Cách chữa rối loạn ăn uống

Kỳ trước: [Rối loạn ăn uống] Kỳ 1: Hồ sơ bệnh án, nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng

Từ thông tin do gia đình hoặc bạn bè cung cấp, bác sĩ có thể đưa ra các giả định nghi ngờ về chứng bệnh rối loạn ăn uống bao gồm: bạn gái trong độ tuổi thiếu niên bị sụt cân nghiêm trọng không lý do nhưng có vẻ không quan tâm lắm về tình trạng của mình, vẫn hoạt động nhiều; hay giấu diếm, từ chối tham gia các tình huống liên quan tới ăn uống với gia đình/ bạn bè/ hay ở công cộng; thay đổi thói quen ăn uống chậm quá mức, khó ăn, hạn chế, ăn chay; thay đổi đột ngột về tần số, thời gian và cường độ tập thể dục aerobic; áp dụng phong cách mặc quần áo rộng thùng thình; tăng cường sử dụng nhà vệ sinh (đặc biệt là trong và sau bữa ăn) với các báo cáo liên quan đến mùi hoặc mẫu chất nôn.

Cần lưu ý rằng các báo cáo từ Hồng Kông đã cho thấy nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống có đầy đủ biểu hiện của chứng nhịn ăn, ngoại trừ nỗi sợ hãi đáng kể về béo phì. Điều này có thể phản ánh được khả năng người Châu Á biểu hiện căng thẳng tâm lý của họ đối với cơ thể hơn là về mặt nhận thức. Một nghiên cứu của một nhóm Singapore phát hiện các biểu hiện của bệnh nhân cực kỳ tương tự như các trường hợp ở phương Tây với đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV. Mặc dù chỉ số BMI <17,5 đôi khi được đưa ra như một ví dụ <85% trọng lượng dự kiến cho chiều cao, đối với nữ giới điển hình của Singapore, Trung Quốc trẻ tuổi từ 16 đến 25 năm có BMI trung bình 20 (dựa trên các nghiên cứu dân số về cân nặng / chiều cao). Như vậy, đối với người châu Á, chỉ số BMI thấp hơn sẽ là một chỉ số thực tế hơn về chứng biếng ăn.

Cách chữa rối loạn ăn uống

Bảng 3. Thí nghiệm, điều tra & Các bất thường về mặt thể chất đối với Rối loạn ăn uống

Cách chữa rối loạn ăn uống

Bảng 4. Các bất thường về mặt thể chất và biến chứng đối với Rối loạn ăn uống

Điều trị

Điều trị chứng chán ăn tâm lý / nhịn ăn (anorexia nervosa), ăn ói (bulimia nervosa) và ăn vô độ (binge eating disorder) đều có các thành phần cốt lõi sau: đánh giá, điều chỉnh các bất thường về thể chất, điều chỉnh trọng lượng; bình thường hóa các mô hình ăn uống và các bữa ăn thông thường; chấm dứt các phương pháp giảm cân không phù hợp; giáo dục tâm lý; trị liệu tâm lý và phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên mục tiêu hàng đầu trong việc điều trị các bệnh nhân mắc chứng biếng ăn khi vừa mới nhập viện là tăng cân phù hợp với thể trọng người bệnh. Một bản đánh giá tốt về thể trạng bệnh nhân, tâm lý xã hội và sự phối hợp từ gia đình là nền tảng tốt đối với việc điều trị. Hầu hết các bệnh nhân mắc chứng ăn ói và ăn vô độ sẵn sàng nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để được giúp đỡ, vì hành vi ăn uống vô độ và tẩy ruột làm cho họ cảm thấy mệt mỏi, khiến cho việc can thiệp và xây dựng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng hơn. Còn với những thanh niên mắc chứng biếng ăn, lại đang trong thời kỳ phản kháng thì chẳng dễ dàng như vậy, họ phủ nhận bất cứ điều gì không ổn với mình. Người trị liệu cần: (1) dành thêm thời gian để xây dựng mối quan hệ, (2) có trình độ chuyên môn về các vấn đề vị thành niên và rối loạn ăn uống và (3) giải thích hậu quả của việc giảm cân không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, điều này đòi hỏi cần phải đánh giá toàn diện (mà không nhất thiết phải đi vào chẩn đoán ban đầu), để tối đa hóa cơ hội tham gia. Vì việc điều trị chứng nhịn ăn liên quan nhiều ngành khác nhau, các bác sĩ gia đình cần phải chuyển bệnh nhân đến các chuyên gia để tham gia chữa trị hoặc điều trị chuyên sâu hơn sau khi đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng với bệnh nhân.

Các bác sĩ gia đình có thể đóng một vai trò trung tâm cung cấp kiến thức giáo dục tâm lý cho bệnh nhân và chuẩn bị cho bệnh nhân và gia đình có thể nhận sự giúp đỡ chuyên môn. Giáo dục tâm lý bao gồm một cuộc thảo luận cơ bản về các yếu tố nguy cơ đối với chứng rối loạn ăn uống, áp lực văn hóa xã hội về cái ốm, các lý thuyết về điểm đặt (set-point) cho thấy mỗi cơ thể đều hoạt động tốt nhất với một mức độ cân nặng lý tưởng, dao động trong phạm vi hẹp tùy theo mỗi người, những ảnh hưởng khi đói đến tâm trí và cơ thể, tầm quan trọng của việc điều chỉnh trọng lượng và quay lại chế độ ăn bình thường (nhấn mạnh việc sử dụng các thực phẩm như thuốc), kế hoạch kiểm soát trọng lượng không phù hợp, đầy rủi ro và xác định trọng lượng cơ thể phù hợp cho bệnh nhân. Cung cấp các tài liệu đọc hoặc tham khảo và nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể giúp giảm số lượng bệnh nhân từ chối điều trị, tăng cơ hội các bệnh nhân đồng ý hợp tác với bác sĩ chuyên khoa.

Nên đưa ra kế hoạch điều trị đối với những bệnh nhân đã xuất viện, hoặc chỉ đến viện giữa ban ngày trừ khi bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm cần nhập viện. Các chuyên gia về rối loạn ăn uống ở Châu Á vẫn còn rất ít, nên lựa chọn tốt nhất là đưa các bệnh nhân đến bệnh viện tâm thần tùy theo phường/đơn vị và những người trị liệu thuộc nhiều ngành khác nhau (bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, bác sĩ đa khoa, chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu). Cưỡng chế nhập viện đối với những người lớn mắc chứng chán ăn nếu bệnh nhân đang gặp nguy hiểm nhưng từ chối điều trị. Các lý do phổ biến nhất đối với trường hợp này là cân nặng quá thấp (BMI<14) hoặc/và có biến chứng của bệnh chán ăn. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, chỉ cần có sự đồng ý của cha mẹ thì các em buộc phải chấp nhận điều trị ngay cả khi các không muốn.

Ưu tiên hàng đầu đặt ra là cần phải điều chỉnh bất kì sự bất thường nào xảy ra. Đối với chán ăn tâm lý, việc điều chỉnh lại trọng lượng khá là quan trọng vì nhiều triệu chứng đi kèm với thường khá tương tự như khi đói và có thể khắc phục thông qua ăn uống và tăng cân lại bình thường. Một ví dụ phổ biến là trầm cảm có liên quan với chứng nhịn ăn. Điều này thường được cải thiện cùng với việc ăn đầy đủ trở lại và phục hồi cân nặng. Đối với ăn ói và ăn vô độ, trọng lượng cơ thể không đáng lo ngại, điều trị thường tập trung vào loại bỏ hành vi ăn ói vô độ, ăn các bữa ăn thường và snack nhẹ. Sự khởi đầu của việc làm tự gây nôn ói báo hiệu một sự gia tăng về tính liên tục và thường xuyên của việc ăn uống vô độ.

Cách chữa rối loạn ăn uống

Awoken Despair by Alexandre Deschaumes

Không có phương pháp điều trị tối ưu cho chứng biếng ăn (chứng nhịn ăn). Các loại thuốc sử dụng vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Thuốc ngăn sự hấp thụ ngược serotonin có chọn lọc của (SSRI), Fluoxetine thường có hiệu quả ngăn chặn tái phát khi được sử dụng sau khi phục hồi cân nặng. Các loại thuốc khác tuy từng được sử dụng, nhưng tác dụng vẫn chưa được chứng thực, bao gồm các loại thuốc chống loạn thần (chlorpromazine và olanzapine), thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc ngăn hấp thụ ngược serotonin có chọn lọc), và các loại thuốc kích thích sự thèm ăn. Việc sử dụng thuốc cần phải thận trọng, vì có một số loại có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tim mạch, trong khi hệ thống tim mạch của bệnh nhân mắc chứng biếng ăn đã bị tổn hại . Điều trị tại gia đình là một sự can thiệp có hiệu quả đối với các bệnh nhân còn nhỏ tuổi, những người vẫn còn phụ thuộc vào gia đình. Các vấn đề phát sinh đối với việc điều trị tại nhà, cả hoạt động và nhận thức bao gồm: các vấn đề kiểm soát, sự độc lập, tự tin, thể hiện cảm xúc mạnh và tự nhìn nhận bản thân theo hướng tiêu cực. Tính nhận thức thể hiện trong chứng biếng ăn có thể là sự tự phê bình nghiêm khắc. Chẳng lạ gì khi người mắc chứng biếng ăn có tâm lý chán ăn nghiêm khắc, thường bắt nạt và ra lệnh cho trí óc bình thường của mình. Thông thường, điều này được ví như một cuộc nội chiến trong tâm trí, người bệnh cảm thấy đau khổ giữa sự giằng xé và tìm cách kiểm soát đôi bên. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân cần nhấn mạnh khái niệm hành vi, mỗi một chỉ tiêu cân nặng bệnh nhân đạt được đi kèm với phần thưởng và sự tự do. Bệnh nhân ra viện khi đạt được cân nặng lý tưởng, nhưng chi phí và tính không thực tế khi phải điều trị trong thời gian dài lại có thể cản trở việc điều trị.

Ngược lại, những tiến bộ gần đây cho thấy rằng tâm lý trị liệu nhận nhận thức hành vi hoặc tâm lý trị liệu giữa cá nhân với nhau thì có ảnh hưởng đến chứng cuồng ăn vô độ, cũng như thuốc chống trầm cảm (fluoxetine, desimipramine và imipramine). Trong những trường hợp nhẹ hơn, những dạng hướng dẫn tự giúp đỡ (như sách) là một cách điều trị hiệu quả. Nhóm liệu pháp nhận thức hành vi có thể là lựa chọn hiệu quả nhất cho những đối tượng đòi hỏi cần điều trị trực tiếp. Các dạng hướng dẫn điều trị trực tuyến bắt đầu xuất hiện nhưng những hiệu quả nó có thể đem lại thì vẫn cần thời gian để xác nhận.

Fairburn đã mô tả các bước trong liệu pháp nhận thức hành vi, đối với chứng ăn ói hoặc ăn vô độ, cụ thể là (1) tự giám sát thông qua việc ghi chép chi tiết lượng thức ăn, mô hình ăn uống, mô hình hoạt động, hành vi và cảm xúc. Theo dõi trọng lượng chỉ một lần một tuần để giảm thiểu mối bận tâm về cân nặng. (2) Duy trì mô hình ăn uống với ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ lành mạnh xen kẽ các buổi. Cảm giác đói dữ dội, thiếu thốn có thể làm giảm khả năng tự kiểm soát. Hành vi nôn mửa và tẩy ruột cần phải dần loại bỏ. Sau khi kiểm soát, ăn vô độ có xu hướng cải thiện rõ rệt. Có thể gây xao lãng tâm trí bằng cách nói chuyện với ai đó, tham gia vào một hoạt động thể chất hay một hoạt động thú vị như lướt Internet giúp bệnh nhân lướt qua cảm giác muốn nôn mửa hoặc tẩy ruột. (3) Ngăn chặn ăn uống vô độ bằng cách thay thế nó với các hoạt động / hành vi khác. (4) Tập trung vào việc thay đổi nhận thức và áp dụng giải quyết vấn đề. (5) Chấm dứt hành vi ăn kiêng và các thức ăn nguyên tắc bằng những thứ có lợi hơn. (6) Phòng ngừa tái phát. Phòng ngừa tái phát là một phương pháp nhận thức hành vi quản lý tự phòng ngừa. Mục tiêu chính của nó là để giúp mọi người duy trì mục tiêu của họ và ngăn ngừa tái phát, và để giúp đỡ những người bị tái phát lại có thể lấy lại phong độ. Các tình huống có nguy cơ cao được xác định (những cảm xúc tiêu cực, xung đột giữa các cá nhân, ảnh hưởng của xã hội, trạng thái cảm xúc tích cực) và kỹ năng đối phó để phát triển. Sắp xếp lại nhận thức về những thiếu sót của bản thân chẳng hạn như: hạn chế gây trầm trọng hóa vấn đề và giảm các hiệu ứng vi phạm sự kiêng khem [Hiệu ứng vi phạm sự kiêng khem nghĩa là một người lỡ phạm một sai lầm trên con đường thay đổi của họ (loại bỏ một hành vi tiêu cực nào đó), họ thường tự trách bản thân và đổ lỗi/ buộc tội cho chính mình, họ xem chúng như những thất bại và từ bỏ hoàn toàn mục tiêu thay đổi của mình. Do đó, những người có hiệu ứng vi phạm sự kiêng khem cần phải sắp xếp lại nhận thức của mình mà cụ thể ở đây là chúng ta nên học cách tha thứ cho bản thân vì những lần sa ngã nhỏ để ngăn bản thân không rơi vào những tái phạm khác lớn hơn để từ đó họ có thể cho phép bản thân quay trở lại theo đuổi những mục tiêu của họ]. Đào tạo giáo dục, mô hình, nhập vai và trực quan cũng có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân quản lý những sai sót.

Xét đến các phản hồi của chứng ăn ói và ăn vô độ đối với các biện pháp điều trị này, các trường hợp nhẹ hơn có thể nhờ đến sự điều trị tận tâm của bác sĩ gia đình có chuyên môn. Lời khuyên đưa ra đối với chế độ ăn uống: có sự hướng dẫn của bác sĩ để có bữa ăn thường xuyên và ăn nhẹ lành mạnh. Một cuốn nhật ký ăn uống, bệnh nhân được khuyến khích ghi chú hàng ngày với sự theo dõi của bác sĩ có thể đưa ra nhiều thông tin quan trọng. Những trường hợp không thể chữa trị được thì có thể giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ tâm thần.

Theo kết quả từ những nghiên cứu dài hạn ở phương Tây cho biết có một số lượng đáng kể các bệnh nhân mắc bệnh kinh niên. Theo các báo cáo cho thấy tỷ lệ tử vong cao sớm vì biếng ăn/nhịn ăn, chủ yếu là do tự tử hoặc một số biến chứng nghiêm trọng với việc giảm cân / nôn. Các nghiên cứu cũng cho rằng nhiều trường hợp vẫn đem lại kết quả tốt. Các trường hợp kéo dài lâu năm và có kèm theo chẩn đoán rối loạn nhân cách hoặc chẩn đoán tâm thần là những yếu tố dự đoán điều trị khó hiệu quả. Đây là một hướng dẫn sơ bộ về kết quả đối với chán ăn; 1/3 làm tốt, 1/3 làm vừa phải với tái phát liên tục, và 1/3 kém với căn bệnh kéo dài. Chứng ham ăn dường như đáp ứng tốt hơn việc điều trị, và một số nghiên cứu sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức về tỷ lệ đáp ứng lên đến 80% (đi kèm với tỷ lệ bỏ điều trị giữa chừng cao).

Một số dự đoán cho rằng rối loạn ăn uống và béo phì có thể trở thành đại dịch ở Châu Á. Mặc dù vẫn còn khá sớm để đưa ra dự đoán như thế, nhưng có vẻ rất ít lý do để chứng minh rối loạn ăn uống sẽ không phổ biến. Các kết quả thu được từ các chương trình giáo dục công cộng không rõ ràng, với một số ý kiến cho rằng các thanh thiếu niên thường cập nhật các bí quyết giảm cân từ các chương trình này và thậm chí là nó cực đoan và không đúng cách. Thường thì những thông tin đều có sẵn cho các thanh thiếu niên, thông qua các phương tiện truyền thông hoặc internet, nên các chương trình giáo dục tâm lý có trách nhiệm thường cố gắng hết mức để giảm sự lan tràn về các chứng rối loạn ăn uống dường như là có ích hơn là có hại. Những nỗ lực để cải thiện kỹ năng sống, lòng tự tin và hình ảnh cơ thể ở thanh thiếu niên cũng có thể giúp ngăn ngừa rối loạn ăn uống. Một chương trình học cơ bản tập trung vào việc phát hiện bệnh sớm có thể giúp xác định các trường hợp nhập viện kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  1. Garner DM, Garfinkel PE (Eds) Handbook of treatment for eating disorders. 1997 Guildford Press, New York
  2. Brownell KD, Fairburn CG, Eds. Eating Disorders and Obesity: A Comprehensive Handbook. 1995 Guilford Press; New York
  3. Fairburn C. Overcoming Binge Eating. 1995 The Guildford Press, New York
  4. Ung EK, Lee S, Kua EH. Anorexia nervosa and bulimia A Singapore Perspective. Singapore Med J 1997; 38:332-5

Nguồn: Ghi chép và nghiên cứu của Bác sĩ Ung Eng Khean, Singapore.

Người dịch: Zoey & Vù Vù.

Biên tập: Nguyệt, Khánh Linh.

Share this: