Cách học môn Sinh hiệu quả nhất

Coi môn Sinh là niềm đam mê, luyện tập thật nhiều để thành bản năng, sắp xếp thời gian ôn luyện hợp lý... là một trong những bí quyết "giải nhì quốc gia môn Sinh học 2011" Phạm Khánh Ly chia sẻ để giật điểm cao môn Sinh học.

>>Cách ôn tập và làm bài đạt điểm cao môn Hóa
>>Học cách nhớ lâu và làm bài thi môn Địa lý
>>Học cách… quên để làm tốt bài thi môn Sử

Khuôn mặt thanh tú và đặc biệt mái tóc dài ấn tượng, Nguyễn Khánh Ly, lớp 12 chuyên Sinh, PTTH chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội là một trong những thí sinh xuất sắc giật giải nhì môn Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc vừa qua.

Chia sẻ về bí quyết học, Ly cho rằng để giành điểm cao môn Sinh không khó. "Nếu có phương pháp học tốt, em nghĩ rằng những bạn có lực học bình thường cũng có thể dễ dàng đạt điểm 7, 8 trong bài thi Đại Học", Ly tự tin chia sẻ.

Coi nó là niềm đam mê

"Em nghĩ với bất cứ một môn học nào, muốn học tốt thì trước tiên phải có niềm đam mê và yêu thích nó. Đặc biệt môn Sinh lại gắn liền với cuộc sống hằng ngày, chỉ cần để ý một chút, chúng ta có thể học môn Sinh ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, chứ không phải chỉ chăm chăm cầm sách.

Chân dung giải nhì quốc gia môn Sinh, Nguyễn Khánh Ly.

Ngoài ra, trong bài thi môn Sinh, rất nhiều câu hỏi liên quan đến lý thuyết thực tiễn. Chẳng hạn như trong cuộc sống hằng ngày, việc tìm hiểu về quá trình trao đổi chất, về những lượng vitamin trong các món ăn vừa giúp cho việc học không trở nên khô khan vừa giúp giữ gìn sức khỏe. Với riêng em, môn Sinh còn giúp em thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều bởi cảm giác được hiểu và khám phá sâu hơn về cuộc sống quanh mình", Ly chia sẻ.

Một yếu tố quan trọng nữa, theo Ly là không nên tạo cho mình áp lực quá nhiều. "Học nhiều quá cũng không phải là tốt. Xen giữa những giờ học căng thẳng có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, luyện tập thể thao để tinh thần phấn chấn. Như vậy học sẽ "vào" hơn rất nhiều", Ly bật mí.

Luyện tập nhiều để thành phản xạ

Trong việc làm bài thi môn Sinh, việc nhớ lý thuyết là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo Ly, nhớ không phải là học thuộc lòng mà phải hiểu về các khái niệm nếu không rất dễ bị các câu hỏi "đánh lừa".

Sau mỗi bài học đều có những câu hỏi, bài tập liên quan đến bài này Ly làm ngay và soạn những câu trả lời ra một cuốn tập riêng. Với việc trả lời, giải những câu hỏi bài tập phía sau mỗi bài sẽ làm mình nhớ ngay bài vừa học. Qua đó, Ly sẽ nắm được khái quát kiến thức của toàn bộ chương trình, của từng phần, từng chương và so sánh với nhau nếu có thể.

"Về bài tập, môn Sinh không có quá nhiều nhưng mình cũng phải làm nhiều để quen và tập sự phản xạ. Khi đã hình thành phản xạ có điều kiện này, mỗi khi đọc đến câu hỏi nào ngay lập tức mình sẽ nghĩ ra hướng làm ngay. Với môn thi trắc nghiệm như Sinh thì yếu tố nhanh nhạy là rất cần thiết.

Tuy nhiên, để tập được như thế đòi hỏi các bạn phải chăm chỉ và luyện tập thường xuyên. Ngoài việc làm đầy đủ các bài tập trong SGK, nên tìm mua thêm những cuốn sách bài tập tham khảo hoặc tìm trên mạng những đề thi các năm trước để thực hành. Em thường dành 2 - 3 tiếng mỗi ngày để căn thời gian luyện tập cho những đề thi trong các cuốn sách ôn tập", Ly cho biết.

Làm bài thi cần chú ý các câu “cài bẫy”

Môn này thi theo hình thức trắc nghiệm nên mỗi thí sinh cần ghi nhớ các quy định khi làm bài thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT về việc tô các đáp án đúng.

"Đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... vì có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Những câu hỏi này thường không quá khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải thật chú ý, nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".

Với câu hỏi yêu cầu tìm phương án "đúng", khi chưa xác định được chắc chắn câu trả lời, các bạn nên dùng phép loại trừ các câu sai để chọn đáp án chính xác và ngược lại, loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.

Ngoài ra, theo em theo dõi, trong đề thi Đại học thường có 3 câu hóc búa, mang tính đánh đố, thông thường nằm trong phần quản lý di truyền. Để làm được những câu hỏi này cần phải đọc sách tham khảo hoặc hỏi thêm thầy cô để tìm hiểu sâu hơn.

Trong trường hợp không thể giải được cũng không nên bỏ qua phần tô đáp án", Ly nói.

Lê Trang

Theo Bưu Điện Việt Nam

Kinh nghiệm học tốt môn Sinh học

Kinh nghiệm học tốt môn Sinh học

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về sự sống. Kiến thức của môn này rất rộng và đan xen nhau vì vậy rất khó nhớ. Để học tốt môn Sinh học, người học phải ghi nhớ và hiểu sâu các khái niệm cơ bản và vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng để làm bài tập

Nên học theo phương pháp “Tái hiện kiến thức”, phương pháp học này gồm 3 bước : a. Đi nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ. b. Về nhà sau một thời gian ngắn ăn uống và nghỉ ngơi, học viên ngồi vào bàn học tái hiện lại kiến thức [nghe giảng buổi sáng – tái hiện buổi chiều, nghe giảng buổi chiều – tái hiện ngay buổi tối]. – Với bài tập: Che bài giải của thầy cô, đọc đề để giải lại. – Với kiến thức giáo khoa: Lập dàn ý chi tiết để dễ học.

c. Một tuần sau, đúng giờ học bộ môn sinh, học viên lấy bài cũ đọc lại một lần.

a. Với phần lý thuyết: – Nhìn chung những đề tuyển sinh các năm gần đây phần giáo khoa cho rất sát chương trình, không đánh đố. Nhưng điều đó không có nghĩa là học thuộc lòng thì sẽ làm được. – Để làm được buộc học sinh phải hiểu, nhớ.

Ví dụ: Câu thuộc lòng trong SGK là: tính bổ sung của ADN [gen]. Nhưng đề thi 2005 lại cho câub hỏi là: gen có tỉ lệ A+T / G+X  = 1, 5 và có 3.109 cặp nu. Hỏi số nu từng loại => vì thế phải hiểu được lý thuyết thì mới làm được câu này.

– Để hiểu và nhớ giáo khoa, học viên phải khái quát – tổng kết về chương trình học của mình, nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức. Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau: + Nắm vững 14 chương của chương trình giáo khoa lớp 12.

+ Nắm vững số bài trong 1 chương [VD chương 1: Cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp phân tử có 7 bài].

+ Nắm vững số ý chính trong 1 bài [VD : bài ADN có 5 ý chính]. + Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.

+ Nắm vững những ví dụ chứng minh trong sách giáo khoa.

b. Với phần bài tập
– Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị: những bài tập này thuộc khoa học chính xác như toán, hóa, lý. Do đó, thí sinh phải nắm được công thức mới giải được. Ví dụ: số nu môi trường cần cung cấp cho 1 gen có 3000 nu nhân đôi 3 lần = [23 – 1]. 3000 – Bài tập qui luật di truyền [bài tập lai] thuộc khoa học thực nghiệm. Học viên sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài [biện luận và viết sơ đồ lai]. Để biện luận 1 bài tập lai ta tiến hành theo 5 bước: + Xác định tính trội, tính lặn + Quy ước gen + Xác định quy luật di truyền + Xác định kiểu gen bố mẹ + Viết sơ đồ lai [nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai].

Sau khi làm xong ta kiểm tra kiểu hình qua sơ đồ lai đúng với đề bài tập thì ta đã biện luận chính xác.

  • 3. Nội dung chương trình sinh học cần ôn tập:

Gồm 3 phần : a. Di truyền và biến dị –  Cơ sở vật chất di truyền và biến dị – Hiện tượng di truyền và biến dị – Quy luật di truyền và biến dị – Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất. b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.

c. Bài tập di truyền và biến dị.

Môn sinh học là môn có lượng kiến thức tương đối lớn, do đó nếu muốn học tốt môn Sinh cũng không hề đơn giản, bạn phải có phương pháp riêng của mình. Tham khảo 10 phương pháp học tập sau để cải thiện tình hình môn Sinh nhé:

Mục lục [Ẩn]

Sử dụng sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp hệ thống lại toàn bộ kiến thức nhanh và dễ hiểu nhất 

1. Cần phải có đam mê

Không chỉ riêng môn Sinh học, mà bất cứ môn học nào cũng vật, bạn muốn học tốt, học giỏi thì trước hết bạn phải thích môn học đó, thì mới động lực và quyết tâm để học dù bộ môn đó có khó tới đâu.

2. Không bỏ qua kiến thức trong sách giáo khoa

Lượng kiến thức trong sách giáo khoa, chiếm phần lớn lượng câu hỏi trong các kỳ thi. Do đó cần phải học chắc và kỹ những khái niệm, đặc trưng, quy luật, công thức trong sách để làm nền tảng để các bạn tiếp cận với những kiến thức mở rộng, nâng cao hơn.

3. Làm bài tập thường xuyên

Làm nhiều bài tập giúp các bạn vận dụng được phần lý thuyết vào trong bài, rèn luyện kỹ năng làm bài được tốt hơn. Trước khi làm bài tập, phần lý thuyết, các công thức, định nghĩa các bạn phải nắm thật chắc, làm nhiều dạng bài khác nhau, để tìm ra những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng, quy luật trong môn Sinh. Từ đó, sẽ tìm ra các phương pháp tính nhanh, rất hữu ích trong quá trình làm bài thi.

4. Học để hiểu, chứ đừng học vẹt

Phần lý thuyết của môn sinh học khá nhiều vì thế các bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học hết những phần lý thuyết này, chú ý đừng tiếp cận kiến thức một cách thụ động, hãy biến nó thành kiến thức của mình, hiểu rõ về bản chất, thì mới có thể áp dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, không bị nhầm lẫn khi làm bài.

5. Xây dựng sơ đồ tư duy để tổng hợp lại kiến thức

Xây dựng sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp học đem lại hiệu quả cao đối với môn Sinh. Thể hiện kiến thức trên những cành cây, trên mỗi nhánh là một ý của phần kiến thức thì khi học các bạn chỉ cần nhìn vào sơ đồ, sẽ giúp cho việc nắm kiến thức dễ dàng và tổng quan hơn rất nhiều.

6. Tự học

Tự học và ôn tập một mình sẽ tạo cho bạn thói quen sắp xếp thời gian sao cho phù hợp với lượng kiến thức cần học, và tìm thấy được sự đam mê trong việc học của mìn.

Nên kết hợp cả phần lý thuyết và phần thực hành trong quá trình học. Chuẩn bị các dụng cụ, dẽ liệu cần thiết như đề cương, bài tập tự test lượng khả năng của bản thân đang ở mức nào, cần bổ sung kiến thức của phần nào, phần nào đã nắm chắc và  cần nâng cao thêm.

7. Tái hiện lại những gì đã học ở trên lớp

Muốn thực hiện phương pháp này, thì yêu cầu, trên lớp các bạn cần chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ phần bài giảng.

Sau đó, về nhà tự ôn tập lại, nhớ lại những kiến thức vừa học được. Với phần lý thuyết, thì các bạn có thể tự xây dựng một dàn ý ngắn gọn, đủ các chi tiết quan trọng, không cần phải chính xác tới từng câu chữ, đúng ý là được.

Bài tập thì nên làm lại, và làm thêm những bài tương tự.

8. Quyết tâm và chịu khó

Không chỉ học trên lớp, mà về nhà các bạn cũng nên chăm chỉ làm các dạng bài tập để hình thành phản xạ. Một thói quen phản xạ nhanh sẽ giúp bạn làm bải và trả lời các câu hỏi rất hiệu quả.

9. Học theo nhóm

Hãy chọn một nhóm bạn có sức học tương đương hoặc khá đơn để tạo thành một nhóm, số lượng có thể từ 3-5 người. Khi học cùng nhau các bạn có thể trao đổi cùng nhau những phần nào chưa hiểu, thậm chí giảng lại bài cho bạn cũng là một cách để giúp bạn ôn tập lại.  Vừa giúp nhau tiến bộ, lại có thể hiểu bài hơn.

10. Có một cuốn sổ tay luôn đồng hành

Việc ghi chép những vấn đề mới đáng chú ý, những công thức mới, mẹo giải bài tập, hoặc các kiến thức liên quan tới môn Sinh luôn đều cần phải ghi chép lại ngay lập tức, đó là lý do vì sao bạn cần hãy luôn mang theo một cuốn sổ tay bên cạnh.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề