Chùa khác đền như thế nào

Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy) là một trong những hoạt động du lịch văn hóa, tín ngưỡng tổ chức hàng năm, thu hút hàng vạn du khách.

(HBĐT) - Theo tổng hợp của Bảo tàng tỉnh, toàn tỉnh hiện có khảng 200 đình, đền, chùa, miếu. Đây là nơi người dân thờ phụng các vị thánh thần, các anh hùng, danh nhân có công với dân, với nước, với cộng động dân cư. Hệ thống đình, đền, chùa, miếu gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Hòa Bình.

Tín ngưỡng dân gian qua các đình, đền, chùa, miếu

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Trong đời sống tinh thần của người Mường Hòa Bình, đình, đền, chùa, miếu là các thiết chế văn hoá cổ truyền, là một bộ phận không thể tách rời trong tâm thức, nơi để người dân biểu hiện niềm tin, khát vọng, gửi gắm khát khao và quan niệm về chân – thiện – mỹ. Qua  các hoạt động tín ngưỡng dân gian, đình, đền, chùa, miếu không chỉ là một sản phẩm về nhận thức thế giới của tư duy con người, mà còn là một phương tiện làm nên sức mạnh, giúp các bản làng, con người tồn tại và phát triển.

Đình, đền, chùa, miếu nằm rải rác ở các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn. Đình, đền,   chùa, miếu ở tỉnh ta chủ yếu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy nhiên cũng có một số xuất hiện khá sớm, khoảng thế kỷ thứ XIV, như chùa Trần ở xã Tú Sơn (Kim Bôi). Tại nhiều đình, chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như tượng phật, chuông, đồ thời tự, sắc phong của các triều đại phong kiến… Trong số đó, đáng chú ý là tại chùa Quel Ang xã Tân Phong (Cao Phong) và chùa Mường Khến, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) còn lưu giữ 2 chiếc chuông cổ quý có niên đại cuối thế kỷ XVIII.

Trong các đình, đền, chùa, miếu, người dân thường thờ đức Tản Viên Sơn Thánh, Quốc mẫu Hoàng Bà và thành hoàng làng là những người bảo trợ, che chở, đỡ đầu cho bản mường. Cũng như nhiều vùng dân cư khác, việc thờ các vị nhân thần của người dân đều thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ những người đã có công lập bản, lập mường, bảo vệ con người khỏi thiên tai, địch họa, hướng dẫn con người lao động, sản xuất… Bên cạnh đó, hệ thống tín ngưỡng của các dân tộc trong tỉnh cũng khá phong phú, ngoài thờ phụng các vị nhân thần, người dân còn thờ ma núi, ma nước, thần lúa, thần cây… Nét độc đáo trong tín ngưỡng của người Mường là việc thờ bụt mọc, còn gọi là thần đá hay nhiên thần. Hình tượng bụt mọc là những nhũ đá có hình người trong các hang động, được người dân phát hiện và gắn cho nó một câu chuyện thần thoại, huyền bí nào đó gắn liền với cuộc sống của người dân. Điển hình như câu chuyện thờ thần đá của người dân Mường Tre,  xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Tương truyền rằng, trong khi khai khẩn dòng nước lấy làm ruộng, gặp phải hòn đá chắn dòng, dân bẩy đi chỗ khác để nước tiêu thống nhưng hôm sau đá lại về chỗ cũ. Lấy làm lạ, người dân xem kỹ thấy đá có hình người bèn đem về thờ. Từ đó làm ăn được, mưa thuận gió hòa nên dân Mường Tre lập miếu thờ đá thần.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh, từ việc thờ thần đá (bụt mọc), người dân đã mở rộng tín ngưỡng, lấy hang, động làm thiết chế đền, chùa, như hang xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn), hang chùa Khộp (xã Yên Phú), chùa Dom (xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy). Sau này, do đời sống kinh tế phát triển nên một số địa phương đã đưa các đền, chùa  ra khỏi hang và xây dựng thành những thiết chế kiến trúc phù hợp. Tuy nhiên, tính nguyên sơ của tượng bụt mọc vẫn giữ nguyên và được đặt tại các ban thờ chính của đền, chùa mới. Đối với các hang động có mặt bằng phía trước, người dân dựng đền, chùa phía trước, lấy lòng hang làm hậu cung hoặc 1 thiết chế của đền, chùa như đền Niệm ở xã Hưng Thi (Lạc Thủy).

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa qua hệ thống đình, đền, chùa, miếu

Hệ thống đình, đền, chùa, miếu xuất hiện khá sớm và phát triển rộng khắp trong tỉnh, tuy nhiên, do nhiều biến động của thời gian và lịch sử nên hầu hết bị xuống cấp, hư hỏng hoặc còn lại rất ít các cấu trúc thiết chế, đặc biệt là miếu thờ gần như không tồn tại. Trong tổng số hơn 200 đình, đền, chùa, miếu mà Bảo tàng tỉnh đã thống kê được có khoảng 40% được tu bổ, tôn tạo do nhân dân tự nguyện đóng góp. Công tác quản lý của chính quyền địa phương không được coi trọng, chủ yếu giao cho một vài người cao tuổi trông nom.

Nhưng năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, nhiều đình, đền, chùa, miếu đã được hỗ trợ, đầu tư tu bổ, trùng tu, tôn tạo làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng và hoạt động văn hóa của người dân địa phương. Không ít di tích đình, đền, chùa, miếu đã được xếp hạng di tích văn hóa, lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia như chùa Tiên (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy), chùa Khánh (xã Yên Thượng, huyện Cao Phong), miếu xóm Lũy (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc), đình Xàm (xã Phú Lai, huyện Yên Thủy), Đình Sủ Ngòi (xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình)…

Hệ thống tín ngưỡng của các dân tộc tỉnh ta khá phong phú, đi kèm với phần lễ bao giờ cũng có phần hội. Cùng với việc thờ phụng các nhân thần, nhiên thần để truyền đạt niềm ước mơ, khát vọng, sự biết ơn, người dân còn tổ chức nhiều hình thức hoạt động văn hóa dân gian, tổ chức các trò chơi để giao lưu, vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày lao động vất vả và chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống. Việc tổ chức các lễ hội như vậy cũng để nhắc nhở con cháu nhớ về công lao của nhưng người đã góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, là dịp để những người xa quê nhớ về cội nguồn. Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, hầu hết các đình, đền, chùa đều tổ chức các hoạt động lễ và hội. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng vùng dân cư mà người dân tổ chức các hoạt động lễ hội to hay nhỏ. Đến nay, một số hoạt động lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện, cấp tỉnh thu hút đông sự tham gia của người dân trong và ngoài địa phương như: lễ hội chùa Tiên (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy), lễ hội đình Vai (xã Thanh Nông), lễ hội đền và miếu Trung Báo (xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn), lễ hội đình Xàm (xã Phú Lai), lễ hội chùa Hang (xã Yên Trị, huyện Yên Thủy), lễ hội đền Bờ (xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc)…

Từ các hoạt động tín ngưỡng văn hóa đơn thuần của một địa phương, với những giá trị về tâm linh, và phong cảnh đẹp xung quanh các ngôi đình, đền, chùa, nhiều, đến nay,  lễ hội đã được phát triển trở thành điểm du lịch tâm linh độc đáo thu hút khá đông du khách thập phương tìm về. Điển hình như lễ hội chùa Tiên – Phú Lão có hệ thống đền, chùa khá phong phú nằm ở địa thế khá đẹp, gần gũi với thiên nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều hang động đẹp, nên ngoài ngày chính hội, khách thập phương vẫn tìm đến tấp nập để thưởng ngoạn phong cảnh. Bình quân mỗi năm, Chùa Tiên – Phú Lão thu hút khoảng 10 vạn du khách thập phương. Đền Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh của tỉnh. Lễ hội chính được tổ chức vào dịp đầu năm, nhưng do vị trí đền nằm trên vùng hồ Hòa Bình có phong cảnh núi non, sông nước đẹp và nhiều bản làng của người dân địa phương vẫn còn giữ nguyên được tập quán văn hóa sinh hoạt truyền thống nên thường xuyên có khách du lịch tìm đến đề thưởng ngoạn phong cảnh và đi lễ đền.

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch thân thiện với môi trường và mang lại cho du khách những giá trị tinh thần, sự thư giãn thanh tịnh từ sâu thẳm tiềm thức trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, việc khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc của hệ thống đình, chùa, miếu, để phát triển du lịch tâm linh là hướng đi hứa hẹn tạo diện mạo mới cho du lịch của tỉnh. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh đang kiểm kê hệ thống đình, đền, chùa, miếu trong phạm vi toàn tỉnh nhằm nắm lại thực trạng và đề xuất phương án bảo tồn.

                                                        Ngọc Vinh


Chùa khác đền như thế nào

MEDDOM, “lâu đài” kết nối giá trị của quá khứ và tương lai

(HBĐT) - Với sứ mệnh giữ gìn tốt nhất và phát huy cao nhất những giá trị về khoa học, đạo đức, ý chí và bản sắc của các nhà khoa học Việt Nam, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (gọi chung là MEDDOM) tại huyện Cao Phong đã và đang trở thành "lâu đài” lưu giữ những giá trị của quá khứ, hướng đến những điều tốt đẹp cho tương lai.

Chùa khác đền như thế nào

Chùa khác đền như thế nào

Da diết ''Tình khúc Bạch Dương năm 2022''

Nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2022), tối 4/11, Hội hữu nghị Việt - Nga thành phố Hà Nội đã tổ chức Liên hoan văn nghệ "Tình khúc Bạch Dương năm 2022".

Chùa khác đền như thế nào

Hội chợ sâm lần đầu tiên được tổ chức tại Lai Châu

Từ ngày 11 đến hết ngày 13-11, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức hội chợ sâm với chủ đề "Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa". Tại Hội chợ sẽ diễn ra chuỗi sự kiện trưng bày sản phẩm các gian hàng, hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng sâm Lai Châu…

Chùa khác đền như thế nào

Giao lưu các câu lạc bộ Mo Mường tại 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 3/11, tại huyện Cao Phong, Phòng Văn hóa và Thông tin Cao Phong tổ chức giao lưu Câu lạc bộ (CLB) Mo Mường Thàng, huyện Cao Phong với CLB Mo Mường huyện Tân Lạc, CLB Mo Mường huyện Lạc Sơn. Dự buổi giao lưu có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL; UBND huyện Cao Phong; đại diện các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện Cao Phong, cùng nhiều nghệ nhân Mo Mường và hội viên đang sinh hoạt ở các CLB.

Chùa khác đền như thế nào

Huyện Cao Phong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Cao Phong có 3 dân tộc chính cùng sinh sống là Mường, Kinh, Dao. Trong đó, dân tộc Mường đông hơn cả với 72% tổng dân số. Cùng với phát triển KT-XH, cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống (VHTT) các dân tộc, đặc biệt là văn hoá dân tộc Mường.