Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

Điều 111. Nội dung quản lý nhà nước vềxây dựng

1. Xây dựng và chỉđạo thực hiện chiến lược, kế hoạchphát triển các hoạt động xây dựng.

3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

4. Quản lý chất lượng, lưu trữhồ sơ công trình xây dựng.

5. Cấp, thu hồi các loại giấy phéptrong hoạt động xây dựng.

6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmtrong hoạt động xây dựng.

7. Tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong hoạt động xây dựng.

8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạtđộng xây dựng.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựchoạt động xây dựng.

Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước vềxây dựng

2. Bộ Xây dựng chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thốngnhất quản lý nhà nước về xây dựng.

3. Các bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình phối hợp với Bộ Xây dựng đểthực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấpcó trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vềxây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 113. Thanh tra xây dựng

1. Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành vềxây dựng.

2. Tổ chức và hoạt động củathanh tra xây dựng do Chính phủ quy định.

Điều 114. Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng

Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sauđây:

1. Thanh tra việc thực hiện pháp luậtvề xây dựng;

2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhànước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luậtvề xây dựng;

3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo về xây dựng.

Điều 115. Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng

1. Thanh tra xây dựng có các quyền sauđây:

a] Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quancung cấp tài liệu và giải trình những vấn đềcần thiết;

b] Yêu cầu giám định những nộidung có liên quan đến chất lượng công trình trongtrường hợp cần thiết;

c] áp dụng các biện pháp ngăn chặntheo quy định của pháp luật;

d] Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị với cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biệnpháp xử lý;

đ] Các quyền khác theo quy định củapháp luật.

2. Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:

a] Thực hiện chức năng, nhiệmvụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định;

b] Xuất trình quyết định thanh tra,thẻ thanh tra viên với đối tượng đượcthanh tra. Việc thanh tra phải được lập thànhbiên bản;

c] Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề kết luận của mình và bồi thường thiệthại do kết luận sai gây ra;

d] Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của pháp luật.

Điều 116.

1. Tổ chức, cánhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyềnsau đây:

a] Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanhtra giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;

b] Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạmpháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh traviên.

2. Tổ chức, cá nhân thuộc đốitượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:

a] Tạo điều kiện cho đoàn thanhtra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;

b] Cung cấp tài liệu, giải trình các nộidung cần thiết và chấp hành kết luận củathanh tra xây dựng.

Điều 117.

Điều 118.

1. Việc khiếu nại,tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáođược thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.

2. Trong thời gian khiếunại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức,cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính củacơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vềxây dựng. Khi có quyết định giải quyết khiếunại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định,bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtthì thi hành theo các quyết định, bản án đó.

------------------------------------------------------------------------- Tên văn bản: Luật Xây dựng - Luật 16/2003/QH11 Số hiệu: 16/2003/QH11 Ngày ban hành: 26/11/2003 Tình trạng hiệu lực: Có hiệu lực từ 01/07/2004. Hết hiệu lực một phần .

Người / Cơ quan ban hành: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam


Người ký: Nguyễn Văn An - Chủ tịch Quốc hội

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý đôthị, xây dựng, kiến trúc ở cấp huyện là cơ quan nào ?
  • 2. Vị trí và chức năng
  • 3. Nhiệmvụ và quyền hạn
  • 4. Tổ chức và biên chế
  • 4.1 Lãnhđạo Phòng
  • 4.2. Biên chế của Phòng

Cơ sở pháp lý:

LuậtTổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015

Nghị định 24/2014/NĐ-CP

Thông tư liên tịch số07/2015/TTLT-BXD-BNV

1. Cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý đôthị, xây dựng, kiến trúc ở cấp huyện là cơ quan nào ?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số07/2015/TTLT-BXD-BNV thì có 2 cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dânquận, huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc... là:

- Phòng Quản lý đô thị [ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh].

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng [ở các huyện].

2. Vị trí và chức năng

- Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhquản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao [bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị]; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Muốn hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc thì cần đăng ký mã ngành nào?

[Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải của Phòng Quản lý đô thị do Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ hướng dẫn].

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao [bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sởhạ tầng kỹ thuật đô thị]; nhà ở; công sở; thịtrườngbất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

[Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành,lĩnhvực khác như: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; giao thông; khoa học và công nghệ của Phòng Kinh tếvà Hạ tầng do các Bộ quảnlý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ hướng dẫn].

- Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng của Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc [tại các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc].

3. Nhiệmvụ và quyền hạn

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn cấp huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng; theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng côngtrình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại Vtrên địa bàn.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng tư vấn và thiết kế kiến trúc

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồán quy hoạch xây dựng trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình hoặc để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện lập quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo phân cấp.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp.

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở và thị trường bất động sản trên địa bàn huyện.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xây dựng [dầm], kiến trúc, tài chính

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộcỦy ban nhân dân cấp xã.

- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

- Kiểm tra, thanh tra đối vớitổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành Xây dựng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc [tại các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc] và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức và biên chế

4.1 Lãnhđạo Phòng

Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có Trưởng phòng, không quá 03 Phó trưởng phòng và các công chức khác.

>> Xem thêm: Khái niệm về chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư?

a] Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng;

b] Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng;

c] Trong số các lãnh đạo Phòng [Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng] phải có ít nhất 01 người được phân công chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng;

d] Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.

4.2. Biên chế của Phòng

Biên chế công chức của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết địnhtrong tổng biên chếcông chức của huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Kiến trúc thượng tầng là gì? Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?

Video liên quan

Chủ Đề