Cách chỉnh khẩu độ Canon 700D

02-01-2018, 3:15 pm 26743

Nhiều bạn bắt đầu bước chân vào chụp ảnh sẽ nghĩ rằng đây là một bộ môn khó, không dễ dàng để học! Nhiều bạn tự làm khó chính mình với vô vàn rối ren về kỹ thuật cũng như các thông số. Trong lúc đó chỉ cần nắm bắt những điều cơ bản và thành thạo sẽ thật sự đơn giản hơn bạn nghĩ! Trong số nhiều những điều thắc mắc, hôm nay cùng tìm hiểu tại sao nên chọn chế độ Manual chụp ảnh?

Chế độ M là gì?

Chế độ thủ công M giúp người chụp có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của mình, tất cả đều cần được cài đặt thủ công để làm chủ màn hình của mình. Do các máy ảnh hiện đại được trang bị hệ thống đo sáng, người chụp có thể chọn tốc độ màn trập và hệ số khẩu độ tương ứng và tham chiếu đến giá trị đo sáng được cung cấp bởi hệ thống giúp kiểm soát hoàn toàn để chụp các bức ảnh sáng tạo. Khi tốc độ màn trập và khẩu độ được chọn, hệ thống đo sáng trong máy ảnh cho biết mức phơi sáng chính xác, phơi sáng hoặc phơi sáng quá mức để hướng dẫn người chụp trong việc chọn các thông số thích hợp.

Với chế độ M [Manual] bạn hoàn toàn có quyền điều khiển tốc độ màn trập, ISO, khẩu độ và nhiều thiết lập khác! Ví dụ như việc điều khiển khẩu độ bằng tay sẽ giúp bạn có những tấm hình chân dung tuyệt đẹp với xóa phông so với những chế độ khác! Bên cạnh đó, khi hiểu sâu về chế độ M bạn sẽ có thể cho những tấm hình sắc nét và tuyệt vời hơn!

Với những chế độ chụp khác chúng ta thường bị mắc kẹt trong những tình huống về ánh sáng, có thể quá tối hoặc quá sáng. Nếu như bạn sử dụng chế độ tự động thì cũng không xử lý được tình huống khắc nghiệt này, thế nhưng với việc thiết lập các thông số ở chế độ M bạn hoàn toàn có thể làm chủ được với tình huống trên!

Thiết lập thông số như thế nào là hợp lý?

Những thông số ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn chính là ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập. Một khi bạn làm chủ được 3 thông số này bạn có thể tự tin và có những tấm hình tuyệt vời!

ISO 

Một trong những thiết lập được đề cập nhiều nhất đến trên máy ảnh chính là ISO, một giá trị số học trên máy ảnh giúp điều khiển độ nhạy sáng. ISO của máy ảnh cho phép bạn tinh chỉnh độ nhạy sáng và cho phép nó nhận thêm nhiều ánh sáng. Hoặc ngược lại là giảm độ phơi sáng trong những ngày đầy nắng để đem lại kết quả cân bằng tốt nhất.

Khẩu độ

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về khẩu độ ở đây chính là độ mở ống kính, đây là yếu tố ảnh hưởng đến độ phơi sáng của máy ảnh và độ sâu trường ảnh! Ở phần khẩu độ, về cơ bản chỉ số càng thấp thì độ mở ống kính sẽ càng lớn, đồng nghĩa với việc độ sâu trường ảnh sẽ nông hơn. Đây chính là yếu tố lý tưởng nếu như bạn muốn có những tấm hình xóa phông! Ở trường hợp để khẩu độ cao thì hậu cảnh phía sau sẽ càng rõ nét, nếu như chụp phong cảnh thì đây sẽ là một lợi thế để có những hình ảnh chi tiết!

[Hình ảnh: Tinhte]

Tốc độ màn trập

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả cuối cùng của bức ảnh, điều quan trọng nhất là thời gian phơi sáng của màn trập máy ảnh mở đủ lâu cho phép ánh sáng tác động vào cảm biến!

Đối với những bạn mới bắt đầu học chụp ảnh lựa chọn chế độ M, chỉ cần nhớ rằng ở trường hợp thời tiết nắng đẹp thì các thông số thứ tự sẽ là ISO: 100, tốc độ màn trập 1/125 và khẩu độ f/11! 

Tuy nhiên, thông số sẽ thay đổi tùy vào từng điều kiện thời tiết nhưng vẫn giữ nguyên tắc một nấc chỉnh tốc độ về phía giảm/tăng lượng ánh sáng tương ứng với một nấc điều chỉnh khẩu độ để tăng/giảm lượng ánh sáng.

Trong trường hợp thời tiết âm u hãy giảm tốc độ màn trập hoặc tăng khẩu độ tương ứng!

Còn về ISO bạn vẫn có thể giữ nguyên và cũng có thể tăng lên nhưng việc sử ISO cao đồng nghĩa với việc hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện nhiều hạt nhiễu! Nhưng khi chụp ảnh trong môi trường tối, trong nhà thì bắt buộc bạn phải tăng ISO! 

Cân bằng trắng[WB]

Một thiết lập không kém phần quan trọng khi sử dụng chế độ M đó chính là cân bằng trắng! Với thiết lập này sẽ giúp hình ảnh của bạn có tông màu tự nhiên hơn, giúp xóa  đi những tông màu vàng thô hay phần đỏ trên da!

Tốc độ màn trập là “vũ khí quan trọng” quyết định kết quả cuối cùng của bức ảnh. Quan trọng nhất là thời gian phơi sáng của màn trập máy ảnh mở đủ lâu cho phép ánh sáng vào và tác động tới cảm biến.

Nhìn chung, nếu bạn đang tìm kiếm những bức ảnh blur mô tả chuyển động của một đối tượng [ví dụ như một chiếc xe đua hay người lái xe đạp] thì một tốc độ màn trập thấp sẽ giữ cho màn trập mở lâu hơn, cho phép phơi sáng lâu hơn. Tuy nhiên, một tốc độ màn trập nhanh sẽ hoàn hảo khi chụp một bức ảnh bình thường không có motion blur.

Ưu điểm của chế độ M

  • Ưu điểm của chế độ “M” là cho phép bạn kiểm soát và chụp ảnh với tốc độ và khẩu độ theo ý mình, qua đó còn giúp bạn nắm rõ kỹ thuật chụp ảnh và kiểm soát ánh sáng tốt hơn.
  • Với những ai mới chụp M, chỉ cần nhớ cặp tốc độ khẩu độ 1/125 và f/11, ISO 100 hoặc 160 – sử dụng trong trường hợp trời nắng đẹp.
  • Cũng có thể tăng ISO và giữ nguyên các thông số còn lại để có bức ảnh đúng sáng, tuy nhiên, sử dụng ISO cao đồng nghĩa với việc hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện nhiều hạt nhiễu.
  • Trường hợp chụp trời nhá nhem tối, chụp trong nhà với ánh sáng yếu thì bắt buộc bạn phải tăng ISO, nhưng phải đảm bảo giữ tốc độ tối thiểu khoảng 1/40 nhằm tránh rung hình khi chụp máy cầm tay.

Bạn cần lưu ý điều gì khi chụp ảnh chế độ M:

Chụp ảnh với chế độ M bạn cần phải nhớ những thiết lập cần điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện! Điều chỉnh thủ công nhưng vẫn phải đảm bảo được độ phơi sáng ổn định trong suốt quá trình chụp!

Bạn biết đấy, điều hạn chế khi bạn sử dụng chế độ tự động chính là việc máy tính toán lượng ánh sáng đo được thông qua thiết bị đo sáng trên máy ảnh! Điều này không hề tốt như bạn nghĩ đâu,

Cái hạn chế khi chụp ảnh chế độ tự đông là ở chỗ nó tính toán lượng ánh sáng đo được thông qua thiết bị đo sáng trên máy ảnh. Điều này nghe có vẻ tốt đấy chứ, nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn điều chỉnh vị trí chụp, chủ thể di chuyển hay điều kiện ánh sáng trở nên tối hơn – cuối cùng bạn sẽ nhận được những tấm ảnh phơi sáng không nhất quán.

Tất nhiên, với những bạn mới bắt đầu chụp ảnh chọn chế độ M sẽ là một thách thức nhưng đây cũng chính là điều thú vị dành cho những bạn đam mê thật sự! Một khi nắm vững và thành thạo với những thông số này thì bạn đã thành công khi bước chân vào con đường nhiếp ảnh rồi! 

Lời kết

Bước chân vào chụp ảnh là không quá ghê gớm như nhiều bạn vẫn nghĩ, những con số, góc chụp, ánh sáng, quy tắc...sẽ dễ dàng hơn khi bạn nắm vững những thông tin thú vị! 

Tin liên quan

Nhận xét bài viết

ISO không còn là một khái niệm quá xa lạ với người thích chơi ảnh. Đây là một thông số rất quan trọng để tạo ra một bức ảnh khi người chụp không có sự hỗ trợ tối đa từ nguồn sáng tự nhiên. Thế nhưng, việc điều chỉnh ISO như thế nào không đơn giản mà lại phụ thuộc khá nhiều vào những thông số khác.

>>>Bài cũ hơn: Tối ưu khi phơi sáng ban ngày

Nói cho dễ hiểu, ISO là giá trị đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh so với nguồn sáng. Cùng với tốc độ màn trập và khẩu độ, đây là 3 thông số kỹ thuật quan trọng nhất quyết định chất lượng của một bức ảnh. Do chúng có sự phụ thuộc và liên hệ qua lại lẫn nhau nên không có bất cứ một khuôn mẫu nào cho việc điều chỉnh ISO.

Thông thường, việc chọn ISO cho máy ảnh dựa vào hai yếu tố: ánh sáng xung quanh và tốc độ chụp.Theo kinh nghiệm thực tiễn, người chụp chỉ có thể tham khảo theo từng điều kiện chụp:

- ISO 50 - 80 thích hợp cho điều kiện ánh sáng tốt, trời nắng sáng, chụp cận cảnh, chụp phong cảnh và chân dung.

- ISO 100 khi trời không mây và nắng nhẹ. Đây là mức được dùng nhiều nhất khi chụp phong cảnh.

- ISO ở mức 200 nếu trời mây và không nắng.

- Mức ISO 400 trở lên dành cho những trường hợp chụp ảnh trong nhà hoặc những nơi có điều kiện ánh sáng cực yếu.

Nhưng, được này thì mất kia, không phải lúc nào ISO cũng là có lợi. Việc tăng độ nhạy sáng [ISO tăng] sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễu hạt, nhất là ở những vùng ảnh tối, tông màu gần như đồng nhất. Làm cho ảnh chụp trông giống như có những vết sần và rạn.

Hiện nay, các máy ảnh kỹ thuật số như máy ảnh Nikon D810, hay những hãng danh tiếng khác đều có dải ISO mở ra rất rộng để phục vụ tối đa cho nhu cầu người chụp. Nhưng đó chỉ là thiểu số và giá thành rất đắt. Do đó, người chụp cần phải tùy thuộc vào từng trường hợp, phải xét xem để khẩu độ và tốc độ thế nào mới cho ra giá trị ISO tương ứng thấp nhất có thể mà ánh sáng vẫn vào được tốt nhất.

Ví dụ như:

- Bạn có thể chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, sau đó điều chỉnh ISO theo khẩu độ. Trong điều kiện ánh sáng phức tạp.

- Nếu như đã cố định máy ảnh bằng chân máy, bạn có thể chọn tốc độ cửa trập chậm hơn và giảm ISO.

- Ở khoảng cách chụp gần với đối tượng, người chụp có thể tăng khẩu độ nhằm tăng lượng sáng vào ống kính, từ đó cũng giảm bớt được giá trị ISO.

>>>Đọc tin nhiếp ảnh tại Binh Minh Digital

Trên thực tế, có khi chụp ảnh nghệ thuật, đặc biệt là những bức ảnh đen trắng, người ta lại tăng ISO để có độ nhiễu tạo cảm giác xưa cổ hơn trong bức hình, tất cả tùy vào ý đồ nghệ thuật của người chụp. Cá tính và thần thái của đối tượng được thể hiện theo cách rất riêng nhằm thu hút người xem. Với một chiếc máy ảnh Canon EOS 700D khi chụp pháo hoa, bạn có thể điều chỉnh chỉ số ISO cao ở mức 3.200 để có được một bức ảnh nghệ thuật độc đáo nhất.

Video liên quan

Chủ Đề