Lá nhàu miền trung gọi là gì

Có thể bạn chưa biết, cây nhàu có nhiều công dụng trong y học. Không chỉ riêng quả mà cả lá, rễ và thân nhàu đều có công dụng chữa nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó, nhàu chữa cao huyết áp cũng được đại đa số người bệnh tin tưởng và áp dụng.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc vô cùng hiệm nghiệm mà ngày nay vẫn giữ và lưu truyền. Những bài thuốc đó đến từ các loại cây trái, thảo dược chúng ta gặp hàng ngày nhưng chưa chắc đã được biết. Và cây nhàu là một trong những loại như thế.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về nhàu và công dụng chữa bệnh hiệu quả của nó, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Cây nhàu hỗ trợ chữa huyết áp cao

Khái quát chung về cây nhàu

Nhàu là một loại cây ưa mọc ở những nơi ẩm ướt như ven sông, hồ, kênh, mương… Loài cây này thường mọc ở miền Nam và một số tỉnh ở miền Trung, được coi là vị thuốc quý của Việt Nam.

Nhàu là thảo dược quý bởi chúng có hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều có công dụng trị nhiều loại bệnh. Các bộ phận được người dân phương Nam thường dùng để làm thuốc là rễ, lá, trái nhàu và vỏ cây. Nhưng trái nhàu luôn được sử dụng nhiều nhất bởi trái nhàu [Noni] có công dụng đa dạng nhất. Đặc biệt, trái nhàu trị cao huyết áp rất hiệu quả.

Nhàu chủ yếu phân bố ở miền Nam và Trung nước ta

Công dụng của nhàu trong đời sống

Cây nhàu là một loại cây dược liệu được giới khoa học nước ngoài nghiên cứu, thử nghiệm, và tuyên bố rằng nó chống lại gần như là tất cả mọi bệnh tật của cơ thể từ ung thư cho đến dị ứng.

1. Công dụng của rễ nhàu

Các nhà nghiên cứu nước ngoài chỉ ra rằng trong thành phần của rễ cây này có 3 dẫn xuất naphthoquinone [hợp chất hữu cơ] mới và một anhydride [một hợp chất hóa học] mới. Cấu trúc của chúng được xác định bằng sự kết hợp của APCI-MS, 1D và 2D-NMR [COZY, TOCSY, ROSEY, HMQC và HMBC] có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự tăng sinh của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư ruột kết ở người. Trong các bài thuốc dân gian của người Thái và một số nước khác sử dụng hàng ngàn năm để điều trị bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim.

Ngoài làm bài thuốc chữa bệnh, rễ của cây nhàu được dùng làm thuốc nhuộm. Cụ thể, tại Hawai người dân dùng rễ cây nhàu để nhuộm vải, thành phẩm cho ra màu vàng.

Trong một số bài thuốc, rễ cây nhàu còn được sử dụng kết hợp với củ gấu, cây cối xay, hạt muồng trâu, rau má để điều trị bệnh đau nửa đầu hay nhức đầu kinh niên.

Ở bài thuốc khác, rễ nhàu chữa bệnh đau lưng, tê bì chân tay, đau mỏi các chi người ta dùng rễ cây sao vàng và ngâm rượu.

Rễ nhàu có nhiều công dụng trong đời sống

2. Chữa bệnh từ quả nhàu

Quả nhàu được phát triển từ sự nuôi dưỡng của rễ, thân lá để cho ra quả như bất kỳ các loại trái cây khác. Tuy nhiên, nó sở hữu một điều đặc biệt hơn khi ra trái sau đó hoa mới bắt đầu nở, đi ngược với quy trình tự nhiên.

Hoa nhàu nở trên trái nhàu. Điều này đã giúp một phần lớn phấn hoa và mật tự nhiên được ong đưa tới bổ sung cho trái nhàu. Vì thế, quả nhàu là kết tinh tuyệt diệu các công dụng chữa bệnh của rễ, lá và của chính nó.

Một nghiên cứu khoa học cho thấy nước ép từ quả nhàu đã ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư ở chuột [sử dụng phương pháp phát hiện các dấu hiệu hóa sinh học gọi là nghiện DNA]. Nghiên cứu đã chứng minh, quả nhàu làm giảm số lượng các chất gây nghiện DNA ở chuột gây ra bởi DMBA gây ung thư có tác dụng đến 90%.

Cùng với đó các xét nghiệm LPO và TNB-SAR xem xét đặc tính oxy hóa của nước ép nhàu so sánh với các đặc tính gốc tự do của vitamin C, bột hạt nho [GSP], và pycnogenol [PYC] ở liều hàng ngày cho mỗi mức phục vụ được khuyến nghị bởi nhà sản xuất Hoa Kỳ đã cho kết quả tốt. Họ kết luận rằng: "nước ép từ quả nhàu đã ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư-DNA và hoạt động chống oxy hóa của TNJ có thể góp phần vào tác dụng ngăn ngừa ung thư”.

Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã sử dụng quả từ cây nhàu cho lĩnh vực tinh trùng học. Việc bổ sung nước ép từ quả nhàu pha loãng hoặc đông lạnh đưa vào tinh dịch tươi làm giảm mức độ tổn thương màng tế bào của tinh trùng, nhờ đó số lượng tinh trùng bị tổn thương cũng giảm đi. Kết quả cuối cùng đã thành công khi số lượng tinh trùng sống nhiều hơn vì trong đó số lượng tinh trùng sống, di động với màng tế bào còn nguyên vẹn cao hơn khi không dùng quả nhàu.

Quả nhàu là sự tập trung các công dụng tuyệt vời từ lá, thân và rễ

3. Công dụng từ lá nhàu

Lá nhàu được sử dụng chủ yếu để chế biến món ăn hoặc chữa các bệnh ngoài da. Ở Campuchia lá nhàu là thành phần có trong món Amok nổi tiếng. Tại Việt Nam cũng có không ít người sử dụng lá nhàu trong chế biến thực phẩm như người dân miền Tây Nam Bộ sử dụng lá nhàu chế biến món lươn um lá nhàu hoặc dùng trong các món gói hấp

4. Công dụng từ vỏ cây nhàu

Thân cây nhàu là một bộ phận ít được người dân sử dụng nhất. Phần lớn người ta lấy vỏ từ thân cây này để làm thuốc nhuộm màu đỏ và vàng cho quần áo. Đối với người dân trên đảo Java của Indonesia, họ đã sử dụng vỏ cây nhàu để nhuộm màu nâu tím phục vụ cho việc họa tiết làm batik đầy kỳ công và mỹ nghệ.

Bài nên xem

Cây nhàu với bệnh cao huyết áp

Công dụng trái nhàu sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu sử dụng trực tiếp hoặc dùng sản phẩm chiết xuất 100% từ trái nhàu.

Trái nhàu [Noni] có cơ chế hoạt động làm giảm huyết áp rất kỳ diệu. Năm 2010, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái của cây nhàu có công dụng chống co thắt, giãn mạch làm, làm huyết áp tâm thu giảm. Bên cạnh đó, trái nhàu trị bệnh cao huyết áp bằng cách làm êm dịu thần kinh. Một trong những nguyên nhân làm huyết áp tăng là bị căng thẳng, chịu áp lực vì vậy trái nhàu giúp duy trì huyết áp bằng làm thư giãn tinh thần, giảm stress.

Khi dùng trái nhàu trực tiếp, bạn sẽ không cần lo lắng về tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trái nhàu là một vị thuốc có dược tính lành, không gây nghiện, nhiều công dụng trị bệnh và tăng cường sức khoe cơ thể mỗi ngày.

Ngoài ra, không chỉ trái nhàu mà rễ của cây nhàu còn có công dụng hạ huyết áp. Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản đã tìm hiểu về công dụng của rễ nhàu và nhận thấy tinh chất rễ nhàu có dụng hạ huyết áp kéo dài. Nhàu phơi khô hay dùng tươi đều là vị thuốc chữa các bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, các hoạt chất trong rễ nhàu còn có khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.

Trái nhàu chữa cao huyết áp, đồng thời rễ nhàu cũng giúp giảm áp hiệu quả

Cách sử dụng nhàu ổn định huyết áp

Một số cách sử dụng cây nhàu trong chữa bệnh huyết áp cao như sau:

1. Từ rễ nhàu

Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 – 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 – 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.

2. Từ trái nhàu

Chuẩn bị:

  • Quả nhàu chín 1kg [rửa sạch], rượu trắng 40 độ 300ml, 200g đường cát.
  • Lọ thủy tinh.

Cách làm:

  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn [cả hạt], sau đó cho vào lọ thủy tinh, thêm 200g đường cát, đậy kín.
  • Ủ hỗn hợp trên từ 5 – 7 ngày, sau đó mở ra cho 1.200ml rượu trắng vào trộn đều.
  • Lọc, ép lấy nước cốt nhàu để dùng dần.
  • Mỗi ngày uống 5ml, sau bữa ăn, ngày 2 – 3 lần.
Sử dụng nhàu trong chữa bệnh huyết áp cao

Đến đây chắc các bạn có thể thấy được công dụng tuyệt với từ cây nhàu chữa cao huyết áp rồi. Giá trị của nhàu chắc hẳn không có gì phủ nhận, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt trong chữa bệnh, bạn nên nhớ sử dụng đúng hướng dẫn. Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để an tâm hơn khi dùng loại thảo dược này.

>> Xem thêm: 05 loại thảo dược hạ huyết áp hiệu quả tốt nhất hiện nay

Nhàu thuộc họ Cà phê, có tên khoa học là Morinda citrifolia, thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[2]

NhàuPhân loại khoa họcGiới [regnum]Plantae[không phân hạng]Angiospermae[không phân hạng]Eudicots[không phân hạng]AsteridsBộ [ordo]GentianalesHọ [familia]RubiaceaeChi [genus]Morinda [thực vật]Loài [species]M.citrifoliaDanh pháp hai phầnMorinda citrifolia
L. Danh pháp đồng nghĩa[1]

Morinda angustifolia Roth, Morinda chrysorhiza [Thonn.] DC., Psychotria chrysorhiza Thonn.,

Samama citrifolia [L.] Kuntze

 

Hoa và quả của cây nhàu [Morinda Citrifolia L]

Cây gỗ nhỏ, mọc đứng.

- Thân: Cây cao 4-8 m. Thân, cành non mập, có 4 cạnh rõ, màu lục hoặc nâu nhạt. Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh, nhẵn; cành già tiết diện tròn, màu nâu xám. - : Lá mọc đối, hình bầu dục dài 12-30 cm, rộng 6–15 cm, mép uốn lượn, lá màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá 1–2 cm. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt. - Hoa: Cụm hoa là đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1–2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5–8 mm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hoa là một gờ tròn. Cánh hoa 5, ống tràng hình phễu, màu xanh nhạt, cao 7–12 mm; bên trong có nhiều lông trắng; 5 thùy dài khoảng 5–8 mm, màu trắng, hình bầu dục đầu nhọn, đỉnh có phụ bộ là một mấu nhỏ cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị 5, bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất ngắn. Bao phấn hình đầu tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm; 2 ô, mở dọc, hướng trong, đính gốc. Hạt phấn rời, hình hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn 2, ở vị trí trước sau, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính trung trụ. Vòi và đầu nhụy. Vòi nhụy dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm, màu xanh. Đĩa mật dày, hình khoen, màu vàng. Cây ra hoa quanh năm, tập trung nhiều nhất vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5. - Quả: Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5–7 cm, rộng 3–4 cm. Quả già màu ngà vàng, nhẵn bóng, mùi khai, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm, ăn được. - Hạt: Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen [3].

Rễ, thu hái vào mùa đông. Lá vào mùa xuân. Quả vào mùa hạ. Rễ phơi khô. Lá và quả dùng tươi.

Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axít rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete.

Chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, bệnh tiêu chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, bệnh đái đường

Tác dụng dược lý: một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau:

  • Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
  • Lợi tiểu nhẹ
  • Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
  • Hạ huyết áp

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ The Plant List [2010]. “Morinda citrifolia”. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Nguồn: website Rau rừng Việt Nam [1].

  •   Phương tiện liên quan tới morinda citrifolia tại Wikimedia Commons
  •   Dữ liệu liên quan tới Morinda citrifolia tại Wikispecies
  • “Morinda citrifolia”. International Plant Names Index [IPNI]. Royal Botanic Gardens, Kew. ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhàu&oldid=67994175”

Video liên quan

Chủ Đề