Chi phí dự phòng trong mua sắm hàng hóa

Độc giả Kiều Nguyên (tỉnh Phú Thọ) đặt câu hỏi như sau: Đơn vị tôi đang chấm hồ sơ dự thầu một công trình, giá gói thầu được phê duyệt là 10 tỷ đồng (chi phí các hạng mục 9,5 tỷ đồng; phí dự phòng 0,5 tỷ đồng).

Đơn vị dự thầu đưa ra giá dự thầu 9,9 tỷ đồng (chi phí các hạng mục 9,7 tỷ đồng, dự phòng 0,2 tỷ đồng).

Tôi xin hỏi, giá gói thầu dự thầu vẫn nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt nhưng giá trị dự thầu các hạng mục lại lớn hơn giá trị các hạng mục được phê duyệt, các điều kiện khác nhà thầu đều đáp ứng; giá dự thầu là thấp nhất, vậy có được xét trúng thầu không?

Chi phí dự phòng trong mua sắm hàng hóa
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu quy định đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng (Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).

Theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.

Đối với vấn đề nêu trong văn bản của bà Nguyên, trường hợp gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói (gói thầu xây lắp quy mô nhỏ có giá gói thầu là 10 tỷ đồng) thì nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên, khi xây dựng giá gói thầu, chủ đầu tư phải bảo đảm giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính, nếu có), phí, lệ phí và thuế.

Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:22/11/2019

 Giá gói thầu  Sử dụng chi phí dự phòng

Đơn vị chúng tôi có dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng. Tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị (có tính chất đặc thù, phải nhập khẩu) được xác định bằng giá trị của chứng thư thẩm định giá cộng 5% dự phòng, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày.

Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư tổ chức thẩm định giá lại theo đề nghị tại báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu (do chứng thư thẩm định giá trước đã hết hiệu lực hơn 1 năm) và phê duyệt dự toán gói thầu bằng giá trị tại chứng thư thẩm định giá cộng 5% (nhỏ hơn giá gói thầu được phê duyệt).

Xin hỏi quý cơ quan, việc sử dụng chi phí dự phòng như vậy đã phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và đầu tư công không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Chi phí dự phòng trong mua sắm hàng hóa
  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định:

    Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

    Như vậy, việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (trong đó bao gồm giá gói thầu) được thực hiện theo quy định nêu trên. Theo đó, trường hợp gói thầu mua sắm hàng hóa có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ.

    Trân trọng!


Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu: Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Do vậy, đề nghị ông căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu và nội dung mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ để xác định toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Tóm tắt câu hỏi:

Em xin luật sư trả lời giúp em! Hồ sơ dự thầu (gói thầu trọn gói < 5 tỷ). Đơn vị dự thầu để các chi phí: Xây dựng(A); Hạng mục chung(B); Chi phí dự phòng (C) độc lập. Giá trị trong bảng tổng hợp = A+B+C và kết chuyển sang đơn dự thầu. Em xin hỏi như vậy có đúng quy định về phân bổ chi phí dự phòng chưa? Hay nhà thầu cần phân bổ chi phí dự phòng trong từng công việc chi tiết?

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ Điều 35 Luật đấu thầu 2013 quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu như sau:

“Điều 35. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

1. Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

Xem thêm: Phân loại các loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng:

Xem thêm: Giá gói thầu không bao gồm khoản dự phòng

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).”

– Căn cứ Mục 1.5 Phụ lục số 01 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về xác định chi phí dự phòng như sau:

“1. Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án

1.5. Xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:

Xem thêm: Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai

G DP  = G DP 1  + G DP2                      (1.4)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:

G DP 1  = (G BT, TĐC  + G XD  G + TB  + G QLD A  + G loat  G + K ) xk ps        (1.5)

Trong đó:

– kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.

Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps≤ 5%.

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

      (1.6)

Xem thêm: Quy định về trích lập và hạch toán quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc

Trong đó:

– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);

– t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;

– Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;

– LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.

– IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời Điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:

           (1.7)

Trong đó:

Xem thêm: Quy định về trích dự phòng nợ phải thu khó đòi

T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;

In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;

In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;

± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.”

– Căn cứ Mục 6 Phụ lục số 02 Phương pháp xác định dự toán xây dựng Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về xác định chi phí dự phòng như sau:

“6. Xác định chi phí dự phòng (GDP)

Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:

Xem thêm: Dự phòng ngân sách nhà nước là gì? Mục đích dự phòng ngân sách nhà nước

G DP  = G DP1  + G DP2  (2.9)

Trong đó:

– GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau:

G DP 1  = (G XD  G + TB  + G QLDA  G + T V  G + K ) xk ps                    (2.10)

– kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%.

– GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

          (2.11)

Trong đó:

Xem thêm: Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm và môi trường y tế

– T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (quý, năm);

– t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1÷T);

– GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong Khoảng thời gian thứ t;

– IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức 1.7 tại Phụ lục số 1 của Thông tư này

± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.”

Chi phí dự phòng trong mua sắm hàng hóa

Luật sư tư vấn về phân bổ chi phí dự phòng qua tổng đài:1900.6568

Như vậy, theo quy định của Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về xác định chi phí dự phòng, chi phí dự phòng được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá. Như vậy, khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại. 

Xem thêm: Chi phí ban đầu là gì? Sự khác biệt giữa Chi phí ban đầu và Chi phí chuyển đổi