Chúa Giêsu dạy ta cầu nguyện như thế nào

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT 24/07/2019

Chúa Nhật XVII Thường niên, năm C
Lc 11,1-13Cuộc đời của Chúa Giêsu là một bài ca tuyệt vời “ Tình Thương Chúa đời đời con ca ngợi “ [Tv 88 ].Do đó, cả đời sống của Người là một lời kinh liên lỉ, lời kinh không dứt, không ngừng. Bất cứ làm công việc gì, đi đâu hay phải quyết định những gì quan trọng, Chúa Giêsu đều cầu nguyện và hỏi ý Chúa Cha. Trong những năm đi giảng, Chúa Giêsu chỉ dạy cho các môn đệ một kinh duy nhất là kinh Lạy Cha.Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ và cho nhân loại kinh Lạy Cha để nói cho mọi người hay cầu nguyện không có nghĩa là chỉ xin ơn và cũng chẳng có nghĩa là liệt kê những ước muốn, những kỳ vọng, những điều mà mình muốn xin. Cầu nguyện là tôn thờ, thống hối, tạ ơn và xin ơn. Chúa dạy mọi người qua kinh Lạy Cha phải có bốn tâm tình rõ ràng như thế.” Lạy Cha, xin làm cho Danh Thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến “ [ Lc 11,2 ]. Đây là câu chúc tụng, tôn vinh của kinh Lạy Cha. Rồi mọi người chúng ta tỏ lòng ăn năn sám hối, thống hối lỗi mình bằng lời xin lỗi :” Xin tha tội cho chúng con, như cũng con cũng tha kẻ có tội mắc lỗi với chúng con “ [ Lc 11, 4]. Sau đó, chúng ta cảm tạ những hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên chúng ta. Và rồi, tâm tình cầu xin của chúng ta được biểu lộ trong câu :” Xin Cha chúng con hôm nay lương thực hằng ngày “ [ Lc 11, 3 ], và “ xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ “ Lc 11, 4 ]. Lời kinh Lạy Cha là lời kinh của Chúa Giêsu. Đây là lời kinh tuyệt vời, hoàn hảo Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ của Ngài. Chúa không dạy các môn đệ, không dạy nhân loại, loài người nhiều kinh, Ngài chỉ dạy có một kinh Lạy Cha nhưng bao gồm tất cả lời cầu nguyện của Ngài. Nên, lời kinh Lạy Cha là lời kinh hoàn hảo nhất, tuyệt vời nhất.Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha, là Abba “ Cha ơi “. Chúng ta là con của Chúa, chúng ta cũng gọi Cha Ngài là Cha của chúng ta. Xưa Abraham là Cha của các kẻ tin, nhưng lời nguyện cầu của Abraham và của Chúa Giêsu hoàn toàn khác nhau.Abraham đã yêu thương dân của Chúa, Ông đã dám đến gần Thiên Chúa để nài van Ngài tha thứ cho dân thành Sođoma và Gomora. Abraham đã không ngại ngùng trả giá với Thiên Chúa.Nhưng Ông đã không dám gọi Thiên Chúa là Cha một cách thật thân thương và thân mật như Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là Cha của Ngài. Chính vì thế, chúng ta chưa thấy một người nào dám gọi Thiên Chúa là Abba “ Cha ơi “ như Chúa Giêsu đã làm.Chúa Giêsu sau khi đã dạy các môn đệ và mọi người kinh Lạy Cha, Ngài lại còn khuyên mọi người và chúng ta hãy kiên nhẫn và cậy trông để cầu nguyện. Phải kiên nhẫn cầu nguyện vì có những điều chúng ta cầu xin chúng ta không được đáp ứng, như thế, không phải vì Chúa không muốn cho chúng ta những ơn ấy nhưng vì có lẽ đối với Chúa, ơn ấy không cần thiết cho linh hồn chúng ta, Ngài muốn dành cho chúng ta ơn khác lớn hơn, cần hơn. Chúa luôn yêu thương và tỏ lòng nhân hậu với chúng ta như một người cha đầy lòng nhân hậu. Chúng ta phải trông cậy vì Chúa đã hứa :” Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho “ [ Lc 11, 9].Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi thưa với Thiên Chúa là Cha. Bởi vì chúng ta được hiệp thông trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, sự sống mới mà chúng ta lãnh nhận khi chúng ta được rửa tội. Qua Bí tích rửa tội chúng ta được trở nên chi thể của Hội Thánh, thuộc về gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi.Lời thân thưa của Chúa Giêsu với Thiên Chúa là Cha “ Abba” luôn phải là lời thưa của mỗi người chúng ta hằng ngày vì mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, chúng ta luôn được diễm phúc thưa với Thiên Chúa “ Abba “, Cha ơi.Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết siêng năng dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện. Xin cho chúng con hiểu rằng thiếu cầu nguyện đời sống của chúng con sẽ hụt hẵng, không cầu nguyện cuộc đời của chúng con sẽ hư đi. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện như Chúa Giêsu. Amen.GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :1.Tại sao cuộc đời của Chúa Giêsu là một lời cầu nguyện liên lỉ, nhưng Người lại chỉ dạy các môn đệ ‘ Kinh Lạy Cha “ ?2.Tại sao Chúa Giêsu lại gọi Thiên Chúa là “ Abba “ [ Cha ơi ! ]?3.Kinh Lạy Cha là kinh gì ?4.Chúng ta có cần cầu nguyện không ? Tại sao ?

5.Cầu nguyện là gì ?

Câu hỏi

Trả lời

Tất cả lời cầu nguyện cần phải tập chú vào Ba Ngôi Đức Chúa Trời - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Đối với Chúa Cha chúng ta cầu nguyện cũng như Thi Thiên, "Hỡi Vua tôi, Đức Chúa Trời tôi, xin hãy nghe tiếng kêu của tôi, vì tôi cầu nguyện cùng Chúa" [Thi Thiên 5:2]. Đối với Chúa Giê-su, chúng ta cầu nguyện như với Cha bởi vì cả hai đều bình đẳng. Cầu nguyện với một Đấng trong Ba Ngôi là cầu nguyện với cả ba. Môn đồ Ê-tiên khi tử đạo đã cầu nguyện, "Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi". [Công Vụ 7:59]. Chúng ta cũng cầu nguyện trong danh của Đấng Christ. Phao-lô đã khuyên bảo các tín đồ ở thành Ê-phê-sô hãy luôn "nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta" [Ê-phê-sô 5:20]. Chúa Giê-su đảm bảo với môn đồ Ngài nếu họ cầu xin bất cứ điều chi trong danh của Ngài - nghĩa là theo ý muốn của Ngài thì sẽ được ban cho [Giăng 15:16; 16:23]. Tương tự như thế, chúng ta đã được bảo về sự cầu nguyện với Chúa Thánh Linh và quyền năng của Ngài. Chúa Thánh Linh giúp chúng ta cầu khẩn, ngay cả khi chúng ta không biết phải làm thế nào hoặc cầu xin điều chi [Rô-ma 8:26; Giu-đe 20]. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu được vai trò của Đức Chúa Trời Ba Ngôi trong sự cầu nguyện là chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha, qua [hoặc trong danh của] Con, bởi quyền năng Chúa Thánh Linh. Cả ba đều dự phần trong lời cầu nguyện của người tín hữu. Một việc quan trọng không kém, ai là người mà chúng ta không cầu nguyện. Một số tôn giáo ngoài Cơ Đốc giáo khuyến khích các tín đồ của họ cầu nguyện với đền thờ các vị thần, người thân đã chết, các thánh, và những thần linh. Những người Công giáo La Mã được dạy phải cầu nguyện với Đức Mẹ và những vị thánh khác. Những sự cầu nguyện như vậy không phù hợp với Lời Chúa dạy và trên thực tế, đó là một sự xúc phạm đến Cha trên trời của chúng ta. Để hiểu lý do tại sao, chúng ta chỉ cần nhìn vào tính chất của sự cầu nguyện. Cầu nguyện mang một số yếu tố, và nếu chúng ta chỉ nhìn vào hai trong số chúng - ngợi khen và cảm tạ - chúng ta có thể thấy lời cầu nguyện đó - là trọng tâm của sự thờ phượng. Khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời là chúng ta thờ phượng về các thuộc tính của Ngài và công việc của Ngài làm trên cuộc đời của chúng ta. Khi chúng ta dâng lời tạ ơn, chúng ta đang ngợi khen lòng nhân từ, sự thương xót, và lòng từ ái của Ngài đối với chúng ta. Thờ phượng là quy vinh hiển về cho Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng Duy Nhất xứng đáng được tôn thờ. Vấn đề của việc cầu nguyện với bất cứ một ai khác ngoài Đức Chúa Trời là Ngài sẽ không nhường sự vinh hiển của Ngài. Trong thực tế, cầu nguyện với bất cứ ai hay bất cứ điều gì khác hơn Đức Chúa Trời là tôn thờ hình tượng. "Ta là Đức Giê-hô-va: ấy là danh ta. Ta chẳng nhường sự vinh hiển ta cho một đấng nào khác, cũng không nhường sự tôn trọng ta cho những tượng chạm" [Ê-sai 42:8]. Các yếu tố khác của sự cầu nguyện như ăn năn, xưng tội, và khẩn cầu cũng là những hình thức thờ phượng. Chúng ta ăn năn tội vì biết Chúa là một Đức Chúa Trời hay tha thứ và yêu thương và Ngài đã ban cho một giải pháp để tha tội qua sự hy sinh của Con Ngài trên thập tự giá. Chúng ta xưng tội lỗi của chúng ta bởi vì biết rằng "Nếu chúng ta xưng tội mình ra, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác." [1 Giăng 1: 9] và chúng ta thờ phượng Ngài vì điều đó. Chúng ta đến với Ngài với những lời cầu xin và cầu thay bởi vì chúng ta biết rằng Ngài yêu thương và lắng nghe chúng ta, và chúng ta thờ phượng Ngài vì lòng thương xót và sự nhân từ của Ngài trong sự vui lòng lắng nghe và trả lời. Khi chúng ta nhận biết mọi điều này, nó rất dễ dàng để thấy rằng cầu nguyện cho một người nào khác hơn là Đức Chúa Trời Ba Ngôi của chúng ta là không thể chấp nhận được bởi vì cầu nguyện là một hình thức thờ phượng, và thờ phượng chỉ dành riêng cho Đức Chúa Trời và chỉ một mình Chúa mà thôi. Chúng ta cầu nguyện với ai? Câu trả lời là với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện với Đức Chúa Trời, và chỉ một mình Chúa thì quan trọng hơn là sự cầu nguyện của chúng ta chú trọng vào một Thân Vị nào trong Ba Ngôi.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Chúng ta sẽ cầu nguyện với ai, với Cha, với Con hay là với Chúa Thánh Linh?

Tác giả: Robert P. Maloney, C.M
Chuyển ngữ: Phêrô Ngô Văn Ngọc

Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.”

Lc 11,1

Đức Kitô, Chúa chúng ta, luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Cha và hằng tìm kiếm thánh ý Người trong cầu nguyện. Thánh ý của Chúa Cha là mục đích duy nhất của đời sống, sứ mạng và trong việc tự hiến của Đức Giêsu hầu cứu độ thế gian. Đồng thời, Đức Giêsu cũng đã dạy cho các môn đệ phải luôn cầu nguyện trong cùng một tinh thần đó và không bao giờ được nản lòng.

HP 40,1

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện, đối thoại với Chúa Cha và ưu tiên tìm kiếm thánh ý Chúa Cha trên hết mọi sự. Cầu nguyện là một phần thiết yếu trong cuộc đời Chúa Giêsu. Cầu nguyện theo gương Chúa Giêsu, chúng ta khám phá ra gương mẫu cao cả là sự hiến trao chính mình cho Chúa Cha. Chúa Giêsu cũng mạc khải cho chúng ta ý nghĩa của lòng hiền lành và yêu thương.

1. Cầu nguyện là một tiến trình liên tục

Trong thực hành cầu nguyện, vấn đề quan trọng nhất là tập cầu nguyện theo cách hiện diện bên Chúa Giêsu. Quả thực, đây là ân sủng của Chúa Thánh Thần. Thánh Vinh Sơn là một trong những người có đặc ân lớn trong kinh nghiệm cầu nguyện, ngài thường cầu nguyện với Chúa Giêsu những lời sau:

Về cầu nguyện, Chúa Giêsu vượt xa mọi phàm nhân, khi còn nhỏ, Người thường dậy sớm cùng với Đức Mẹ và thánh Giuse cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha; dù cuộc sống bận rộn, Người vẫn luôn chu đáo cầu nguyện và đúng giờ; Người lên Giêrusalem để cầu nguyện; ngoài việc cầu nguyện với các môn đệ ra, Người còn một mình vào hoang địa chỉ với một mục đích là cầu nguyện và ăn chay. Người không quỳ gối phủ phục xuống đất để cầu nguyện đâu, mà thay vào đó, với lòng khiêm tốn, Người ở đó với Chúa Cha, gánh tội cho thế gian. Người cầu nguyện cả khi bị kiệt sức vì ăn chay hầu vượt lên chính mình. Vâng, Chúa Giêsu cầu nguyện liên lỉ, trong đêm trước ngày chịu tử nạn, một lần nữa Người tách mình ra khỏi các môn đệ để đi cầu nguyện, Kinh Thánh nói: Người thường lui tới khu vườn này để cầu nguyện, và ở đó Người cầu nguyện tha thiết và hết lòng tới nỗi mồ hôi Người đổ ra đỏ như máu.[1]

2. Thánh ý ngàn đời của Chúa Cha

Chúa Giêsu không có một khát khao nào khác ngoài việc hoàn thành thánh ý Chúa Cha, Đấng mà Người vẫn hiệp thông rất thân mật. Đồng thời, tình yêu của Chúa Giêsu mặc khải tình yêu của Chúa Cha, vì thế đời sống cầu nguyện đối với nhà truyền giáo phải có cùng một mục tiêu là tìm kiếm thánh ý Chúa Cha.

Ôi Lạy Đấng Cứu Độ, Ngài đã đến thế gian với tâm niệm và ước muốn là thực hiện thánh ý Chúa Cha. Vâng, Người ước mong cháy bỏng là sao cho mọi người nhận biết thánh ý của Chúa Cha. Vì thế, Người gồm tóm trong kinh Lạy Cha với những lời này: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Đây là lời kinh Ngài dạy cho các môn đệ diễn tả khát mong của Ngài cho toàn thể chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì? Làm theo thánh ý của Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Ở nơi nào? Dưới đất cũng như trên trời. Và làm như thế nào? Như các thiên thần và các thánh đã làm, đó là mau mắn, đầy đủ, chuyên cần và với lòng yêu mến.[2]

3. Lời khuyên cao quý của Con Chúa

Theo cha Vinh Sơn, việc tìm kiếm thánh ý Chúa Cha phải được chuyển thành thái độ sẵn sàng và mau mắn thực hiện những điều Người muốn:

Trong Đức Kitô, chúng ta đã được thánh hiến và sai vào thế gian, vậy chúng ta phải cố gắng, trong cầu nguyện, tìm kiếm những dấu chỉ thánh ý Chúa Cha và noi gương đáp đền của Đức Kitô, phân định mọi sự theo tinh thần của Người, và nhờ Chúa Thánh Thần, đời sống chúng ta sẽ được biến đổi thành hy tế thiêng liêng hầu sẵn sàng tham gia vào sứ vụ của Đức Kitô.[3]

Đây là lời khuyên cao quý mà Con Chúa đã dạy chúng ta và cho những ai thành tâm ngoan ngùy và trân trọng việc cầu nguyện, sẽ là những môn sinh ưu tú của Bậc Tôn Sư thần linh. Riêng tôi, tôi không biết có gì thánh thiện hoặc hoàn hảo hơn việc từ bỏ, khiến chúng ta cởi bỏ hoàn toàn cái tôi và chân thành đón nhận những hoàn cảnh chúng ta được đặt để vào, ngoại trừ tội lỗi. Vì thế, chúng ta hãy bằng lòng tiếp nhận nơi chốn và cách thức chúng ta được đặt để vào. Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa ban ân sủng để chúng ta luôn trung thành trong địa vị đó và mau mắn thi hành thánh ý Người.[4]

*** Gương mẫu của Chúa Giêsu trong việc tìm kiếm thánh ý Chúa Cha có trợ lực đời sống cầu nguyện của tôi không?

*** Trong cầu nguyện, tôi có tìm biết và hiểu thấu tình yêu của Thiên Chúa cho tôi không?

*** Tôi có ngưng cầu nguyện thêm nữa để quyết tâm thi hành thánh ý Chúa không?

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin tuôn đổ xuống trên Tu Hội ân huệ là việc cầu nguyện. Nhờ đó, qua việc nhận biết Người, chúng con có thể biết được tình thương của Chúa dành cho chúng con. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con nên giống như Chúa, suốt đời Người đã chuyên cần cầu nguyện: Chúa cầu nguyện từ khi còn nhỏ; cầu nguyện không ngừng; cầu nguyện cho đến chết. Xin ban cho chúng con món quà cực thánh này để chúng con có thể đối phó lại những cơn cám dỗ và trung thành phục vụ Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

[1] Về việc cầu nguyện, 31/5/1648, O.C., IX, 380

[2] Về việc tuân theo Thánh ý Thiên Chúa, 07/3/1659, O.C., XI, 499

[3] HP 40, 2

[4] Về việc tuân theo Thánh ý Thiên Chúa, 07/3/1659, O.C., XI, 738

Video liên quan

Chủ Đề