Chụp ct hết bao lâu

Thuốc cản quang là những chất chứa iodine được sử dụng để tăng cường mức độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể khi thăm khám chẩn đoán hình ảnh. Có lẽ có

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X-quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.

Chụp CT có thuốc cản quang áp dụng trong một số trường hợp, cần khảo sát tổn thương và mạch máu kĩ lưỡng hơn, người ta sẽ tiêm vào cơ thể một loại thuốc cản quang. Thuốc cản quang có chứa Iode sẽ làm cho những cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp vi tính, điều này sẽ giúp phân biệt nó với các cấu trúc khác xung quanh nó.

Thuốc cản quang có tác dụng phụ hay không?

Sử dụng phương pháp chụp CT có dùng thuốc cản quang cũng có một số nhược điểm nhất định. Bệnh nhân sau khi được đưa thuốc cản quang vào cơ thể sẽ gặp một số tác dụng phụ nhất định. 

Vậy tác dụng phụ từ việc chụp CT có cản quang là gì và có hại nhiều không?

Các tác dụng phụ đem lại do thuốc cản quang về cơ bản chỉ gây ra một số khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân chứ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe. Thường thì chỉ dừng lại ở mức độ bị đỏ da, buồn nôn, sốt nhẹ hoặc mẩn ngứa, nổi mề đay,...

Có một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang thì nghiêm trọng hơn và sẽ không được chỉ định dùng loại thuốc này. Việc nhận biết có bị dị ứng với thuốc này hay không thường thông qua việc bệnh nhân có dị ứng với i-ốt hay không.

Khi nào chụp cắt lớp vi tính cần phải tiêm thuốc cản quang?

Phần lớn các trường hợp chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán chính xác bệnh cần phải tiêm thuốc cản quang, cụ thể:

  • Chụp cắt lớp vi tính bụng - tiểu khung cần tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán bệnh lý ở các tạng như gan-mật, tụy, lách, hệ tiết niệu, tử cung-buồng trứng và bệnh lý của hệ tiêu hóa.
  • Các trường hợp nghi ngờ có khối u.
  • Phần lớn các trường hợp viêm, áp xe cần tiêm thuốc cản quang, trừ viêm phổi đã được chẩn đoán chắc chắn và không cần phân biệt với các bệnh lý khác.
  • Bệnh lý mạch máu như phình mạch, giả phình, dị dạng mạch máu, bóc tách động mạch, hẹp tắc động mạch...
  • Một số trường hợp đặc biệt: Tìm nguồn mạch nuôi của phổi biệt lập, đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương, chẩn đoán mức độ vách hóa của tụ máu dưới màng cứng giai đoạn bán cấp,...

Lưu ý trước khi thực hiện chụp CT có cản quang là gì?

Trước khi thực hiện chụp CT cản quang bạn nên thảo luận từ trước với bác sĩ. Nội dung của cuộc thảo luận này nên xoay quanh việc chuẩn bị từ trước cho việc xét nghiệm. Trong đó bạn nên chủ động báo với bác sĩ nếu bản thân đang mắc các loại bệnh như tiểu đường, hen suyễn, suy giảm chức năng gan, thận cũng như có tiền sử dị ứng thuốc từ trước. 

Đối với phụ nữ, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ chuẩn bị bước vào thai kỳ thì cũng nên thảo luận với bác sĩ trước khi đồng ý thực hiện chụp CT cản quang. Lý do là vì phụ nữ mang thai thường được chống chỉ định cho phương pháp kiểm tra này.

Bệnh viện sẽ yêu cầu bạn hoặc thân nhân đọc và xác nhận vào một mẫu cam kết tự nguyện tiêm hoặc sử dụng thuốc cản quang. Đây chỉ là một thủ tục cơ bản nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn trước khi chụp CT cản quang từ 5 giờ đồng hồ trở lên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể uống nước với liều lượng nhỏ. Tốt nhất là bạn cũng nên tạm ngưng uống nước trước khi chụp CT cản quang khoảng 2 giờ đồng hồ để kết quả thu về khách quan nhất.

Lưu ý sau khi thực hiện chụp CT có cản quang là gì?

Với các bệnh nhân thực hiện chụp CT có bổ sung thêm thuốc cản quang thì chưa ăn uống hay hoạt động bình thường trở lại ngay mà cần được theo dõi thêm trong khoảng 30 phút. Việc theo dõi này để đảm bảo rằng bạn không phải đối mặt với bất cứ vấn đề bất thường nào do sử dụng thuốc.

Trong vòng 24 giờ đồng hồ tiếp theo bạn sẽ được khuyến khích uống nhiều nước hơn bình thường để cơ thể đào thải hết thuốc ra ngoài theo đường bài tiết. Thuốc cản quang đúng là đã được cân nhắc để sử dụng với liều lượng hợp lý nhưng nếu nó không được bài tiết ra ngoài kịp thời thì rất có thể gan và thận của bạn sẽ bị quá tải, về lâu về dài gây suy giảm chức năng.

Đặc biệt nếu bạn có các dấu hiệu nôn ói nghiêm trọng hoặc bị mẩn ngứa, sốt cao kèm khó thở sau khi chụp CT cản quang thì cần liên lạc lại ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành theo dõi và xử lý.

Chụp CT có thuốc cản quang an toàn hiệu quả tại bệnh viện Thiên Đức

Nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Bệnh viện Thiên Đức  đã đầu tư hệ thống máy chụp cắt lớp CT 128 dãy hiện đại. Điều này sẽ tạo cơ hội cho người bệnh phát hiện chính xác các vùng tổn thương, khu trú ổ bệnh… qua đó xây dựng được phác đồ điều trị chuẩn xác hơn.

Dạ chào bác sĩ ạ, Em bị tai nạn, chụp CT cắt lớp sọ não. Đã được 13 ngày nhưng em vẫn còn bị đau đầu. Em xuống khám lại thì bác sĩ bảo đi chụp CT lại. Em đọc trên mạng thấy chụp CT bị ung thư não. Mà 2 lần chụp gần nhau vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ ạ.
 

Chụp CT. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,Chụp cắt lớp vi tính hay CT scan dựa trên nguyên lý sử dụng nhiều tia X-quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp. Về lý thuyết, tia X là tia có bước sóng ngắn, năng lượng cao có thể gây ra một số tác hại trên tế bào cơ thể, nhất là với trẻ em. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy chụp CT sẽ gây ung thư. Do đó, bác sĩ phải cân nhắc giữa lợi ích của xét nghiệm và nguy cơ xảy ra để quyết định có nên chụp hay không. Đối với chấn thương đầu, nếu có dấu hiệu nghi ngờ như: nhức đầu nhiều kéo dài hoặc tăng dần, nôn ói, nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn cảm giác và/hay yếu liệt bất kỳ vùng nào trên cơ thể, co giật, nuốt khó, khó thở… thì có chỉ định chụp kiểm tra lại bạn nhé!

Thân mến.

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính [CAT scan] là sử dụng máy tính và máy X-quang để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Những hình ảnh này cung cấp thông tin chi tiết hơn so với hình ảnh X-quang thông thường. Chúng có thể cho bác sĩ thấy các mô mềm, mạch máu và xương ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Mục đích chụp CT là để chẩn đoán bệnh và đánh giá các thương tổn. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT để:- Chẩn đoán các rối loạn cơ bắp và xương như khối u xương và gãy xương.- Xác định vị trí của một khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông.- Định hướng các thủ thuật như phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.- Phát hiện và theo dõi bệnh và các tình trạng như ung thư, bệnh tim, khối u phổi và gan.- Theo dõi hiệu quả của một số phương pháp điều trị như điều trị ung thư.- Phát hiện các tổn thương nội tạng và chảy máu bên trong.Chụp CT thường chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai. Mặc dù bức xạ từ chụp CT không gây thương tích cho thai nhi, nhưng bác sĩ có thể đề nghị một loại xét nghiệm khác như siêu âm hoặc MRI để tránh thai nhi tiếp xúc với các chất phóng xạ. Liều thấp bức xạ được sử dụng trong chụp CT không biểu hiện tác dụng tiêu cực ở người.Một số người có thể cảm thấy khó chịu khi nằm trên bàn cứng.Chất tương phản được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác nóng, vị kim loại trong miệng và cơ thể đỏ bừng. Những cảm giác này là bình thường và thường biến mất trong vòng vài giây.Có rất ít rủi ro liên quan đến chụp CT. Mặc dù chụp CT đưa vào cơ thể chất bức xạ nhiều hơn chụp tia X thông thường, nhưng nguy cơ ung thư gây ra bởi bức xạ là rất nhỏ nếu bạn chỉ chụp một lần. Nguy cơ ung thư có thể tăng theo thời gian nếu bạn chụp X-quang hoặc chụp CT nhiều lần. Nguy cơ ung thư cũng tăng lên ở trẻ em chụp CT, đặc biệt chụp vùng ngực và bụng.

Một số người có phản ứng dị ứng với chất tương phản. Hầu hết các chất tương phản có chứa i-ốt, vì vậy nếu bạn đã có phản ứng tiêu cực với i-ốt trong quá khứ, hãy chắc chắn thông báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc dị ứng hoặc steroid để chống lại bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào nếu bạn bị dị ứng với i-ốt trong trường hợp bắt buộc phải dùng chất tương phản.

Chụp CT là một trong những phương pháp hiện đại, thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh và phát hiện khối u. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, khi chụp CT cần lưu ý gì? Và quy trình và mức độ ảnh hưởng của phương pháp chụp CT, nhất là đối với trẻ nhỏ và thai phụ thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Chụp CT Là Gì?

Nhiều người thường nghe đến chụp CT nhưng vẫn chưa hiểu rõ chụp CT là gì và có tác dụng gì.

Chụp CT [Computed Tomography] còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp điện toán. Đây là thành tựu vượt bậc trong y khoa thông qua hình ảnh để chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác,
có giá trị cao trong việc điều trị

Để thực hiện phương pháp chụp cắt lớp vi tính, máy CT sẽ vòng quanh cơ thể bệnh nhân đồng thời phát ra nhiều tia X chiếu lên khu vực chụp trên cơ thể bệnh nhân theo lớp cắt ngang.

Nhờ vào kỹ thuật hiện đại sẽ thu thập được thông tin và xử lý thông qua máy tính, hình ảnh về bộ phận cần chụp trên cơ thể bệnh nhân sẽ hiển thị dưới dạng không gian 2 chiều hoặc 3 chiều.

So với phương pháp chụp X quang thì chụp CT bằng bức xạ cho hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn.

Chụp CT Áp Dụng Trong Trường Hợp Nào?

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành chụp CT để chẩn đoán trong các trường hợp sau:

  • Giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến hệ thần kinh, sọ não như phù não, chảy máu hay thiếu máu, phát hiện khối u, khối máu tụ hình thành do dập não...
  • Chẩn đoán các bệnh liên quan đến rối loạn cơ xương như bị gãy xương hay có khối u xương.
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh, khối u, dị dạng, áp xe và các bệnh lý trên cơ thể như ở vùng đầu, mặt, vùng bụng, ngực tim... các mô mềm và cả bệnh lý mạch máu.
  • Hỗ trợ các phương pháp phẫu thuật, xạ trị và làm sinh thiết.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị, điển hình là các giai đoạn của bệnh ung thư.

Hỗ trợ phẫu thuật tạo hình thường áp dụng trong các bệnh lý bẩm sinh, nhờ vào việc tái tạo hình 3D.

Chụp CT giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể và các bệnh lý

Không có chống chỉ định tuyệt đối với việc chụp CT. Nhưng đối với phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu thì tia X có khả năng gây ra dị tật thai nhi.

Việc kết hợp tia X với tiêm thuốc cảm quang sẽ chống chỉ định với bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận nặng, bị dị ứng thành phần của thuốc cản quang và sốt cao mất nước.

Rủi Ro Khi Chụp Cắt Lớp Vi Tính CT

Mặc dù chụp CT đem lại hiệu quả cao trong việc chẩn đoán, nhưng nhiều bệnh nhân khi được chỉ định chụp CT lại có những băn khoăn rằng chụp CT đầu có ảnh hưởng gì không? Nhất là trẻ em chụp CT có ảnh hưởng gì không?

Nhìn chung, chụp CT là một phương pháp hiện đại có độ an toàn cao. Tia phóng xạ được sử dụng trong phương pháp này nằm ở mức cho phép. Chính vì thế, mặc dù trong suốt quá trình chụp, bệnh nhân phải tiếp xúc với tia phóng xạ nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó việc chụp CT hiện nay diễn ra trong thời gian nhanh chóng, nên bệnh nhân cũng không cần lo ngại cơ thể tiếp xúc với tia X quá lâu gây ảnh hưởng.

Đối với việc chụp CT là trẻ nhỏ, cha mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ về trường hợp cụ thể để được hướng dẫn chi tiết và nắm rõ nguyên tắc trước khi tiến hành chụp.

Đối với bệnh nhân đang mang thai cần thông tin đến bác sĩ
để tránh những rủi ro đến thai nhi

Bên cạnh đó vẫn có một số rủi ro với xác suất thấp do chụp CT mà bệnh nhân có thể gặp phải như:

  • Phơi nhiễm phóng xạ: Phơi nhiễm phóng xạ có khả năng dẫn đến ung thư, nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng tác hại lâu dài của việc chụp CT đối với cơ thể, nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu bệnh nhân là thai phụ thì cần thông báo trước cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Có khả năng bác sĩ sẽ hướng đến những phương pháp khác an toàn hơn như chụp MRI hay siêu âm để giảm thiểu nguy cơ gây hại đến thai nhi mặc dù với tỷ lệ rất thấp.
  • Việc kết hợp với chất cản quang có thể gây ra một số tác dụng phụ với triệu chứng nhẹ như ngứa, nôn ói, sốt... Bệnh nhân cần thông báo đến bác sĩ để tránh những lần sau sử dụng lại các loại thuốc chứa chất gây kích ứng.

Quy Trình Chụp CT Diễn Ra Như Thế Nào?

Quy trình chụp CT bao gồm 3 giai đoạn trước khi chụp, trong khi chụp và sau khi chụp. Ở cả 3 giai đoạn này có một số vấn đề bệnh nhân cũng cần lưu ý để đảm bảo kết quả chính xác và quy trình diễn ra thuận lợi.

Trước khi chụp CT

Tuỳ thuộc vào bộ phận sẽ chụp CT trên cơ thể, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn nhưng nhìn chung:

  • Bệnh nhân cần thay quần áo chuyên dùng để chụp CT mà bệnh viện cung cấp.
  • Cởi bỏ những vật bằng kim loại trên cơ thể như các loại trang sức, phụ kiện và cả răng giả, máy trợ thính, mắt kính, áo nịt ngực có gọng kim loại... để tránh gây ảnh hưởng chất lượng hình ảnh khi chụp.

Không được ăn uống trước khi chụp CT trong vòng từ 4 – 6 giờ. Trước 2 giờ khi chụp có thể uống nước lọc nhưng với lượng hạn chế.

Đối với trẻ nhỏ có thể cần tiêm thuốc an thần
để giúp bé bình tĩnh, đảm bảo kết quả chụp CT

  • Bệnh nhân cần thông báo về tình trạng sức khoẻ đến bác sĩ trước khi chụp, đặc biệt là các bệnh lý như hen suyễn, dị ứng với thuốc, suy gan, thận, tiểu đường.
  • Nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc nghi ngờ mình đã mang thai cũng cần thông báo đến bác sĩ để có phương án chẩn đoán và điều trị thích hợp, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, cha mẹ cần trấn an tinh thần cho bé. Trong trường hợp là trẻ sơ sinh hoặc ở độ đuổi quá nhỏ sẽ cần dỗ cho bé ngủ hoặc tiêm thuốc an thần nếu kết hợp tiêm cản quang để tránh bé quấy khóc, cử động là nhiễu hình ảnh.
  • Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm trên giường [bàn chụp] trong phòng CT với tư thế đặc biệt tuỳ thuộc vào vị trí chụp.

Thời gian chụp CT thông thường diễn ra khá nhanh. Tính luôn cả giai đoạn chuẩn bị là từ 30 – 45 phút, trong lúc chụp chỉ khoảng 3 – 5 phút.

Thời gian chụp CT khá nhanh, bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái
và tuân theo hướng dẫn

  • Khi được hướng dẫn tư thế bệnh nhân nên nằm yên tránh động đậy. Trong trường hợp chụp CT ổ bụng và ngực, bệnh nhân sẽ phải nín thở theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Thuốc cản quang có thể có tác dụng ngay trong lúc chụp gây cảm giác nóng lan dần ra cơ thể, lúc này bệnh nhân nên cố chịu đựng vì cảm giác sẽ hết rất nhanh sau vài giây.

Sau khi chụp CT xong, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại nếu không phải tiến hành thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang sau khi chụp sẽ phải giữ nguyên đường truyền thuốc ở tĩnh mạch và nằm nghỉ ngơi trong vòng 30 – 40 phút dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Nếu không có dấu hiệu gì bất thường xảy ra, bệnh nhân sẽ được tháo kim ra khỏi cơ thể, cần gập tay hoặc giữ chặt vết tiêm khoảng 5 phút.

Sau đó bệnh nhân có thể trở về nhà và sinh hoạt bình thường. Nhưng cần lưu ý uống nhiều nước lọc trong vòng 24 giờ sau khi chụp CT để thải lượng thuốc tồn dư ra bên ngoài cơ thể.

Việc tiêm thuốc cản quang sẽ có một số tác dụng phụ nhất định như nôn ói, chóng mặt, ngứa da... Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi chụp CT, bệnh nhân cần thông báo ngay đến bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn điều trị.

Thời Gian Trả Kết Quả CT Như Thế Nào?

Thông thường, sau khi chụp CT khoảng từ 30 – 45 phút các bác sĩ sẽ trả kết quả ngay cho bệnh nhân. Đối với những trường hợp cần hội chẩn có thể thời gian sẽ lâu hơn tuỳ vào trường hợp.

Khi nhận được kết quả, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ đọc kết quả để hiểu chính xác và nhờ sự tư vấn của bác sĩ khi có thắc mắc liên quan đến bệnh và việc chụp CT.

Quy Trình Chụp CT Có Tiêm Thuốc Cản Quang

Đối với những trường hợp cần làm rõ hình ảnh của những khối bất thường, các bác sĩ sẽ kết hợp cả việc chỉ định bệnh nhân dùng thuốc cản quang qua đường tiêu hoá, hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Từ đó, giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Trong thuốc cản quang có chứa thành phần là iot. Quy trình chụp CT có tiêm thuốc cản quang sẽ giúp các tổn thương bắt thuốc cản quang và hiển thị màu trắng sáng trong hình chụp CT, giúp các bác sĩ phân biệt với các cấu trúc bình thường xung quanh.

Chụp CT kết hợp tiêm thuốc cản quang
có thể dẫn đến một số ảnh hưởng về mặt sức khoẻ

Khi tiêm thuốc cản quang có những trường hợp sẽ gặp phải tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, cảm thấy ngứa, người nổi mề đay, có một số bệnh nhân khác lại lên cơn sốt, lạnh run.

Đối với những trường hợp này các bác sĩ sẽ nhận biết dấu hiệu dị ứng thuốc cản quang trên cơ thể bệnh nhân và trong tiến hành sau sẽ không sử dụng lại loại thuốc có thành phần gây dị ứng nữa.

Chụp CT Giá Bao Nhiêu?

Chụp CT giá bao nhiêu chắc hẳn là một trong những mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Thực ra rất khó để xác định mức giá chính xác của việc chụp CT.

Vì chụp CT phụ thuộc vào các trung tâm y tế tiến hành, trang thiết bị hiện đại, chất lượng máy chụp và cả vị trí chụp trên cơ thể sẽ có mức giá không giống nhau. Việc có sử dụng chất cản quang hay không cũng làm tăng chi phí trong dịch vụ chụp CT.

Nhưng có một điều bệnh nhân nên yên tâm rằng khi tiến hành chụp CT các bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh để xác định mức giá trước khi tiến hành.

Nhìn chung mức giá bạn có thể tham khảo là từ 800.000VNĐ – 5 triệu đồng. Bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn và kinh nghiệm của người thân hoặc bạn bè đã từng chụp CT để có cái nhìn cụ thể hơn.

Chụp CT là một phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, giúp phát hiện ra nhiều bệnh lý. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp chụp CT và cách tiến hành như thế nào để chuẩn bị tâm lý. Nhưng cần lưu ý rằng nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề