Cách làm sạch dạ dày lợn bằng bột mì

Dạ dày lợn là món khoái khẩu của nhiều người nhưng cũng vì ngại làm sạch mà bạn không mấy hứng thú chế biến. Mách bạn một số cách làm sạch dạ dày chuẩn dưới đây.

Cách chọn dạ dày lợn

Trước tiên, để mua được dạ dày lợn ngon, chị em nội trợ nên đi chợ sớm. Thông thường trọng lượng một chiếc dạ dày khoảng 600-800g, nên chọn dạ dày trông vừa phải mà nặng, sờ chắc tay, sẽ dày hơn so với chiếc to mà trọng lượng không lớn. Chọn dạ dày có màu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.

Cách làm sạch dạ dày lợn

Sau khi mua về, các chị em nội trợ có thể áp dụng nhiều cách để làm sạch cũng như khử mùi hôi dạ dày. Thông thường nhiều người hay dùng muối để bóp dạ dày, tuy nhiên theo tham khảo của nhiều người bán hàng thì việc này là không nên bởi muối sẽ làm dạ dày co lại, khiến nó bị dai.

Sử dụng chanh, giấm, gừng hoặc bột mì để làm sạch dạ dày cực hiệu quả.

Cách phổ biến nhất mọi người có thể làm là dùng giấm, chanh, đặc biệt nếu ủ được mẻ chua để bóp dạ dày sẽ rất sạch và đánh bay các mùi hôi. Lộn mặt trái, bóp kỹ các nếp gấp; dùng dao cạo sạch các mảng bám trên dạ dày. Rửa lại vài lần cho thật sạch. Hoặc cũng có thể đun một nồi nước, cho gừng, sả vào đun sôi, sau đó thả dạ dày vào chần qua trong vài giây. Sau đó rửa sạch lại dạ dày dưới vòi nước lạnh.

Món dạ dày lợn sẽ thơm ngon hơn khi được làm sạch và khử mùi đúng cách

Bên cạnh đó, nhiều người còn rắc một chút bột mì vào mặt trong dạ dày, bóp cho hết nhớt rồi rửa sạch. Có thể bóp lại thêm với giấm, chanh nữa cho hết mùi hôi. Một cách cũng khá đơn giản là bỏ dạ dày đã lộn trái lên chảo nóng, để vài giây rồi lật mặt kia. Có thể rưới lên một thìa nước mắm. Ngay sau đó lấy ra rửa lại dưới nước lạnh. Cách này sẽ giúp lấy sạch mọi nhớt ở bao tử, nước mắm cũng khử mùi hôi, bóp lại với chanh sẽ sạch hơn.

Cách luộc dạ dày lợn giòn và ngon

Những người có kinh nghiệm luộc dạ dày lợn cho biết, chỉ cần cho dạ dày lợn đã làm sạch vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu, sau đó đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Tiếp đến, vớt dạ dày ra ngâm vào nước lạnh, chắc chắn sẽ có ngay món dạ dày lợn giòn, ngon.

Luộc dạ dày thơm giòn cực ngon với các bí quyết đơn giản

Hay có một cách làm khác là đun nước sôi, thả dạ dày vào luộc đến khi nước lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. Trong lúc nhúng dạ dày vào bát nước lạnh vẫn đun nước trong nồi cho sôi. Lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. Lần cuối cùng, lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra cho vào bát nước lạnh. Lần này nên thay bát nước, cho ít đá và vắt vài giọt chanh, dạ dày sẽ trắng và giòn.

Cách này cũng có thể áp dụng cho cả lòng non và tràng heo. Lòng non chỉ cần nhúng nước sôi 1 lần, còn dạ dày thì khoảng 3-4 lần, lòng già thì 6-7 lần.

[ST]

Cách làm bao tử heo không hôi bằng những mẹo đơn giản.Bao tử là món ăn khoái khẩu của nhiều người và rất thích hợp để làm món nhắm. Tuy nhiên quá trình sơ chế thường mất nhiều thời gian. Bạn cần làm thật kỹ để bao tử hết mùi hôi.
 

CÁCH LÀM BAO TỬ HEO KHÔNG HÔI

Cách 1:

1. Lộn trái bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy

2. Giữ nguyên bề trái, cho bột mỳ vào bóp thật kỹ để bao tử ra nhớt.

3. Tiếp tục cho muối vào, bóp xát mạnh tay nhiều lần trước khi rửa lại.

4. Chần bao tử vào nước sôi, vớt ra rửa lại, chà chanh thật đều cho trắng.

5. lại thật sạch, lộn ngược, dùng dao cắt bỏ bớt lớp mỡ bám bên ngoài.

6. Bao tử sau khi sơ chế đã trắng sạch

Cách 2:

Để bao tử heo mất mùi khó chịu, hãy bóp muối cho hết nhớt, rửa lại cho sạch. Sau đó cho một ít nước mắm, muối vào chảo nấu sôi, thả bao tử vào chần cho tới khi cạn nước, nghe tiếng xèo xèo. Làm như thế bao tử heo sẽ sạch và thơm ngon hơn khi chế biến các món ăn.

Cách 3:

Một cách khác đơn giản hơn là bạn có thể dùng bột mì, và muối bóp thật mạnh tay cũng giúp bao tử heo sạch nhớt. Nhưng với cách này bao tử heo sẽ vẫn còn một chút mùi khó chịu.

Cách 4

Muốn bao tử mềm ngon sau khi đã làm sạch, hãy lấy một ít gạo [ngâm qua nước] nhồi vào trong, rồi luộc khoảng nửa giờ, vớt bao tử ra, bỏ phần cơm bên trong đi, lúc này bao tử sẽ rất mềm, có thể dùng ngay hoặc làm gỏi rất ngon.

 Cách 5:

Đầu tiên bạn lộn trái bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy; sau đó cho bột mỳ vào bóp kỹ để bao tử ra nhớt. Tiếp tục bóp muối nhiều lần rồi chần bao tử với nước sôi, vớt ra rửa lại và chà xát với chanh cho bao tử thật trắng. Cuối cùng bạn lộn bao tử ngược lại và cạo bỏ lớp mỡ dính vào nó là được

Cách 6:

Với món bao tử heo, người nội trợ thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn còn mùi. Để chế biến bao tử ngon, trắng và giòn thì cần sơ chế đúng cách.

Cách một, dùng bột mì và muối chà xát vào bao tử để khử bớt mùi tanh, nhưng cách này không làm sạch nhớt. Cách hai, lộn trái bao tử, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt, tiếp tục làm nóng chảo và cho bao tử vào làm như vậy đến lần thứ ba thì cho ngay vào một ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng hai phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát, xả nước thật mạnh. Với cách này, bao tử heo sạch và trắng.

Bao tử heo trước khi chế biến món ăn thường được luộc. Khi luộc, chú ý không cho bao tử vào nồi khi nước chưa sôi, nên cho ít phèn chua hoặc rượu trắng, không nên cho muối khi luộc, vì sẽ làm bao tử co lại và dai hơn. Khi luộc phải để bao tử heo ngập nước. Bao tử chín thì cho vào ngâm trong chậu nước đá có cho vài giọt nước cốt chanh để được trắng và giòn. Sau đó có thể trộn gỏi, ngâm nước mắm, nấu cháo, phá lấu, kho tiêu.

CÁCH LÀM SẠCH CÁC BỘ PHẬN KHÁC CỦA  HEO

- Nội tạng heo [ruột, bao tử, gan, cật] được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, tuy nhiên, trước khi nấu, bạn phải biết cách làm sạch và khử mùi hôi, tanh của chúng.

Cật, gan

Cật heo mua về phải bổ đôi, dùng dao bén lạng bỏ màng trắng ở hai phần, sau đó rắc muối đều lên cật, bóp đều rồi rửa sạch. Hoặc có thể ngâm cật heo trong rượu trắng cho hết mùi tanh. Khi chế biến, nên dùng dao nhọn khía bề mặt bầu dục để khi trình bày món ăn được đẹp hơn.

Ngoài cật và bao tử heo, gan cũng là phần nội tạng được nhiều người ưa dùng. Nên tránh mua những phần gan có đốm đỏ hoặc trắng, hoặc sờ vào thấy cứng. Rửa gan sạch, cho thêm chút rượu trắng để bớt tanh. Trước khi xào nấu, ướp gan với ít giấm, để gan giòn và máu không bị thấm ra ngoài.

Ruột [lòng]

Cũng giống bao tử, ruột heo mua về nên lộn trái, vuốt cho sạch hết chất dơ, xát lại với bột mì [hoặc giấm, nước cốt chanh] và muối, rửa sạch bằng nước lạnh. Nấu một ít nước sôi, cho ruột vào chần sơ [không luộc kỹ quá], rồi vuốt sạch lần nữa.

Khi luộc ruột heo, để ruột giòn và không bị mùi hôi: nấu nước sôi, cho ít củ hành nướng sơ đập giập vào, cho ruột vào luộc, khi nước sôi lại để thêm khoảng vài phút là được. Chuẩn bị một tô nước sôi để nguội pha giấm hoặc phèn chua, cho ruột đã luộc vào ngâm.

Lưỡi heo

Với phần lưỡi heo, khâu sơ chế khó nhất nằm ở việc cạo những mảng bám trắng nằm sâu trong cuống lưỡi. Để những mảng bám tróc dễ dàng thì phải trụng qua nước sôi, nhưng không được trụng lâu quá, mảng bám sẽ bám chặt vào lưỡi, khó cạo hơn. Do đó, cách tốt nhất là bạn cho một ít nước sôi vào nồi rồi nhúng phần mặt lưỡi có mảng bám xuống trong vòng khoảng hai phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh rồi dùng dao cạo mạnh. Sau cùng, để hạn chế mùi tanh, rửa lưỡi lại với ít nước pha giấm hoặc dùng muối hột chà xát vào phần mặt lưỡi rồi rửa lại. Với lưỡi, bạn có thể luộc, làm món phá lấu, xào với dưa chua…

Gan heo

Gan khi mua nên lựa kỹ, tránh những phần gan lốm đốm đỏ hoặc trắng, sờ vào thấy cưng cứng. Khi rửa, vẫn rửa với nước sạch bình thường, nhiều người kỹ hơn, cho ít rượu vào nước và rửa cùng để bớt tanh. Khi chế biến gan, quan trọng nhất là khâu ướp, nên cho vào gan ít giấm, gan sẽ giòn và không bị thấm máu ra ngoài.

Dạ dày heo

Dạ dày nên mua loại vừa phải, không quá to và có màu sắc trắng hồng. Khi sơ chế phải lộn ngược mặt trong, cạo rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó xát muối. Dân gian còn có một cách hay để loại bỏ phần màng nhầy bám trên dạ dày là bắc một chảo có ít nước mắm lên bếp, đun sôi, sau đó cho thẳng phần dạ dày đã lộn mặt trong vào quay vài vòng, lấy ra cạo rửa thêm lần nữa để dạ dày sạch. Muốn dạ dày giòn mềm, nên luộc dạ dày chín trước, sau đó thái miếng mỏng, cho vào một tô nước nóng rồi đem hấp lại, dạ dày sẽ nở to, giòn và mềm hơn. Ngoài ra, khi chế biến, không nên ướp dạ dày với muối vì như thế, dạ dày sẽ co lại và rất dai.

Cật heo

Cật heo ngon sẽ đều màu và sậm, không lốm đốm vàng đỏ. Sau khi rửa xong, bạn thái cật rồi cho vào một ít giấm rồi tiếp tục ngâm phần cật này vào nước khoảng 10 phút, cật sẽ nở ra, không còn máu, hết mùi tanh, cật sẽ vừa trắng vừa giòn.

THAM KHẢO: MẸO LUỘC THỊT KHÔNG HÔI
 

Với sức nóng của mùa hè, các món thịt thường ngày được chế biến thành nhiều món cầu kỳ như nướng, xào, quay… thì nay chị em lại lựa chọn giải pháp biến các loại thịt thành những món luộc.

Thịt lợn

Thịt lợn là thực phẩm mà chị em thường chế biến thành các món ăn hàng ngày trong bữa cơm gia đình. Thông thường, những con lợn khỏe mạnh thịt sẽ rất thơm và ngon. Tuy nhiên, chẳng may, vì một lý do nào đó mà bạn mua đúng miếng thịt có mùi hôi thì cũng đừng lo lắng quá nhé.

Theo kinh nghiệm được chia sẻ, nếu gặp phải trường hợp này, khi luộc ta cho vào thịt một củ hành đập dập vào. Hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, chị em có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Ngoài ra, muốn giữ cho miếng thịt được trắng sau khi để ra không khí một thời gian vài tiếng đồng hồ thì chị em hãy làm theo cách như sau:

- Nấu nồi nước trong đó có bỏ một ít giấm và một ít muối, đợi nước sôi thì thả miếng thịt vào. Để sôi khoảng 3 phút thì đổ hết nước đó và rửa miếng thịt cho thật sạch.

- Nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Muốn biết thịt luộc chín chưa thì xiên chiếc đũa qua miếng thịt và không thấy nước hồng hồng chảy ra là thịt đã chín. Đem thịt luộc ra rửa lại bằng nước lạnh [nước đun sôi để nguội].

Thịt vịt

Món vịt luộc được nhiều gia đình lựa chọn rất nhiều trong các bữa cơm mùa hè bởi thịt vịt ăn rất ngon và mát.

Tuy nhiên, đặc trưng của thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn.

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt. Chẳng may quên phần này, lúc luộc lên, một phần chất nhờn tiết ra sẽ rất hôi khiến món vịt trở nên khó ăn hơn.

Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Nhiều chị em còn chia sẻ, khi luộc vịt, đập dập vài củ sả cho vào nước luộc, mùi hôi của vịt cũng sẽ hết.

Thịt bò

Món thịt bò rất ít khi được đem để luộc. Tuy nhiên, với món thịt bò cuốn lá cải, chắc chắn bạn phải sử dụng phương pháp chế biến này. Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt lợn, do đó, để khử mùi của thịt bò, chị em có thể làm như sau nhé:

- Nướng một củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt bò, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Cuối cùng chị em chỉ việc cho thịt vào luộc chín rồi đem cuốn lá cải và thưởng thức thôi.

Video liên quan

Chủ Đề