Có mấy dạng hoạch toán về khoảng chi hộ năm 2024

Bạn chưa biết cách hạch toán thu hộ chi hộ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này, Gpay sẽ cho bạn biết những nội dung hữu ích nhất!

Bạn chưa biết cách hạch toán thu hộ chi hộ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết này, Gpay sẽ cho bạn biết những nội dung hữu ích nhất!

Có mấy dạng hoạch toán về khoảng chi hộ năm 2024

Hạch toán thu hộ chi hộ là cần thiết để cải thiện sự hợp tác giữa các bên, bao gồm cả các công ty trong nước và nước ngoài. Cùng tìm hiểu các phương pháp hạch toán thu thu hộ và những lưu ý cần thiết khi hạch toán.

1. Tổng quan về hạch toán thu hộ chi hộ

Các khoản thu, chi hộ yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân thu hộ, chi hộ có thẩm quyền. Khi hạch toán thu hộ chi hộ phải có văn bản, giấy tờ thông báo cụ thể.

Dịch vụ thu hộ chi hộ đang trở nên rất phổ biến trên nhiều lĩnh vực, hình thức khác nhau. Một số khía cạnh điển hình của việc sử dụng dịch vụ thu hộ, chi hộ là: Phí bảo hiểm; tiền điện nước phí giữ chỗ; cho vay trả góp; phí thi; học phí;...

Có mấy dạng hoạch toán về khoảng chi hộ năm 2024

Trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, thật dễ dàng để bắt gặp hình thức thu hộ, chi hộ. Chính vì vậy mà luôn cần hạch toán thu hộ chi hộ rõ ràng, cẩn thận.

Khi thu hộ, nộp hộ, cần lưu ý vài điểm sau:

  • Trong trường hợp thu hộ, bên thu hộ cần lập, in các tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT). Sau khi thu tiền hộ, cần lập các phiếu chi.
  • Đối với trường hợp chi hộ, các bên phải cung cấp phiếu chi. Sau khi đã thu được tiền bên đó chi hộ, không phải xuất hóa đơn GTGT.

Khi chi hộ có ghi tên công ty trên hóa đơn GTGT, bên chi hộ phải xuất hóa đơn. Sau đó cần tính thuế GTGT cẩn thận.

2. Một số vướng mắc về hạch toán thu hộ chi hộ

Khi nói đến hạch toán thu hộ chi hộ, bạn sẽ dễ gặp phải một số vấn đề. Nhất là đối với những người mới lần đầu tiên làm hạch toán thu chi hộ.

2.1. Có hay không việc xuất hóa đơn khi thu hộ chi hộ?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng phân tích và theo dõi nội dung sau:

Thu hộ yêu cầu bên thu phải xuất hoá đơn GTGT. Đồng thời khi thanh toán số tiền đã thu hộ, khách hàng sẽ yêu cầu có có phiếu chi.

Khi chi hộ, bên chi cũng phải lập phiếu chi. Sau khi bên chi hộ thu được số tiền đã chi thì không cần xuất hóa đơn GTGT.

Có mấy dạng hoạch toán về khoảng chi hộ năm 2024

2.2. Khi hạch toán thu hộ chi hộ có phải kê khai thuế không?

Theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC, hóa đơn của các khoản thu, chi hộ không cần đưa vào kê khai Mẫu số 01-1/GTGT hoặc Mẫu số 01-2/GTGT.

Trong trường hợp hóa đơn chi hộ có tên công ty đã thực hiện chi hộ, công ty đó phải khai thuế.

2.3. Các trường hợp yêu cầu phải hạch toán thu hộ chi hộ

Có nhiều trường hợp cần phải hạch toán thu chi hộ. Dù ở trường hợp nào cũng cần thiết phải tiến hành ủy quyền qua văn bản rõ ràng.

Đối tượng cần hạch toán:

  • Hóa đơn bao gồm các khoản thu, chi hộ được ủy quyền.
  • Các hóa đơn mua bán khoản thu chi hộ, bên thực hiện thu hộ chi hộ sẽ phải hạch toán.

3. Hướng dẫn cơ bản về hạch toán thu hộ chi hộ

Khi thu hộ, đơn vị thu hộ có thể làm người được ủy quyền hoặc thu hộ thay mặt doanh nghiệp. Vì vậy không cần xuất hóa đơn hay kê khai thuế. Đơn vị thu hộ cần tiến hành lập phiếu thu, trong đó có ghi tên doanh nghiệp thu. Sau khi lập xong, cần thanh toán cho khách hàng cùng với hóa đơn liên quan đến việc thu tiền.

Khi chi hộ, đơn vị chi hộ cần phải xuất hóa đơn với tên của công ty thực hiện việc chi hộ. Đồng thời, đơn vị chi hộ cần chuẩn bị thủ tục sau:

  • Lập phiếu chi cho các khoản đã ủy nhiệm.
  • Chuyển hóa đơn, chứng từ cho bên được ủy quyền để tiến hành khấu trừ thuế GTGT.
  • Lập phiếu thu và tiến hành thu lại các khoản đã chi hộ.

Trong quá trình này, đơn vị tiến hành thu chi hộ phải hết sức thận trọng để tránh sai sót. Một số lưu ý của cần biết như sau:

- Bên thực hiện chi hộ không lập hóa đơn cho các tài khoản chi hộ.

- Các bên chi hộ phải lưu các tài liệu, hóa đơn, chứng từ quan trọng liên quan chặt chẽ đến quy trình chi hộ. Việc lưu giữ các tài liệu này sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết các hồ sơ khi sự cố.

Tổng hợp trên nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về hạch toán thu hộ chi hộ. Đồng thời cung cấp các phương pháp hạch toán thu chi hộ cơ bản cho người mới.

Chi phí vận chuyển là khoản chi phát sinh thường xuyên trong doanh nghiệp, từ nghiệp vụ mua hàng cho đến bán hàng, xuất nhập khẩu. Mời bạn cùng theo dõi cách hạch toán loại chi phí này theo từng trường hợp.

Tài khoản hạch toán chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển hạch toán vào tài khoản nào là vướng mắc của rất nhiều kế toán. Tùy theo mục đối tượng vận chuyển là hàng mua (TSCĐ, nguyên vật liệu…) hay hàng bán mà cách ghi sổ sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Chi phí vận chuyển hàng mua

  • Với hàng tồn kho

Theo chuẩn mực kế toán số 02, chi phí vận chuyển, bốc xếp trong quá trình mua hàng được coi là chi phí mua và được tính vào giá gốc hàng tồn kho.

\>> Do đó, chi phí vận chuyển hàng mua nhập kho sẽ được hạch toán vào tài khoản giá gốc của hàng tồn kho tương ứng, bao gồm: TK 152 (Nguyên vật liệu), TK 153 (Công cụ dụng cụ) hoặc TK 156 (Hàng hóa).

  • Với tài sản cố định

Theo chuẩn mực kế toán số 03: Chi phí vận chuyển và bốc xếp là nhóm chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, được tính vào nguyên giá tài sản cố định.

\>> Do đó, chi phí vận chuyển mua tài sản cố định được hạch toán vào TK 211.

Như vậy, chi phí vận chuyển hàng mua sẽ được hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho hoặc tài sản cố định tương ứng.

Nợ TK 152, 153, 156, 211

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 111, 112, 141, 334…

Vận chuyển hàng đi bán, xuất khẩu

Chi phí vận chuyển để đưa hàng hóa đến nơi bán được coi là chi phí bán hàng, do đó sẽ được hạch toán vào tài khoản 641 (nếu áp dụng theo thông tư 200), hoặc tài khoản 642 (nếu áp dụng theo thông tư 133).

Có mấy dạng hoạch toán về khoảng chi hộ năm 2024

Phân bổ chi phí vận chuyển hàng mua

Khi mua hàng, nếu doanh nghiệp vận chuyển cùng lúc nhiều loại hàng hóa, tài sản khác nhau thì sẽ phải phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại mặt hàng, theo một tiêu thức thống nhất.

Các văn bản pháp luật hiện nay không quy định về tiêu thức phân bổ, nhưng có 2 cách phân bổ thường được các kế toán sử dụng thực tế như sau:

Phân bổ theo giá trị mỗi loại mặt hàng

Cách phân bổ này có thể áp dụng khi vận chuyển cùng lúc các loại hàng hóa, tài sản có nhiều kích thước, chủng loại đa dạng.

Công thức:

Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho \= Chi phí mua từng mặt hàng x Chi phí vận chuyển chung Tổng giá trị hàng mua

Ví dụ:

Doanh nghiệp A vận chuyển hàng về nhập kho, chi phí vận chuyển là 6 triệu đồng. Thông tin như sau:

Hàng hóa Đơn giá Số lượng Thành tiềnCam (kg) 30,000 300 9,000,000 Gấm (mét) 900,000 200 18,000,000 Tổng 500 27,000,000

Kế toán tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển trên cho 2 loại hàng hóa là Cam và Gấm:

Cam: 9,000,000 / 27,000,000 x 6,000,000 = 2,000,000

Gấm: 18,000,000 / 27,000,000 x 6,000,000 = 4,000,000

Phân bổ theo số lượng hàng hóa

Với các mặt hàng có kích thước tương đương nhau hoặc có cùng một đơn vị đo (kg, mét…) kế toán có thể áp dụng theo cách phân bổ này.

Công thức:

Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho \= Số lượng từng mặt hàng x Chi phí vận chuyển chung Tổng số lượng hàng mua

Ví dụ: Doanh nghiệp A vận chuyển hàng về nhập kho với tổng chi phí thuê xe là 6 triệu đồng (không có VAT). Thông tin như sau:

Hàng hóa Số lượng Phân bổ chi phí vận chuyểnCam (kg) 300 300 / 500 x 6,000,000 = 3,600,000đ Dưa hấu (kg) 200 200 / 500 x 6,000,000 = 2,400,000đTổng500 6,000,000

Xử lý chi phí vận chuyển không có hóa đơn

Trong thực tế, kế toán gặp phải một trường hợp rất oái oăm, đó là chi phí vận chuyển không có hóa đơn hợp lệ.

Lúc này, kế toán có thể xử lý như sau để giúp khoản chi này đủ điều kiện trở thành chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.

  • Bước 1: Ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng, kèm theo bản sao căn cước công dân của người vận chuyển.
  • Bước 2: Thanh toán chi phí thông qua tiền lương của nhân viên vận chuyển (tài khoản 334). Khoản tiền lương này cần được đưa vào bảng lương của DN.
  • Bước 3: Chi trả lương, lấy chữ ký người vận chuyển trên bảng thanh toán lương của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Nếu khoản chi lớn hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng thì khoản thu nhập này của người vận chuyển, bốc dỡ phải khấu trừ thuế TNCN 10%, hoặc yêu cầu người vận chuyển làm cam kết 23 – tổng thu nhập trong năm không thuộc nhóm phải nộp thuế TNCN.

Để hỗ trợ công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp, UBot đã cho ra mắt giải pháp UBot ePayment – hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán, đồng thời hỗ trợ theo dõi chi phí đồng bộ trên một giao diện. Nhà quản lý có thể nắm được chi tiết các khoản chi của từng hạng mục, phòng ban theo thời gian thực. Quy trình quản lý thanh toán tự động này có thể giúp tiết kiệm đến 80% thời gian so với quy trình thủ công và độ chính xác lên đến 100%.