Cách làm lành vết thương bị trầy

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khó có thể tránh khỏi những xây xát hay tác động nào đó dẫn đến vết thương trên da. Dù là lớn hay nhỏ thì khi cơ thể xuất hiện tổn thương đều khiến bạn có cảm giác đau và nếu không cẩn thận còn dẫn đến ung mủ, nhiễm trùng. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất để bạn có thể xử lý khi vô tình gặp phải trường hợp này trong cuộc sống.

1. Như thế nào được gọi là vết thương

vết thương là một dạng tổn thương của cơ thể xuất hiện dưới dạng lớp biểu bì của da bị rách, cắt, đâm thủng hoặc chấn thương do một lực tác động mạnh. Cả hai trường hợp tổn thương biểu bì da hay chấn thương thì đều khiến cho cơ thể thấy đau. Trong trường hợp chấn thương còn có khả năng khiến cho bộ phận chịu tác động bị biến dạng, khuyết tật thậm chí là dẫn đến tử vong đột ngột nếu lực quá mạnh.

Việc xuất hiện các vết trầy xước, rách, cắt trên da là điều khó ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày

2. Cách xử lý khi da bị rách, cắt gây chảy máu

Xử lý vết thương hở được xem là kỹ năng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần phải trang bị để giúp ích cho chính mình cũng như mọi người xung quanh. Nếu bạn thực hiện khâu xử lý ban đầu tốt sẽ có hiệu quả trong việc giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, giảm triệu chứng đau, tình trạng mất máu, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Khi bạn hoặc người khác gặp vết rách, cắt hoặc bị vật nhọn đâm xuyên da dẫn đến chảy máu, bạn cần thực hiện nhanh chóng các phương pháp dưới đây để xử lý tổn thương như sau:

Cầm máu

Trước tiên, với vùng da bị chảy máu thì cần cầm máu nhanh nhất có thể bằng cách đè chặt vị trí bị rách bằng miếng băng hay bông gòn. Trong trường hợp bạn không có dụng cụ sơ cứu thì có thể dùng hai ngón tay [vết rách nhỏ, lượng máu chảy ít] hay một miếng vải sạch [vết rách lớn, máu chảy nhiều] rồi ấn thật mạnh từ trên xuống để máu ngừng chảy.

Nếu trường hợp tổn thương ngay vị trí động mạch chính thì bạn cần phải sử dụng một sợi dây mềm hay băng vải cột một vòng quanh vết thương, dùng một que nhỏ xỏ xuyên qua rồi vặn nhiều vòng để sợi dây siết chặt vùng phía trên và ép động mạch nhỏ lại để máu ngừng chảy nhanh chóng. Đồng thời gấp rút đưa người bệnh đến cơ thể y tế để xử lý vì không được buộc chặt động mạch quá lâu khiến máu không đến được cơ quan bên dưới, dẫn đến hoại tử, tàn phế.

Cầm máu nhanh chóng bằng nhiều cách để hạn chế mất máu và giảm bớt đau đớn cho người bị thương

Rửa sạch

Sau khi máu đã được cầm, bạn cần phải tiến hành bước tiếp theo là làm sạch vết rách, đồng thời kiểm tra, lấy các dị vật ra khỏi vùng bị tổn thương để hạn chế khả năng nhiễm trùng và hoạt động thực bào. Bước này sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đau, nhức tại vị trí bị cắt, rách đồng thời hạn chế được vấn đề để lại sẹo sau khi lành.

Tốt nhất bạn nên rửa bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch oxy già để sát trùng và có thể loại bỏ được bụi bẩn ở sâu bên trong sau đó dùng kẹp nhíp nhẹ nhàng lấy dị vật ra khỏi vết thương. Trường hợp vật quá lớn hay vết rách rộng, sâu thì nên đến ngay cơ sở y tế để xử lý, bạn không nên tự ý can thiệp vì có thể khiến cho tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau đớn cho người bị thương.

Băng bó

Sau khi bạn đã tiến hành xong các bước nói trên thì có thể sử dụng một chiếc khăn mềm, nhẹ nhàng lâu khô vị trí bị rách và vùng xung quanh. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng bông, gạc để băng bó, phủ kín khu vực tổn thương tối đa 24 giờ rồi tháo ra, rửa sạch và thay băng mới. Bạn cần chú ý tránh gây áp lực hay vận động quá mạnh có thể khiến vết rách chảy máu lại và lâu lành.

3. Cách xử lý vết thương đóng [chấn thương]

Vết thương đóng hay còn được gọi là chấn thương, là tình trạng cơ thể bị tổn thương khi chịu tác động bởi một lực mạnh từ bên ngoài như té ngã, va đập, sự cố khi chơi thể thao, vận động, luyện tập,... gây ra dẫn đến gãy xương, căng cơ, bong gân hoặc chấn thương phần mềm,... Nếu bạn gặp tổn thương ở dạng này thì cần phải tiến hành sơ cứu ban đầu theo các bước như sau:

  • Ngưng tất cả các hoạt động vận động của cơ thể như chạy, nhảy, đi lại,... để đảm bảo không bị thương nghiêm trọng hơn và giảm bớt cơn đau.

  • Chườm đá lạnh xung quanh vùng bị chấn thương nhằm mục đích hạn chế lượng máu cung cấp đến vị trí bị tác động, giảm tình trạng sưng và đau tạm thời.

  • Gác vị trí bị tổn thương lên cao hơn tim để máu có thể chảy ngược về tim trở lại, hạn chế lượng máu tưới đến vết thương, nhằm cầm máu, giảm đau cho người gặp nạn.

  • Dùng nẹp y tế chuyên dụng để băng bó và cố định vùng bị chấn thương để tránh các tác động trong quá trình vận chuyển người bị thương đến cơ sở y tế.

Chườm đá sẽ giúp người bị thương giảm tình trạng sưng tấy và triệu chứng đau sau khi cơ thể chịu tác động

4. Những lưu ý khi cơ thể bị thương

Nếu bạn bị vết thương hở, nhất là tại các vị trí dễ nhìn thấy thì nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm như các loại thức ăn chế biến từ nếp, thịt gà,... vì có thể gây ung mủ, đau nhức và khiến vùng bị tổn thương lâu lành.

  • Để tránh để lại sẹo lồi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì bạn cũng nên kiêng thịt bò, trứng, hải sản,...

  • Chỉ nên sử dụng oxy già để rửa vết thương mới để loại hết bụi bẩn, không nên dùng sau khi đã xử lý xong các bước sơ cứu ban đầu vì có thể khiến vùng bị tổn thương kích thích và ăn mòn liên tục dẫn đến khó hồi phục.

  • Khi các tổn thương có dấu hiệu hồi phục và đóng vảy có thể khiến bạn có cảm giác ngứa ran nhưng bạn không được gãi hay cạo lớp vảy để tránh để lại sẹo, nám da hoặc vết trầy xước.

Hải sản là thực phẩm mà bạn cần tránh khi gặp vết thương hở để tránh tạo thành sẹo

Đối với các vết thương đóng thì bạn cần tránh một số điều sau:

  • Không bôi dầu nóng, dầu gió ngay sau khi cơ thể chịu tác động vì sẽ dẫn đến máu nuôi tưới đến tổn thương nhiều hơn, gây đau nhức và tình trạng có thể diễn biến xấu đi. Hơn nữa, việc cố vận động trong vòng 72 giờ đầu sau khi bị tác động có thể khiến tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn.

  • Không thoa rượu, cồn hay các phương pháp dân gian không chính thống cũng như massage xung quanh vùng bị thương.

Những kiến thức nói trên đều vô cùng quan trọng và cần thiết mà bất cứ ai cũng phải trang bị cho chính mình. Nếu bạn muốn được tư vấn nhiều hơn, có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.

Xử trí vết thương ngoài da không khó, nhưng nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm. Trong bài viết này, Bác sĩ của YouMed sẽ hướng dẫn bạn các bước chăm sóc vết thương cơ bản nhất. Vết thương ngoài da bao gồm các vết cắt và vết trầy xước da. Đây là các tình huống thường gặp trong cuộc sống thường ngày. 

1. Làm sạch vết thương ngoài da

Đầu tiên, luôn nhớ rửa sạch tay bạn với xà phòng để tránh gây nhiễm trùng.

Hãy rửa sạch vết thương ngay dưới vòi nước sạch đang chảy. Đó là cách đơn giản nhất!

Tốt hơn, bạn có thể rửa vết thương với dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vùng da xung quanh với xà phòng [lưu ý không để xà phòng vào trực tiếp vết thương]. Hãy nhớ rằng oxy già, cồn không giúp ích trong trường hợp này, thậm chí có thể làm vết thương tệ hơn.

Nếu có bụi bẩn, thủy tinh hoặc vật thể khác trong vết thương của bạn, hãy cố gắng rửa sạch. Bạn có thể lấy ra bằng dụng cụ đã được sát khuẩn với cồn. Nếu đã cố gắng mà bạn vẫn không thể lấy dị vật ra, hãy nhờ đến bác sĩ.

Rửa vết thương ngoài da dưới vòi nước đang chảy là cách đơn giản nhất

2. Cầm máu vết thương ngoài da

Các vết thương nhỏ thường sẽ có xu hướng tự cầm máu. Tuy nhiên, nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu, hãy ấn một miếng vải sạch hoặc băng chặt vào khu vực đó trong 20 phút. Bạn có thể cách giữ vết thương trên mức cao hơn tim của bạn. Nếu chảy máu không ngừng sau 20 phút, hãy gọi bác sĩ của bạn.

3. Thoa thuốc mỡ kháng sinh

Thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh lên bề mặt vết thương để giữ ẩm bề mặt và giúp ngăn ngừa sẹo.

Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng ở một số người. Hãy dừng sử dụng lại ngay nếu có dấu hiệu và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.

>> Xem thêm: Các đặc điểm và phương pháp điều trị sẹo lồi

4. Băng vết thương

Che vết thương bằng băng, gạc cuộn sạch. Nếu vết thương chỉ là một vết xước nhỏ hoặc vết trầy xước, hãy để nó thoáng, không cần che chắn.

Băng vết thương ngoài da với gạc hoặc băng sạch

5. Thay băng vết thương ngoài da

Thay băng ít nhất 1 đến 2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương của bạn lành lại. Giữ cho băng luôn sạch và khô, hãy thay băng bất cứ khi nào băng bị ướt hoặc bẩn.

6. Tiêm phòng uốn ván

Hãy tiêm phòng uốn ván nếu bạn chưa tiêm mũi nào trong năm năm qua và vết thương sâu hoặc bẩn. Theo dõi video sau để biết thêm chi tiết:

7. Theo dõi, chăm sóc vết thương ngoài da

Theo dõi các dấu hiệu nếu vết thương của bạn bị nhiễm trùng.

Hầu hết các vết cắt và vết trầy xước sẽ tự lành trong vòng 7 đến 10 ngày. Khi vết cắt hoặc vết trầy của bạn lành lại, một lớp vảy sẽ hình thành. Hãy chắc chắn để nó tự lành và không cố gắng gỡ ra.

Gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

  • Sốt
  • Đỏ, sưng, ấm hoặc đau tăng xung quanh vết thương
  • Mủ chảy ra từ vết cắt hoặc cạo
  • Các quầng đỏ trên da xung quanh vết thương

Các vết thương đâm xuyên có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. 

Hình ảnh vết thương ngoài da bị nhiễm trùng

Vết thương ngoài da tương đối dễ chăm sóc và đơn giản. Tuy nhiên, nếu chủ quan bỏ qua, nó có thể trầm trọng hơn. Chắc chắn bạn không muốn nó để lại sẹo hoặc bị nhiễm trùng chứ nhỉ? Vì vậy, hãy làm theo hướng dẫn của YouMed để chăm sóc vết thương đúng cách. Và đừng ngại để lại câu hỏi hoặc tham khảo thêm các bài viết về sơ cấp cứu ban đầu trên YouMed nhé!

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề