiều rủi ro và sẽ có thể nâng cao được hiệu quả, hay về chất lượng tín dụng.

Chuyên viên quan hệ khách hàng

Chuyên viên quan hệ khách hàng đó là những người trực tiếp đi làm việc và trao đổi cùng với khách hàng. Tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng và cách để có thể thuyết phục được họ sử dụng đến những dịch vụ vay vốn, hay gửi tiết kiệm, mở thẻ của ngân hàng,... Chuyên viên quan hệ khách hàng cũng cần phải chủ động duy trì được mối quan hệ tín dụng với mỗi cá nhân, doanh nghiệp, làm thủ tục hồ sơ, thẩm định,... để đưa ra được quyết định có để khách hàng sử dụng dịch vụ hay không.

IV. Nhân viên tín dụng ngân hàng cần có những kỹ năng gì?

Một người muốn làm được vị trí nhân viên tín dụng nhất định cần phải có:

  • Quan trọng nhất đó là kỹ năng giao tiếp: Do phải thường xuyên làm việc cùng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nên sẽ cần đòi hỏi đến những kỹ năng giao tiếp của mình để có thể làm hài lòng được khách hàng dù đó chính là người khó tính nhất

  • Là người năng động và có tính chủ động cao: Vì thường xuyên phải cần đi ra ngoài để gặp mặt khách hàng nên cần bắt buộc họ phải linh hoạt và phải nhanh nhạy xử lý các tình huống phát sinh mỗi khi làm việc.

  • Phải thật cẩn thận: Vì làm việc tại ngân hàng nên cần phải xử lý tất cả những vấn đề về tiền. Nếu như không cẩn thận sẽ rất dễ có thể gây nên nhầm lẫn gây ra những hậu quả khó lường trước được.

  • Kỹ năng tin học văn phòng và ngoại ngữ tốt: Đó là hai điều kiện quan trọng để những ngân hàng xem xét tiền lương cho nhân viên của mình.

Ngoài ra, một nhân viên tín dụng ngân hàng cần có ngoại hình ưa nhìn, có ăn mặc phù hợp, tự tin cũng sẽ là điểm lợi thế mỗi khi giao tiếp với khách hàng.

V. Những rủi ro khi làm nhân viên tín dụng

Những rủi ro khi làm nhân viên tín dụng

1. Rủi ro của các nhân viên tín dụng từ áp lực công việc

Mỗi nhân viên tín không chỉ quản lý, theo dõi về dòng tiền của một doanh nghiệp mà cần phải theo dõi đến 5 – 10 doanh nghiệp cùng một lúc. Do đó, về khối lượng công việc khá rất lớn và cũng khó tránh được xảy ra những sai sót không đáng có. Nếu như không may sai sót ảnh hưởng đến cả quá trình giao dịch thì lý do “không đủ thời gian để có thể xem xét đến những hóa đơn, chứng từ” thì sẽ không bao giờ được chấp nhận ngay cho bạn. Lúc này đây chỉ là hai từ, đúng hay sai, bất kể là chuyện gì xảy ra. Hơn nữa khi áp lực về chỉ tiêu của nhân viên tín dụng sẽ khá lớn. Đôi khi vì chạy chỉ tiêu và không muốn mất khách hàng thì mỗi nhân viên đó sẽ mắt nhắm mắt mở để cho vay với những báo cáo tài chính không thực sự được minh bạch. Nếu như trong quá trình giao dịch thuận lợi thì tốt nhưng chỉ cần phát sinh lên một vấn đề thì mỗi nhân viên tín dụng sẽ chính là người chịu trách nhiệm toàn bộ.

2. Rủi ro khi làm việc với doanh nghiệp không hề nhỏ

Nhân viên tín dụng họ phải đối mặt với nhiều rủi ro ngay từ những khoản vay nhỏ nhất. Chỉ cần là một khoản vay nhỏ nhưng lại phát sinh nên nhiều vấn đề, dù đó là nhỏ cũng sẽ khiến bạn ăn ngủ không yên để có thể tìm cách để giải quyết. Rủi ro mỗi khi làm việc cùng với mỗi doanh nghiệp là không hề nhỏ bởi Giả sử rằng với một hợp đồng cho vay khi đã được ký kết không hợp lệ đã hủy hoại toàn bộ cuộc đời bạn. Nhiều những nhân viên tín dụng họ đã phải lao vào vòng lao lý từ 2 – 3 năm do gặp rủi ro này. Nếu như bạn nghĩ chỉ về những nhân viên tham lam, họ muốn làm việc đó để kiếm lợi cho bản thân họ thì điều đó cũng đúng một phần. Tuy nhiên, nó còn có nhiều những trường hợp họ đặt lòng tin không đúng chỗ, không cẩn thận, không xem xét kỹ đã ký vào duyệt hồ sơ thì cũng cần phải chịu trách nhiệm tương tự. Nhân viên tài chính không may gặp phải những khách hàng với những chiêu trò lừa đảo tinh vi như là làm hồ sơ thế chấp giả, làm giả báo cáo tài chính, thậm chí là sẽ thành lập công ty đó là công ty “ma”. Khi đó sẽ có thể gây nên nhiều thiệt hại cho bên cho vay và nhân viên tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm với bên cho vay đó.

VI. Lương nhân viên tư vấn tín dụng ngân hàng có cao không?

​​Nhân viên tư vấn tín dụng là một trong những công việc có thu nhập khá ổn định trên thị trường lao động. Trung bình, với mỗi một nhân viên tư vấn tín dụng đạt chỉ tiêu công việc cơ bản sẽ có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.

Tuy nhiên, mức lương đó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nội dung quyết định nhất đến mức lương của nhân viên tư vấn tín dụng đó chính là KPI. Càng hoàn thành chỉ tiêu sớm thì cấp trên sẽ càng thưởng lương cao ngất. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về cơ chế lương thưởng của từng ngân hàng để có thể biết thêm về mức thu nhập và thêm về những lộ trình thăng tiến.

VII. Tìm việc làm nhân viên tư vấn tín dụng ở đâu?

Nếu như bạn muốn thử sức cùng với vị trí nhân viên tư vấn tín dụng thì bạnđừng ngần ngại tìm kiếm việc làm tín dụng ngay tại 123job.Đóchính là một trong những kênh tuyển dụng hàng đầu Việt Nam cung cấp được rất nhiều những cơ hội việc làm từ Nam ra Bắc. Ngoài ra, 123jobgợi ý mẫu CV xin việc, mẫu cover letter chuyên nghiệp để có thể giúp cho bạn tăng khả năng trúng tuyển vào vị trí mơ ước.

VIII. Kết luận

Có thể nói, vị trí nhân viên tư vấn tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong mọi ngân hàng hiện nay. Hy vọng các bạn đã hiểu nhân viên tư vấn tín dụng là gì thông qua bài viết này để từ đó có thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp phía trước!

Xem tiếp: Nhân viên PQC là gì? Mô tả công việc Nhân viên PQC hay nghề PQC đầy đủ nhất

Tag:

Bảng mô tả công việc nhân viên tư vấn tín dụng tín dụng ngân hàng chuyên viên tư vấn tín dụng

Bài viết nhiều người đọc

  • Nhân viên Thống kê là gì? Mô tả công việc của Nhân viên Thống kê

  • Thủ quỹ là gì? Mẫu mô tả công việc của nhân viên Thủ quỹ

  • Bản mô tả công việc đầy đủ nhất của Nhân viên hành chính văn phòng là gì?

  • Bản mô tả công việc của Merchandiser - Nhân viên Quản lý đơn hàng là gì?

  • Nhân viên kế hoạch là gì? Mô tả công việc của vị trí Nhân viên kế hoạch

  • Giao dịch viên là gì? Mô tả công việc của vị trí Giao dịch viên

  • Mô tả công việc của Chuyên viên Nhân sự [hay HR Executive] là gì?

  • Nhân viên lễ tân là gì? Mô tả công việc của Nhân viên lễ tân

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:

  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề