Cách trồng cây thông Đà Lạt

Các loại cây thông ở Đà Lạt là chủ đề mà Thế Giới Làm Vườn muốn chia sẻ đến các bạn trong bài viết này. Cây thông là loại cây thân gỗ quả nón nổi tiếng và có giá trị thương mại cao, là biểu tượng của Lễ Giáng Sinh, lễ năm mới ở châu Âu và có rất nhiều loại họ thông khác nhau. Những thông tin về các loại cây thông cũng như ý nghĩa, tác dụng và đặc điểm của chúng đều có cả ở nội dung bên dưới.

Đặc điểm cây thông

Họ thông có tên khoa học là Pinaceae, thuộc bộ thông cùng họ với tùng, tuyết tùng, thủy tùng và tùng la hán. Họ thông rất đa dạng với từ 220-250 loại cây thông khác nhau. Đặc điểm chung của các cây này là thân gỗ, có nhựa thơm và các tán lá tạo thành hình tháp. Cây thông gỗ sống rất thọ từ 100 lên đến tận 1000 năm. Chiều cao các loài khác biệt khá lớn từ 2-100m.Cây thông

Cây thông chủ yếu sinh trưởng tại các vùng ôn đới ở bắc bán cầu. Tuy nhiên các vùng nhiệt đới và hàn đới cũng tìm thấy cây này. Các khu vực như tây nam Trung Quốc, Mexico, miền trung Nhật bản hay California có sự đa dạng các loài thông nhiều nhất.

Cây thông có những đặc điểm cơ bản rất dễ để nhận diện 

Vỏ cây thông khá dày, có màu nâu đỏ nhạt và có những vết nứt dọc thân cây. Gỗ thông có màu vàng cam, mềm, có mùi thơm nhẹ nên được dùng làm đồ gia dụng.

ADVERTISEMENT

Các cành thông mọc đối hoặc vòng xoắn; lá thông có hình kim, hình dải hoặc hình vẩy xếp theo đường xoắn ốc hoặc thành cụm trên đầu cành ngắn. Lá cây thông khi sờ có cảm giác khô, cứng, đầu lá sắc nhọn. cây thông xanh

Quả thông có vỏ cứng, hình trái xoan, hạt mềm ăn được. Hạt thông rất giàu dinh dưỡng và nằm trong thực đơn ăn uống của các nước châu Âu.

Ở Đà Lạt có những loại thông nào?

Cây thông ba lá

Đây là loài cây phổ biến nhất ở nước ta, xuất hiện chủ yếu ở cao nguyên Lang Biang. Nó là loài cây thân gỗ lớn, là cây thông lá kim điển hình với 3 lá kim được đính trên một đầu cành. Lá kim dài khoảng 20 tới 30cm, có màu xanh lục. Cây thông ba lá có khá ít nhựa, tuy nhiên nhựa cây có mùi hắc đặc trưng.

Nón của cây thông ba lá thường chín trong khoảng từ 2 đến 3 năm. Khi chín thì nón có chiều cao khoảng 10cm, rộng khoảng 5 tới 6cm. Do nó có khá ít nhựa cho nên ít khi được trồng để lấy nhựa, chủ yếu là lấy gỗ để làm đồ nội thất và gia dụng. Ngoài ra cây thông ba lá còn là nguyên liệu sản xuất bột giấy.

Thông bá lá là một trong những loại thông xuất hiện phổ biến tại tỉnh Lâm Đồng

Cây thông ba lá lá kim vốn được phân bố rộng rãi tại các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây thông ba lá xuất hiện ở nước ta chủ yếu tại cao nguyên Langbiang từ độ cao từ 1000 đến 1700 mét so với mực nước biển. Tuy nhiên tại cao nguyên Di Linh vẫn xuất hiện được các loài thông được trồng ở độ cao dưới 1000 mét so với mực nước biển.

Cây thông năm lá

Ngoài cây thông ba lá lá kim được kể tới ở trên, nước ta vẫn còn sự xuất hiện của loài cây thông năm lá. Đây là loài cây có lá kim được mọc thành cụm năm lá một và có chiều dài lá từ 15 cho đến 30cm. Kích thước nón thông lớn, từ 8 đến 10cm, trong quả thông chứa khá là nhiều hạt với các kích thước khác nhau. Loài cây thông năm lá mọc ở nước ta là khá hiếm, chúng được phát hiện là đang mọc tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Có tại Mai Châu, Hòa Bình.

Cây thông năm lá được tìm ở Pà Có mới phát triển không được lâu, chỉ vài năm trở lại đây mà thôi, chúng có đặc điểm khác xa so với cây thông ba lá hay cây thông Đà Lạt. Nhiều người cho rằng, loài thông năm lá này có xuất xứ từ Trung Quốc.

Cây thông Đà Lạt

Cây thông Đà Lạt hay còn là loài cây thông lá kim có năm lá, được trồng và xuất hiện ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Là loài cây lấy gỗ với thân cây lớn, cao hơn 35 mét, bề rộng từ 50 tới 80cm. Mỗi cành cây đều có mang 5 lá kim đặc trưng, mọc thành cụm với chiều dài lá từ 30 tới 40cm. Lá cây có răng cưa, có lỗ khí xuất hiện ở hai hàng tán lá. Nón cây thông là đơn tính, nón cái có hình trụ, có chiều dài từ 6 tới 10cm. Khi nón thông đến độ chín thì có màu đen xám, hạt của nó dài khoảng 1cm, đường kính 0,5cm.

Thông Đà Lạt dường như đã trở thành một hình tượng nổi tiếng không thể kể thiếu khi nói về vùng đất này

Cây thông Đà Lạt được nuôi trồng để lấy gỗ làm đồ gia dụng và nội thất chứ không có giá trị lấy nhựa như những loài cây thông khác. Chúng có đặc điểm khác so với cây thông năm lá tại Hang Kia – Pà Có, và là loài cây hiếm có trong danh mục cần được bảo tồn của nước ta.

Chúng tôi mong rằng với nội dung bài viết mà mình chia sẻ. Bạn sẽ biết rõ hơn về các loại cây thông ở Đà Lạt. Để cập nhât thêm nhiều tin tức mới về cây cảnh, bạn đừng quên theo dõi website thegioilamvuon.vn nhé!

Ngày 25/4, ông Võ Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Lạt, cho biết thông 3 lá vốn là cây rừng đặc hữu của thành phố. Cây thông là tài sản nhà nước nên dù nằm trên đất có “sổ đỏ” của công dân thì khi muốn cưa hạ, cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Cũng theo ông Sơn, với những cây thông do các hộ gia đình tự trồng, chăm sóc trên đất nông nghiệp hoặc đất ở, khi cây trưởng thành [đường kính từ 10 cm trở lên], muốn cưa hạ để lấy gỗ hoặc di chuyển đi nơi khác đều phải được UBND xã, phường xác nhận "thông tự trồng"; nếu không có giấy xác nhận này, sẽ bị xem là cưa hạ, vận chuyển thông trái phép.

Thông do hộ cá thể trồng nhưng khi khai thác phải xin phép

Cùng ngày, lãnh đạo Ban Quản lý rừng Lâm Viên [QLRLV] cho hay với những cây thông mọc trong các khu dân cư ở Đà Lạt, nếu có dấu hiệu bị mục, nguy cơ ngã đổ, đe dọa tính mạng, tài sản, người dân làm đơn xin cưa hạ gửi Ban QLRLV. Đơn này phải được UBND phường, xã [nơi có cây bị mục] xác nhận; kèm ảnh chụp toàn thân cây thông và vị trí cây có khả năng gãy đổ, nguy hiểm.

Thông nội ô Đà Lạt chết đứng

Sau khi nhận đơn, Ban QLRLV sẽ mời Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt và UBND phường, xã đi xác minh thực tế; đề xuất UBND TP.Đà Lạt ban hành quyết định cho chặt hạ cây; kèm theo yêu cầu phải trồng lại 5 cây thông khác ở vị trí cưa hạ nhằm bảo đảm không gian xanh cho Đà Lạt.

Khi nhận được quyết định, người dân liên hệ Ban QLRLV để đóng phí cưa hạ thông [trên dưới 5 triệu đồng/cây], tùy trữ lượng của cây và vị trí cưa hạ dễ hay khó. Ban QLRLV sẽ điều động lực lượng chuyên môn đến cưa hạ.

Quy định chặt chẽ là thế nhưng nhiều đối tượng vẫn lén lút triệt hạ thông để lấn chiếm đất rừng làm nhà, trồng cây nông nghiệp trái phép; cưa cắt, “xẻ thịt” cây thông để lấy gỗ và “giải phóng mặt bằng” nhằm thuận tiện cho việc xây nhà, san nhượng đất đai… Hậu quả, rừng thông nội ô Đà Lạt teo tóp dần.

Thông dưới chân đèo Prenn bị lén lút cưa hạ, xẻ gỗ tại chỗ

Mới đây, như Tiền Phong vừa đưa tin, hàng loạt cây thông cổ thụ tại lô đất số 19 nằm ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo [phường 10, Đà Lạt] bị triệt hạ. Lô đất này và lô đất liền kề [số 17] thuộc sở hữu của vợ chồng hai người con trai một vị cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Lực lượng chức năng đã phối hợp khám nghiệm hiện trường, xác định 8 cây này có đường kính từ 38 - 72 cm; một số cây đã bị lấy đi, số gỗ còn lại là 11,157m3.

Những cây thông trăm tuổi bị triệt hạ

Ban QLRLV đang phối hợp với các cơ quan chức năng, trong đó có Công an TP.Đà Lạt khẩn trương xác minh, truy tìm đối tượng triệt hạ thông.

Video liên quan

Chủ Đề