Vai trò của kỹ năng mềm đối với kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là một ngành nghề kỹ thuật có rất nhiều đóng góp cho xã hội, đời sống. Đây cũng là một ngành nghề nhận được khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy, những kỹ năng cần thiết đối với Kỹ sư xây dựng là gì. Hãy cùng Career.gpo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ năng nghề nghiệp

Công việc của kỹ sư xây dựng là các công việc về kỹ thuật thực tiễn. Chính vì thế mà để trở thành một kỹ sư xây dựng trước hết phải trải qua học tập, đào tạo để có được kiến thức về chuyên môn kỹ thuật.

Những kiến thức chuyên môn cơ bản như đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng là những kiến thức mà kỹ sư xây dựng phải nắm rõ để có thể làm việc thực tế.

Kỹ năng mềm

Trong quá trình làm việc của mình, kỹ sư xây dựng sẽ phải gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc với rất nhiều người. Từ những người công nhân xây dựng đến đồng nghiệp và các kỹ sư điện, kỹ sư cầu đường, kiến trúc sư, chủ đầu tư, nhà thầu…

Chính vì vậy mà người kỹ sư xây dựng buộc phải có những kỹ năng mềm nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Đó là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm. 

Và những điều ấy lại không hề được giảng dạy tại các trường đào tạo, chính vì vậy mà bạn phải tự mình rèn luyện và học tập. Bên cạnh những kỹ năng ấy, khả năng quản lý, lãnh đạo cũng là một kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn tiến xa hơn lên những vị trí cấp cao...

Sức khỏe

Để phục vụ cho những công việc của mình thì người kỹ sư xây dựng phải di chuyển theo những công trình, dự án mà họ tham gia để có thể hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát một cách tốt nhất.

Trong khi môi trường làm việc tại các công trình thì thường không được tốt bởi những tiếng ồn, khói bụi và những tác động trực tiếp của thời tiết, nắng nóng, mưa gió, buốt lạnh… Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người kỹ sư.

Bên cạnh đó, họ thường xuyên phải làm việc trong thời gian dài và cũng thường xuyên phải thức đêm, tăng ca. Chính vì vậy, mà người kỹ sư cần phải viết tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe của bản thân để có thể đương đầu với những khó khăn, thách thức.

Ngoại ngữ

Với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì việc thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành sẽ hữu ích rất nhiều trong quá trình làm việc.

Khả năng ngoại ngữ trước hết sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin, tài liệu làm việc hơn. Đồng thời giúp hỗ trợ quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin với đối tác, khách hàng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ còn có thể giúp bạn có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài và tiền lương của bạn sẽ được tính ở đơn vị USD. Tại Việt Nam, tiếng Anh và tiếng Nhật là hai ngôn ngữ rất hữu ích.

Công nghệ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, internet thì việc ứng dụng các giải pháp về công nghệ vào các quy trình làm việc đang ngày trở nên phổ biến, giúp tiết kiệm thời gian và sức lực trong khi độ chính xác và tính hiệu quả lại được nâng cao.

Chính vì thế mà ngoài tin học văn phòng cơ bản, các kỹ sư xây dựng phải có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế, xây dựng. 

Tạm kết

Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn có một hình dung tốt hơn về những "hành trang” bạn cần trang bị để bước đi trên con đường trở thành kỹ sư xây dựng của mình.

Thùy Leah

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng thì yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với người lao động được đặt ra  ngày càng khắt khe. Những yêu cầu đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi kiến thức chuyên ngành mà còn bao gồm cả kinh nghiệm công tác, kỹ năng sống, sự nhanh nhạy trong xử lý công việc, cũng như sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin… Điều này đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức cho tất cả sinh viên, đặc biệt là những người vừa mới ra trường, chưa có kinh nghiệm cũng như  các kỹ năng sống và kỹ năng làm việc.

Kiến thức chuyên ngành mà sinh viên được trang bị trong quá trình học tập tại trường đại học là điều kiện cần, tuy nhiên vẫn chưa phải là điều kiện đủ để làm hành trang cho sinh viên có thể bước ra giảng đường để tìm kiếm những công việc như mong muốn với mức thu nhập phù hợp. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với sinh viên là bên cạnh việc không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin thì còn phải quan tâm đến việc học tập và hoàn thiện các kỹ năng mềm của bản thân.

Vậy, kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm [soft skills] được hiểu là tất cả các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với nhau trong công việc, chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, bao gồm: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý quỹ thời gian; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng học và tự học; kỹ năng đàm phán…

Phương pháp để trau dồi kỹ năng mềm cho sinh viên?

Về phía nhà trường, các trường đại học, cao đẳng cần phải xây dựng các chương trình giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng một môn học trong chương trình đào tạo. Đây là cách thức hiệu quả để định hình nên những nhìn nhận bước đầu của sinh viên đối với kỹ năng mềm, để thuật ngữ này không trở nên xa lạ đối với mỗi sinh viên.

Về phía sinh viên:

-  Cần chủ động và tích tham gia vào các chương trình đào tạo kỹ năng mềm của nhà trường cũng như các tổ chức xã hội khác.

- Mạnh dạn, tự tin thuyết trình trước đám đông, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trước nhiều người bởi đây là một trong những kỹ năng quan trọng đối với công việc sau này.

- Tích cực thảo luận và làm việc nhóm, kỹ năng này giúp sinh viên tiếp cận với cách trao đổi ý kiến trong nhóm, tích lũy kinh nghiệm giải quyết bất đồng cũng như kinh nghiệm lãnh đạo. Bên cạnh đó, việc làm việc nhóm còn giúp cho sinh viên có thể học hỏi và trao đổi kiến thức lẫn nhau.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tình nguyện bởi những hoạt động này không chỉ tạo môi trường cho sinh viên giải tỏa căng thẳng  mà còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển, trau dồi đạo đức cũng như các kỹ năng cá nhân khác như kỹ năng lãnh đạo, sáng tạo, làm việc nhóm…

- Không ngừng học và tự học để trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức bổ trợ khác như ngoại ngữ hay công nghệ thông tin… để tăng chất lượng, hiệu quả học tập cũng như công việc sau này.

 Khi cuộc sống ngày càng phát triển, môi trường làm việc ngày càng trở nên năng động với tính cạnh tranh cao thì kỹ năng mềm là một trong những đòi hỏi qua trọng của nhà tuyển dụng. Bởi những kỹ năng này sẽ góp phần bổ trợ cho những kiến thức chuyên môn của người lao động nhằm tăng năng suất lao động tạo ra hiệu quả cao trong công việc. Do đó, ngay từ khi còn học tập trên giảng đường, sinh viên cần hiểu rõ vai trò quan trọng của kỹ năng mềm và tăng cường học tập, trau dồi những kỹ năng này.

Nguồn: Sưu tầm

Ngày cập nhật 22 Sep 2021 Tác giả: vietgroup.com.au

   0 Ý kiến  |  Viết 1 ý kiến

Video liên quan

Chủ Đề