Chủ đề thảo luận làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn

Skip to content

Trang chủ Tin nổi bật Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững

1. Dành thời gian cho nhau

Sau áp lực cả ngày ở nơi làm việc, mỗi chúng ta đều muốn được trở về nhà quây quần bên tổ ấm yêu thương đặc biệt là được ngồi trò chuyện với nhau. Cảm giác mọi nhọc nhằn, áp lực dường như được tan biến.

Buổi tối là khoảng thời gian đẹp nhất, các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng dành thời gian cho nhau, khăng khít hơn với nhau hơn thông qua những việc như: xem phim cùng nhau, ba mẹ chơi cùng con, đọc sách cho con nghe, hay chỉ đơn giản là những phút giây vợ chồng thư giãn, chăm sóc cho nhau sau một ngày mệt mỏi.

Thay vì để cho các con tự do xem vô tuyến, lướt điện thoại thì ba mẹ nên ngồi lại, trò chuyện, tâm sự với con.

2. Du lịch cùng nhau nếu có thể

Thông qua những chuyến du lịch sẽ khiến tình cảm gia đình trở nên khăng khít, bền chặt hơn. Nếu gia đình bạn có điều kiện và các thành viên trong gia đình có thể sắp xếp thì các bạn hãy nên đi du lịch  ít nhất một năm một lần.

Thông qua đó tình cảm các thành viên cũng bền chặt hơn, tinh thần cũng được tươi mới, nhiều năng lượng tích cực. Bạn có thể lên kế hoạch du lịch tại những bãi biển đẹp mà gia đình chưa từng đi đến, cùng nhau bàn luận và lựa chọn địa điểm chơi phù hợp với gia đình.

Hay đơn giản hơn là những chuyến cắm trại ngắn gần nhà tới một khu sinh thái nào đó, cùng nhau nướng thịt, hát hò vui vẻ bên nhau. 

 

3. Cùng nhau tham gia việc nhà

Công việc nhà sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu các thành viên trong gia đình biết san sẻ công việc với nhau. Mặc dù việc nhà thường do người phụ nữ chịu trách nhiệm nhưng nếu như người chồng cũng chung sức giúp đỡ vợ dọn dẹp hoặc đôi khi là rửa chén, quét dọn, nhặt rau phụ giúp cho vợ mình.

Đối với con đã lớn thì ba mẹ có thể phân công cho con một số đầu việc như lau bàn ăn phụ giúp ba mẹ, dạy con cách rửa chén bát, cắm cơm phụ giúp. Việc cùng nhau làm việc nhà sẽ khiến các thành viên trong gia đình có trách nhiệm và bày tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc làm ấm không khí gia đình. Căn bếp nhỏ bé nhờ thế sẽ trở nên ấm cúng hơn.

4. Tạo sự đồng thuận trong gia đình

Trong một gia đình, mỗi người một tính cách khác nhau nếu như không có sự đồng thuận, tôn trọng và lắng nghe nhau thì tình cảm gia đình sớm muộn cũng bị phai nhạt. Vậy nên điều quan trọng là gia đình cần phải có tiếng nói chung.

Từ trước tới nay, người đàn ông trong gia đình luôn là người đưa ra quyết định hầu như tất cả mọi việc trong nhà. Cũng có nhiều người chồng bàn luận với vợ của mình trước khi ra quyết định.

Nếu vợ hoặc chồng không tham khảo ý kiến của các thành viên khác mà tự đưa ra quyết định, sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng. Ngoài ra các thành viên trong gia đình cũng thấy được tầm quan trọng của mình trong gia đình và có trách nhiệm hơn.

5. Gia đình là số 1

Gia đình luôn là nơi an toàn và hạnh phúc nhất. Coi trọng gia đình là số một dù bạn có bận trăm công nghìn việc như thế nào thì hãy luôn nhớ dành thời gian nhiều nhất có thể cho gia đình.

Hãy ví  như bạn đang chăm sóc một cái cây, nếu như bạn bỏ bê quên tưới nước và bổ sung dinh dưỡng cho cây, làm mới đất thường xuyên thì cây lâu ngày cũng sẽ bị khô héo mà tàn lụi. Vậy nên thay vào đó, bạn hãy chăm bẵm nó mỗi ngày, chăm sóc, tưới tắm để cây lớn mạnh và ra nhiều trái ngọt.

Hãy “tưới tắm” cho gia đình mỗi ngày bằng chính tình yêu thương và sự quan tâm tới các thành viên. Có khi đơn giản là câu nói mỗi buổi sáng “Chúc chồng/vợ một ngày mới tốt lành!” đã đủ để chúng ta vui cả ngày. Hạnh phúc đơn giản là những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta. Đối với mỗi người, gia đình luôn giữ vị trí số 1.

Theo VOV

Sau khi biết bố mẹ của 7 đứa trẻ đã qua đời trong một vụ tai nạn ô tô, cặp vợ chồng Pam và Gary Willis quyết định đón tất cả về chăm sóc.

Hướng dẫn Soạn văn 6 bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 2 nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Cùng đến với những hướng dẫn cụ thể và lời giải chi tiết sau đây để nắm vững bài học hiệu quả hơn nhé

Chủ đề thảo luận

Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau?

Hướng dẫn thảo luận

Bước 1: Chuẩn bị.

Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:

Ý kiến của tôi

Lí do

Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.

Việc dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác giữa các thành viên trong gia đình có vẻ đơn giản nhưng với cuộc sống bận rộn như hiện nay đó là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Nói chuyện không chỉ giúp cha mẹ, con cái hiểu nhau hơn mà còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề.

Tham gia các hoạt động cùng nhau: làm việc nhà, học tập, vui chơi,...

Việc dành thời gian cho nhau trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống sẽ tạo thói quen chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi thứ. Chỉ có kết hợp cả vui chơi và học tập thì mới có thể tạo sự thoải mái.

Gia đình luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền phát biểu ý kiến, nhận xét,... Điều đó sẽ giúp tất cả các thành viên thoải mái nêu lên suy nghĩ của mình, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Việc được tôn trọng cũng khiến mọi người cảm thấy có động lực hơn trong việc xây dựng gia đình.

Để đảm bảo buổi thảo luận diễn ra thành công, nhóm cần thống nhất:

- Mục đích của buổi thảo luận.

- Thời gian thảo luận của nhóm.

- Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến.

Ngoài các dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và trải nghiệm của cá nhân, vác em có thể tham khảo từ các bài thơ, truyện đã học để có thêm lý lẽ và dẫn chứng cho ý kiến của mình.

Bước 2:Thảo luận.

Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu. Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận. Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và dự kiến các phản hồi của mình theo gợi ý sau:

Ý kiến của bạn

Những điều tôi muốn trao đổi với bạn

Những điều bạn trao đổi lại với tôi

Ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và bạn đưa ra.

Ghi ngắn gọn những ý định trao đổi lại với bạn bằng cách tự hỏi:

Điều gì tôi muốn làm rõ hơn?

Điều gì tôi không đồng ý với bạn?

Ghi ngắn gọn các lý lẽ, bằng chứng và tạo phản hồi ý kiến của mình.

Ví dụ:
Bạn cho rằng cha mẹ phải tạo ra sự đồng thuận giữa với con cái.

Tôi đồng ý với bạn về điều đó. Tuy nhiện bạn chưa nêu lên cách thức cụ thể để thực hiện điều đó. Hơn nữa sự đồng thuận phải đến từ hai phía, tức là con cái cũng phải tích cực trong vấn đề trao đổi với bố mẹ để tạo sự đồng thuận.

Cảm ơn về sự đóng góp của bạn.

Có thể cách nói của chúng tôi khiến bạn hiểu lầm vì chúng tôi muốn cả cha mẹ và con cái đều phải tạo ra sự đồng thuận.

Bổ sung cách thức: trao đổi trong những bữa ăn, cuộc họp gia đình, những cuộc trò chuyện chia sẻ,...

Cuối buổi thảo luận, thư ký đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận để nhóm quyết định giải pháp tối ưu.

* Gợi ý một số phương pháp để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn:

- Đối với người lớn:

+ Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo: từ hành động, lời nói…

+ Cha mẹ cần trở thành người bạn của con cái: Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.

- Đối với con cái:

+ Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ.

+ Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn.

- Giữa các thành viên khác:

+ Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau…

+ Con cháu biết kính trọng, yêu thương và quan tâm trò chuyện với ông bà…

Video liên quan

Chủ Đề