Công thức hóa học của cát thạch anh năm 2024

Cát thạch anh là cát có chứa hàm lượng silic oxit cao, thường được dùng trong xử lý nước sạch sinh hoạt, xử lý nước thải , nước tinh khiết, lọc nước giếng khoan…Cát thạch anh có tác dụng lọc các thành phần lơ lửng có kích thước hạt nhỏ không có khả năng kết tủa khi để lắng tự nhiên. Trong quá trình lọc, trên bề mặt cát thạch anh sẽ tạo ra lớp màng lọc hỗ trợ cho quá trình lọc, đặc biệt khi Fe(OH)3 kết tủa trên bề mặt cát thạch anh sẽ giúp hấp phụ Asen khi nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm Asen. Cát thạch anh là tác nhân rất tốt trong việc giữ các kết tủa dạng bông có độ nhớt cao rất khó tách và khó lọc. Cát thạch anh có thể sử dụng lâu dài, có thể lọc rửa thường xuyên khi bề mặt lọc lắng cặn thành những lớp dày. Cát thạch anh có kích thước hạt nhỏ, có bề mặt riêng lớn nên hiệu quả lọc cao.

Công ty chúng tôi có phương tiện vận chuyển hàng đến tận chân công trình trên toàn quốc.

Cát thạch anh là một trong những loại vật liệu không thể thiếu trong các hệ thống lọc nước hiện nay. Với đặc điểm có diện tích tiếp xúc cao, độ xốp hạt lọc lớn nên nó thường được dùng để xử lý một số hệ thống nước đặc trưng như nước ao hồ, giếng khoan,... Trong bài viết này, dienmaysakura.vn chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cát thạch anh là gì? Và ứng dụng của cát thạch anh trong xử lý nước.

Cát thạch anh là gì?

Công thức hóa học của cát thạch anh năm 2024

Tìm hiểu cát thạch anh là gì?

Cát thạch anh được tạo thành từ các tinh thể thạch anh bị phá vỡ, có kích thước nhỏ, nhiều góc cạnh, dạng hạt với màu trắng đục hoặc vàng nâu. Đây là một loại khoáng vật có phổ biến trong lớp vỏ Trái Đất. Cát thạch anh có thành phần là Silic dioxit với công thức hóa học là SiO2, ngoài ra nó còn chứa một số nguyên tố khác như Nacl, CO2, H2O, CACO3,...

Thông thường cát thạch anh được khai thác nhiều nhất tại các mỏ cát lớn như Hoàng Liên Sơn, Quảng Nam,... Cát thạch anh có đứng cứng cao, chất lượng tốt, ổn định, đa dạng các kích thước sẽ mang lại khả năng phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Khi được kết hợp với các công nghệ sản xuất và khai thác hiện đại, cát thạch anh được đánh giá là sẽ mang đến chất lượng tuyệt vời tương tự với những mặt hàng vật tư xây dựng khác của thế giới.

Ứng dụng của cát thạch anh

Cát thạch anh là loại vật liệu lọc nước quan trọng trong các hệ thống xử lý nước hiện nay. Với cấu tạo xốp, nhiều góc cạnh nên nó có khả năng giữ lại các chất lửng lơ và các chất kết tủa, cặn sắt, manga làm trong nước cực tốt. Vì vậy, cát thạch anh được ứng dụng vào rất nhiều trong các hệ thống lọc nước như:

Công thức hóa học của cát thạch anh năm 2024

Ứng dụng cát thạch anh trong hệ thống lọc tổng đầu nguồn

  • Dùng trong hệ thống xử lý nước cấp của các khu công nghiệp và hộ gia đình
  • Dùng trong xử lý hệ thống nước ở hồ cá, bể cá để làm sạch nước
  • Dùng trong hệ thống xử lý nước thải ở các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất
  • Xử lý nước giếng khoan, ao hồ

Cát thạch anh lọc nước được ứng dụng nhiều như vậy vì nó có tác dụng làm trong nước hiệu quả, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, nó cũng không tham gia vào phản ứng với các tác nhân hóa học trong nước nên không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước. Đặc biệt cát thạch anh còn có độ bền lớn vì thế mà nó được ưu tiên sử dụng trong nhiều trường hợp.

Trong hệ thống lọc nước giếng khoan cơ bản, nếu cát thạch anh muốn đạt được kết quả tốt nhất, cần phải kết hợp sử dụng với một số loại vật liệu lọc khác như than hoạt tính gáo dừa, cát manga, flomag, hạt cation,...

Bên cạnh các công dụng để lọc trong nước, cát thạch anh còn mang lại nhiều lợi ích trong các ngành nghề khác như:

  • Chế tạo linh kiện điện tử
  • Chế tạo kính cường lực, kính chống xước của đồng hồ và kính ô tô
  • Trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ phong thủy, đá trang sức
  • Làm phụ gia, vật liệu xây dựng như trang trí bồn hoa, lát tường,...
  • Nâng cao độ cứng, khả năng chống ăn mòn kim loại của ngành luyện thép

Một số lưu ý để sử dụng cát thạch anh hiệu quả nhất

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng cát thạch anh đạt được chất lượng cao nhất, bạn cần lưu ý đến một số điều dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh, sục rửa định kỳ để rửa trôi các cặn bẩn, nằm lơ lửng phía trên bề mặt cát và tránh tắc nghẽn trong quá trình lọc.
  • Định kỳ thay cát thạch anh lọc nước trong vòng từ 6 đến 12 tháng tùy vào chất lượng của nguồn nước
  • Mua cát thạch anh tại những địa chỉ uy tín, chất lượng để cát được sàng lọc cẩn thận, có kích thước đồng đều và không bị lẫn các tạp chất.

Cách để làm bể lọc nước bằng cát thạch anh đơn giản nhất

Công thức hóa học của cát thạch anh năm 2024

Cách để làm bể lọc nước bằng cát thạch anh đơn giản nhất

Để làm bể lọc nước bằng cát thạch anh, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu như sỏi lọc, manga, than hoạt tính,... Sau đó sắp xếp các lớp vật liệu theo thứ tự như sau:

  • Lớp thứ nhất – Lớp sỏi thạch anh, với đặc điểm là có kích thước lớn nên thường được dùng để lót đáy. Độ dày của lớp này là khoảng 10cm - 15cm.
  • Lớp thứ 2 - Cát thạch anh với độ dày của lớp này là khoảng 20cm.
  • Lớp thứ 3 - Cát mangan với tác dụng khử mangan trong nước, thường có độ dày khoảng 15 - 20cm.
  • Lớp thứ 4 - Than hoạt tính: nên dùng than hoạt tính dạng viên để lớp lọc không bị rửa trôi và ăn mòn. Lớp than hoạt tính có độ dày khoảng 20cm - 30 cm.
  • Lớp thứ 5 - Cát thạch anh: Lớp cát thạch anh thứ 2 này sẽ mỏng hơn lớp thứ nhất, độ dày chỉ khoảng 10cm.
  • Lớp thứ 6 - Cát vàng, lớp này có tác dụng làm nước trong hơn và nên có độ dày không quá 10cm.
  • Lớp thứ 7 - Cát đen, là lớp tương tự như lớp cát vàng, độ dày lớp cát đen chỉ nên ở khoảng 10cm.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những thông tin chi tiết về vật liệu lọc nước cát thạch anh cùng những công dụng và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bạn đã có được cho mình những thông tin thật hữu ích để áp dụng vào thực tế nhé!