Công thức chung của tư bản, mục đích, giới hạn của công thức chung của tư bản.

Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền tệ chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiền thông thường thì hoạt động theo phương thức hàng – tiền – hàng [H-T-H]. Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, còn nếu tiền là tư bản thì vận động theo công thức tiền – hàng – tiền [T-H-T]. Công thức này gọi là công thức lưu thông của tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trái lại, mục đích sự vận động của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T trong đó T= T + t. Số dôi ra đó [t] Mác gọi là giá trị thặng dư và số tiền ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • công thức chung của tư bản
  • cong thuc chung cua co ban la gi
  • ,

    Để hiểu được quá trình chuyển hóa tiền thành tư bản, ta cần phải nghiên cứu công thức chung của tư bản.

    Trong các ký hiệu dưới đây, H là hàng hóa, T là tiền, T’ là tiền do T biến đổi thành.  

    1. Công thức chung của tư bản

    Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời là hình thái xuất hiện đầu tiên của tư bản.

    Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức:

    H – T – H

    Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức:

    T – H – T’

    So sánh hai công thức:

    – Điểm giống nhau của hai công thức lưu thông nói trên là:

    • Đều cấu thành bởi hai yếu tố hàng và tiền;
    • Đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán;
    • Đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.

    – Điểm khác nhau giữa hai công thức đó là:

    • Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán [H – T] và kết thúc bằng hành vi mua [T – H]. Điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích là giá trị sử dụng.
    • Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua [T – H] và kết thúc bằng hành vi bán [H – T’]. Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian… Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn.

    Tư bản vận động theo công thức T – H – T’, trong đó T’ = T + ∆T; ∆T là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu bằng m. Còn số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản.

    Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

    Công thức: T – H – T’ với T’ = T + m, được gọi là công thức chung của tư bản.

    Mọi tư bản đều vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư.

    Như vậy, tư bản là tiền tự lớn lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư.

    2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

    Số tiền trội hơn [∆T] hay giá trị thặng dư [m] sinh ra từ đâu?

    Thoạt nhìn, hình như giá trị thặng dư sinh ra trong lưu thông. Vậy có phải do bản chất của sự lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm và do đó hình thành giá trị thặng dư hay không?

    Nếu mua – bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị: từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.

    Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị.

    Nhưng, trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại.

    Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi.

    Như vậy, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.

    Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông thì cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được.

    “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”.

    Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

    C. Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.

    8910X.com

    Bài liên quan:

    • //www.slide
    • //cong-thuc-chung

     Công thức chung của tư bản? [CH65]

    –     Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

    –    Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. Tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H – T – H [hàng – tiền – hàng], nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T – H – T [tiền – hàng – tiền], tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền.

    –    So sánh giữa hai công thức H-T-H với công thức T-H-T

    + Điểm giống nhau: cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

    + Điểm khác nhau:

    H-T-H

    T-H-T

    Điểm mở đầu, kết thúc

    Hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian.

    Tiền tệ, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

    Trật tự hành

    vi

    Bán trước, mua sau.

    Mua trước, bán sau

    Mục đích vận động

    Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau.

    Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T, trong đó T’ = T +  T. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra [T] được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.

    Giới hạn vận động

    Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn.

    Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

    Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

    Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

    Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T – T’

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề