Cách tỉa mai chiếu thủy

Như chúng ta được biết ngoài cây mai vàng ra thì hiện nay loài cây mai chiếu thủy cũng đang chiếm được sự ưu ái của nhiều người chơi cây cảnh. Và vì nhu cầu càng lớn trong thị trường cây cảnh hiện nay mà nhiều người đã lựa chọn đầu tư vào trồng mai chiếu thủy. Vậy cách trồng và chăm sóc mai chiếu thủy phải đạt yêu cầu gì và chăm sóc như thế nào để cây phát triển xanh tốt. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viếtdưới đây.

Mục lục

  • 1. Đặc tính của cây mai chiếu thủy
    • 1.1. Cây mai chiếu thủy là loài cây gì?
    • 1.2. Đặc tính của cây mai chiếu thủy
    • 1.3. Các loại mai chiếu thủy
      • 1.3.1. Mai chiếu thủy lá lớn
      • 1.3.2. Mai chiếu thủy lá trung
      • 1.3.3. Mai chiếu thủy lá kim
  • 2. Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy
    • 2.1. Lựa chọn đất trồng mai chiếu thủy
    • 2.2. Bón phân cho cây
    • 2.3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai chiếu thủy
    • 2.4. Chăm sóc khi cây ra hoa
  • 3. Cách nhân giống mai chiếu thủy

1. Đặc tính của cây mai chiếu thủy

Mỗi loại cây đều mang trong mình những đặc tính riêng, phải hiểu về những đặc tính của chúng mới có thể chăm bón cho cây sinh trưởng tốt và cây mai chiếu thủy cũng vậy.

1.1. Cây mai chiếu thủy là loài cây gì?

Cây mai chiếu thủy hay còn gọi là cây mai chiếu thổ, có tên khoa học là Wrightia religiosa. Đây là loại cây lâu năm có thân xù xì, cành nhánh nhiều và mềm nên dễ uốn, lá nhỏ vừa hình trái xoan, cây có hoa màu trắng và đặc biệt là hoa nở thành chùm quanh năm, hoa có mùi thơm nhè nhẹ khá cuốn hút tạo nên cảm giác dễ chịu. Hoa của cây chiếu thủy nở không hướng lên trên mà hướng xuống dưới đất nên gọi là chiếu thổ hay chiếu thủy, đồng thời hoa có năm cánh tựa giống hoa mai vàng nên chúng mới có cái tên gọi là mai chiếu thủy là như vậy.

Cây mai chiếu thủy vừa là một loài hoa vừa là một loài cây cảnh đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, chúng thường dùng để trưng bày và trang trí ở khuôn viên sân vườn hoặc trong không gian sống trong nhà.

Đây cũng là loại cây mang ý nghĩa trong đời sống phong thủy, đó chính là đem lại may mắn trong tiền tài, sự ổn định và bình an cho gia chủ.

>>> Xem thêm: Top phân bón kích rễ được sử dụng nhiều nhất

1.2. Đặc tính của cây mai chiếu thủy

Đối với cây mai chiếu thủy, chúng ta sẽ cần chú ý và quan tâm đến những đặc tính quan trọng như sau:

  • Bộ rễ của cây mai chiếu thủy rất đặc biệt và chia thành nhiều loại bao gồm: rễ chính, rễ ngang, rễ phụ và rễ đứng tạo thành rễ chùm giúp cây lấy dinh dưỡng và phát triển thuận lợi đặc biệt là khả năng thấm hút cao của loài cây này giúp cho cây dễ dàng sinh sống hơn. Bởi vậy mà người ta thường lựa chọn vùng đất rộng rãi để trồng loại cây này.
  • Khá giống như cây mai vàng, cây mai chiếu thủy cũng ưa sinh sôi trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và không ưa khí hậu lạnh, vì vậy chúng được trồng nhiều hơn ở những vùng nóng ẩm quanh năm như vùng phía nam ở nước ta.
  • Trên thân xù xì của cây mai chiếu thủy sẽ có vài nốt nhỏ và thân cây sẽ có màu trắng hoặc xám đen thùy thuộc vào từng loại giống cây.
  • Đây là loại cây ưa nắng nhưng chịu được hạn kém, vẫn sinh trưởng tốt khi ở bóng râm, nếu ánh nắng nhiều và gay gắt trong vài ngày cũng có thể khiến cây vàng lá và cháy lá.
  • Cây thường nở hoa vào mùa nắng, nên trước mùa nắng cây cần một lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển và trổ bông.

1.3. Các loại mai chiếu thủy

1.3.1. Mai chiếu thủy lá lớn

1.3.2. Mai chiếu thủy lá trung

1.3.3. Mai chiếu thủy lá kim

2. Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

Đối với mỗi loại cây đều có cách chăm sóc riêng, vậy với mai chiếu thủy chúng ta cần chăm sóc như thế nào mới đúng cách?

2.1. Lựa chọn đất trồng mai chiếu thủy

Đất trồng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi trồng cây, vì vậy trước khi bắt tay vào trồng một loại cây nào chúng ta cần quan tâm đến loại đất phù hợp với loại cây đó. Còn đối với cây mai chiếu thủy sẽ phù hợp với loại đất trồng như thế nào?

Mai chiếu thủy là loại cây khá dễ trồng, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ngay cả khi trong điều kiện khắc nghiệt nên chúng có thể trồng được ở bất cứ vùng miền nào ở nước ta. Tuy nhiên thì cây sẽ phát triển tốt nhất vẫn là ở vùng phía nam nước ta bởi có hai mùa rõ rệt nắng và mưa, thuận tiện cho việc chăm sóc cây.

Lựa chọn đất trồng phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt

Vì là loại cây mang sức sống mãnh liệt nên chúng phù hợp với đa số các loại đất trồng, và điển hình là loại đất thịt, đất phù sa và thậm chí là đất đỏ cũng có thể trồng được chỉ cần là loại đất không quá khô cằn thì cây sẽ có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong việc trồng mai chiếu thủy, thì trước khi trồng bạn nên xới đất cho tơi, bởi vì khi cây được trồng ở đất tơi xốp và nhiều mùn sẽ tạo nên độ thoáng khí phù hợp và giữ được độ ẩm nhất định giúp cây lấy được nhiều nguồn dinh dưỡng từ đất nhất.

Độ PH trong đất trồng là vào khoảng 5.5 6.5 là lý tưởng nhất để cây sống tốt, thêm vào đó qua quá trình chăm bón phân và giữ độ ẩm cho đất sẽ cho hiệu quả tối đa cho việc trồng trọt loài cây này.

>>> Xem thêm: Hạt giống rau và những điều cần biết khi ươm trồng

2.2. Bón phân cho cây

Khi chăm sóc cây trồng chúng ta chắc chắn không thể bỏ được công đoạn chăm bón phân cho cây. Đây thực chất là tạo chất dinh dưỡng cho đất trồng bộ rễ của cây hấp thụ những chất dinh dưỡng đó để nuôi dưỡng cây.

Loại phân bón phù hợp cho mai chiếu thủy là loại phân bón hữu cơ như phân chuồng ủ hoai, phân dê và các loại phân vi sinh như NPK, DAP,

Bón phân là việc rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây

Với loại phân hữu cơ, phân tươi ta phơi khô rồi rải xung quanh gốc cây, đặc biệt không nên bón quá nhiều cũng không vun vào một chỗ nhất định. Với những loại phân vi sinh, phân hạt ta tiến hành pha loãng với nước với tỷ lệ nhất định và tăng dần lượng tưới cùng với sự tăng trưởng của cây.

Đối với loại cây trồng ở vườn hay trồng ở chậu, khi bón phân chúng ta nên rắc đều và vùi xuống đất, không nên bón trực tiếp vào gốc tránh việc khiến cây bị nóng.

>>> Xem thêm: Mua phân bón hữu cơ cho rau ở đâu chất lượng nhất?

2.3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy là loại cây dễ sống và chúng có sức sống mãnh liệt nên loài cây này cũng rất ít bị sâu bệnh, tuy nhiên vào những màu mưa ẩm ướt kéo dài cũng không thể tránh khỏi được sâu đục thân và ăn lá. Vì vậy mà đầu mùa mưa ta cần quan sát kĩ để phun thuốc trừ sâu bệnh kịp thời.

Vào thời kỳ cây trổ hoa cũng là lúc thu hút nhiều sâu bọ và ong bướm đến khiến tốc độ hoa nở kém bởi đặc tính mùi hương của mai chiếu thủy là có mùi hương khá thu hút. Khi gặp vấn đề này bạn chỉ cần tưới nước và chú ý bắt bỏ kén sâu bướm ở trên cây. Đồng thời ta nên thường xuyên cắt tỉa lá để cây nhanh lớn, dáng đẹp và thoáng cây.

Tỉa cành nhánh và loại trừ sâu bướm cho cây

2.4. Chăm sóc khi cây ra hoa

Đối với mai chiếu thủy, cành và nhánh ra nhiều sẽ khiến cây ra hoa ít vì vậy mà ta nên tỉa cành cho cây thường xuyên. Mùa nắng là thời điểm cây sinh trưởng ta nên tỉa 1 tuần/lần còn vào mùa mưa ta nên tỉa 1 tháng/lần, đồng thời nên tiến hành cắt tỉa trước khi cây ra hoa khoảng 30-40 ngày là đẹp nhất

Mai chiếu thủy không chỉ là một loài cây mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn là mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Chính vì vậy khi trồng chúng ta nên lựa chọn đất trồng mai chiếu thủy phù hợp nhất và có cách chăm sóc cho cây mai chiếu thủy đạt hiệu quả nhất nhé!

3. Cách nhân giống mai chiếu thủy

Trong kỹ thuật nhân giống cây mai chiếu thủy thì có 2 phương pháp đó là: giâm cành,chiết cành.

Đặc biệt, hiện nay giâm cành trong nước là phương pháp được dùng nhiều. Để thực hiện kỹ thuật này bạn làm như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn cành nhân giống, phải là những cành đủ độ cứng
  • Bước 2: Cắt cành giâm với độ dài vừa đủ để bạn có thể tạo dáng cho cây sau này. Chúng ta nên cắt khoảng 15cm.
  • Bước 3: Giâm cành vào cốc nước [có thể pha thêm 1 ít thuốc kích rễ N3M để tăng hiệu quả ra rễ].

Thời gian để cành giâm ra rễ khoảng 2 tháng.

Lưu ý: Thay nước thường xuyên để cây ra rễ nhanh. Khoảng 3 đến 4 tháng khi mai chiếu thủy ra nhiều rễ thì bạn mang ra trồng ở đất.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.


Tư vấn khảo sát công trìnhTư vấn kỹ thuật trồng câyTư vấn sản phẩm



Video liên quan

Chủ Đề