Cuộc khởi nghĩa nông dân nào đã làm cho nhà Tần suy sụp

Nguyễn Huỳnh Thái

Năm 242 TrCN, Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi, dùng tư tưởng pháp gia – điển hình là Lý Tư, Hàn Phi – chỉ trong vòng gần hai mươi năm mà diệt Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề thống nhất thiên hạ hình thành nên đế chế Tấn hùng mạnh. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn sau khi Tần Thủy Hoàng mất, nước Tần bị diệt bởi vô số cuộc khởi nghĩa của nhiều phe phái khác nhau, trong đó có cuộc khởi nghĩa nông dân của Lưu Bang – người lập nhà Hán.

Tại sao một đế chế hùng mạnh như Tần lại suy tàn nhanh chóng, điều gì khiến cuộc khởi nghĩa nông dân của Lưu Bang – những người nông dân chân đất – lại thành công? Lịch sử đã qua đi hàng nghìn năm nhưng bài học đó vẫn còn, đem chuyện xưa xét lại dưới góc nhìn hiện đại lại phát hiện ra điều mới mẻ.

Tư tưởng pháp gia được ươm mầm từ thời Xuân Thu, cũng là giai đọan của các triết gia như Khổng Tử thuyết về đức trị, Lão Tử thuyết về nhân trị…Bức tranh của pháp gia được vẽ lại như vầy. Họ cho rằng quan lại không cần đạo đức, nhân nghĩa và tri thức mà chỉ cần có quyền lực và địa vị. Họ xem dân chúng là đám đông ngu muội, tham lam nên không thể dùng đức giáo hoá được mà phải dùng luật. Tư tưởng pháp gia có phần tiến bộ hơn các học thuyết khác là coi trọng pháp luật, quan lại cũng như thứ dân hễ phạm tội thì bị trừng phạt như nhau. Pháp luật phải để cho dân biết mà thực thi theo, nghĩa là khi làm luật xong phải công bố cho dân chúng xem. Pháp luật là thượng tôn nên dân chúng không được bình phẩm, chê bai mà chỉ có tuân theo; để pháp lụât được thực thi Nhà Tần tổ chức đào tạo một tầng lớp quan lại học các bộ luật đó.

Tuy nhiên, thực tế đây là hình thức đánh lừa dân chúng. Nó mâu thuẩn ở chỗ nhà Tần không coi trọng giáo dục, dân không biết chữ, những bộ luật của nhà Tần lại khó hiểu, người dân không không biết vận dụng để bảo vệ cho mình. Cho nên cuối cùng thì công lý và cái pháp luật ấy lại nằm trong miệng bọn nhà quan – pháp gia gọi là những học sĩ am hiểu pháp luật. Loại pháp luật mà hiểu sao cũng được chỉ làm công cụ cho sự cai trị, tăng cường quyền lực và điều kiện để quan lại vơ vét nên dân chúng lại càng khốn khổ hơn các triều đại khác.

Tư tưởng của pháp gia đặt quyền lợi quốc gia là trên hết, dân phải vì quốc gia mà hy sinh. Đại diện cho quốc gia là vua, là tầng lớp quan lại am hiểu pháp luật và lực lượng sĩ binh có công với nước Tần. Ý thức được lực lượng đông đảo của tầng lớp nông dân nên nhà Tần ưu ái xếp nông dân vào tầng lớp được ưu tiên thứ 3 sau quan lại và binh sĩ. Phải nói rằng tư tưởng pháp gia đã có chủ trương ý thức về giai cấp nên đã xây dựng Nhà nước dựa trên lực lượng lớn này. Tuy nhiên do phải hy sinh vì quyền lợi quốc gia quá nhiều như xây đền đài, đi lính…nên nông dân thời Tần là tầng lớp khốn khổ nhất và cũng chính họ cũng là lực lượng chủ yếu của cuộc cách mạng do Lưu Bang lãnh đạo sau này.

Tư tưởng pháp gia coi trọng kinh tế nhà nước, ý đồ quốc hữu hoá một số ngành kinh tế trọng yếu như sắt, muối…Quan điểm của họ cho rằng đây là thành phần bóc lột dân và để bọn tư sản nắm quyền lực kinh tế là nguy cơ cho nhà nước. Nhà Tần tìm cách triệt tiêu tầng lớp tư sản cũ bằng cách đi bắt đày, tịch thu tài sản.

Qua cuộc cải cách ruộng đất và thể chế tạo điều kiện cho tầng lớp tư sản mới hình thành, tầng lớp tư sản địa chủ có gắn kết quyền lợi với quan lại trong chính quyền nhà nước. Quan điểm phân phát đất đai cho dân là tư tưởng tiến bộ của nhà Tần, tuy nhiên với cơ chế quản lý quan lại bằng lợi ích đan chéo trong chính quyền, điều đó làm nhà nước trung ương không thể kiểm soát được hành vi của quan chức mà để nông dân rơi vào ách nô lệ của tầng lớp tư sản địa chủ mới. Với quyền lực và địa vị trong tay tầng lớp này ra sức bóc lột và đàn áp nông dân thẳng tay, điều này làm cho dân chúng ngày càng đánh mất lòng tin vào nhà nước trung ương.

Về văn hoá, tư tưởng pháp gia chủ trương kiểm soát tư tưởng quần chúng, các đề tài về pháp luật, nhà nước, quan lại là đề tài cấm kỵ, không được bàn cải…những học giả hoặc dân chúng tham gia chê bai, chế giễu đều bị ghép vào tội âm mưu lật đổ nhà nước Tần. Truyện Hán Sở Tranh Hùng có dẫn: Một lần Trương Lương – nước Hàn – nghe được câu chuyện than thân trách phân của các bô lão về trời đất; Trương Lương tham gia góp chuyện bằng lên tiếng chê bai nhà nước Tần, liền thì các bô lão co giò bỏ chạy do sợ hãi khi bàn luận đến chính trị.

Nước Tần xem các tư tưởng Khổng, Lão…là những tư tưởng “tư học” đối lập với tư tưởng “quốc học” là học về pháp luật – cái được nhà nước khuyến khích. Do đó nhà Tần không coi trọng giáo dục, đóng cửa các trường tư, xem các học giả có kiến thức là mầm loạn, bởi vì họ hiểu biết nên nói những điều giễu cợt bề trên, chỉ trích luật pháp, nói điều thật làm mê hoặc quần chúng khiến cho bề trên khó ứng xử mà dân chúng dễ nghe theo mà làm loạn. Lớp trí thức này phải thủ tiêu bằng mọi cách như giết, chôn sống…những sách vỡ truyền bá các tư tưởng “tư” đều bị đốt, ai đọc đều bị xem là có mưu đồ làm loạn.

Trong đối nội thì pháp gia đề ra chủ trương lừa dối, kiểm soát giữa quan lại với nhau. Tức là phải làm cho quan lại vì lợi ích lâu dài mà phải trung thành với vua, chứ không mong gì tính trách nhiệm hay lòng yêu nước của họ. Hàn khuyên vua không nên tin quan lại mà chỉ cần cho họ quyền lợi, quan lại sẽ vì bảo vệ quyền lợi của họ mà bảo vệ vua. Tư tưởng pháp gia đánh vào lòng tham danh lợi của con người vì Hàn Phi biết rằng nếu xây dựng ý thức hệ dựa trên lòng trung, lòng nhân của Khổng, Lão thì nhà nước khó đứng vững. Điều đó cũng dễ hiểu vì xây dựng lực lượng quan lại điều hành nhà nước mà không có kiến thức, nhân nghĩa, lòng yêu nước thì còn mong gì hơn là ban cho họ chút quyền lợi để họ cùng giữ nhà nước Tần duy trì đến “vạn thế”.

Thử tưởng tượng tầng lớp quan lại của nhà nước Tần giống như câu chuyện ba người vốn ghét nhau cùng đi trên một chiếc thuyền, đi đến giữa sông thì thuyền thủng đáy, để khỏi cùng chết họ sẽ liên kết lại người chèo, kẻ tát nước cố gắn bơi vào bờ khi có thể. Cái liên kết của họ là sự liên kết của quyền lợi và địa vị, nó chặt chẽ từ trên xuống dưới nên khó mà phá vỡ được, điều hay ở tư tưởng pháp gia là ở đấy. Nếu nhà Tần sử dụng quan lại là những người có lòng nhân, lòng yêu nước, có trí thức thì có lẽ họ sẽ vì dân mà chống lại nhà Tần, tượng tự như là một cuộc đảo chánh lật đổ Tần Thuỷ Hoàng chẳng hạn?

Điểm lại các cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Tần sau khi Tần Thuỷ Hoàng mất, ta không thấy cuộc khởi nghĩa nào của tầng lớp tư sản, quan lại mới của nhà Tần mà đa số là các cuộc khởi nghĩa nông dân của Trần Thắng, Lưu Bang hay cuộc khởi nghĩa tư sản theo con đường chủ nghĩa dân tộc của Hạng Vũ…Điều đó cho thấy ma lực của địa vị, quyền lực là rất lớn cho nên họ sẽ không đầu hàng một cách dễ dàng. Vì vậy, để đánh đổ nhà Tần các lãnh tụ khởi nghĩa đã phải lập thành một liên minh chính trị lớn.

Nhà Tần nhờ tư tưởng pháp gia mà thống nhất được nhà nước, tuy nhiên cũng do sử dụng tư tưởng pháp gia trong định chế nhà nước mà nhanh chóng sụp đổ. Lối cai trị tàn bạo, dung dưỡng một tầng lớp quan lại quen vơ vét, đánh mất lòng tin với dân chúng, kiềm hãm tư tưởng tri thức là những điểm chính khiến nhà nước suy vong. Và có phải khi sang thế giới bên kia và chứng kiến cung Hàm Dương nằm rụi dưới đống tro tàn, Tần Thuỷ Hoàng mới hiểu được rằng số ít không bao giờ thắng được số đông, khi công lý bị trà đạp thì dân chúng sẽ đứng lên đòi lại.

Ngày 12-02-10 Nguyễn Huỳnh Thái

//danluan.org/node/4204

Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 10 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM [5 điểm]

Câu 1. Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

A. Việt Nam, Ấn Độ.

B. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam.

C. Mông Cổ, Cham-pa.

D. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt.

Câu 2. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời nhà Đường.

B. Thời nhà Hán.

C. Thời nhà Tần.

D. Thời nhà Tống.

Câu 3. Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?

A. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập

B. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.

C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập

D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.

Câu 4. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?

A. Thời nhà Tống     B. Thời nhà Đường

C. Thời nhà Tần       D. Thời nhà Hán

Câu 5. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hạ.                         B. Nhà Tần.

C. Nhà Hán.                       D. Nhà Chu.

Câu 6. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam là

A. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.

B. Bế quan tỏa cảng.

C. Bành trướng, xâm lược.

D. Hòa hảo, mềm dẻo.

Câu 7. Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là

A. Tuân Tử           B. Mạnh Tử

C. Lão Tử             D. Khổng Tử.

Câu 8. Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là

A. Phật giáo           B. Nho giáo

C. Hin đu               D. Bà la môn.

Câu 9. Nhà Thanh ở Trung Quốc là

A. Triều đại ngoại tộc

B. Triều đại phong kiến dân tộc

C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Câu 10. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng

B. mở rộng quan hệ sang phương Tây

C. thần phục các nước phương Tây

D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

Câu 11. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 12. Các triều đại Tần - Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Nhà nước Văn Lang.

B. Cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc.

C. Thời Bắc thuộc.

D. Tiền Văn Lang.

Câu 13. Dưới tiều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?

A. giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

B. nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.

C. phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

D. phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức.

Câu 14. Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm

A. Thừa tướng và Thái úy

B. Tể tướng và Thái úy

C. Tể tưởng và Thừa tướng

D. Thái úy và Thái thú

Câu 15. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. Chế độ quân điền

B. Chế độ tỉnh điển

C. Chế độ tô, dung, điệu

D. Chế độ lộc điền

Câu 16. Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A. Các quan thượng thư phụ trách các bộ

B. Tiết độ sứ

C. Quan văn, quan võ

D. Không thay thế chức nào

Câu 17. Chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán có tác động như thế nào đến xã hội phong kiến Trung Quốc?

A. Xã hội phong kiến phát triển, đạt đến đỉnh cao.

B. Gia tăng mâu thuẫn giữa các dân tộc trong xã hội.

C. Xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

D. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.

Câu 18. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là

A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Câu 19. Ý nào không phải biểu hiện sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh?

A. Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc.

B. Nông dân phải chịu nhiều loại tô thuế cao, lao dịch nặng nề.

C. Các công xưởng thủ công xuất hiện trong thủ công nghiệp.

D. Nông dân đứng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi.

Câu 20. Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của nho giáo:

A. Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín - Trí

B. Nhân - Nghĩa - Tín - Trí - Lễ

C. Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín

D. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín

II. TỰ LUẬN [5 điểm]

Nhà Tần - Hán ở Trung Quốc thành lập như thế nào? Bộ máy nhà nước được tổ chức ra sao?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

D

B

B

C

D

A

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

A

A

A

A

C

D

C

D

Câu 1.

Phương pháp: Xem lại Trung Quốc thời Tần - Hán, sgk lịch sử 10, trang 30

Cách giải:

Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: Xem lại văn hóa Trung Quốc thời phong kiến, sgk lịch sử 10, trang 34

Cách giải:

Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội lúc bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi các nhà thơ còn sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Nho giáo ở Trung Quốc là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì cổ đại do Khổng Tử sáng lập.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 30.

Cách giải:

Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đến đỉnh cao, biểu hiện là:

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đặc biệt là hình thành “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển.

- Chính quyền phong kiến được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Đế quốc phong kiến phát triển nhất do công cuộc mở rộng lãnh thổ.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần [221 – 206 TCN].

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến là thực hiện chính sách bành trướng xâm lược, trong đó có Việt Nam. Từ triều Tần, Hàn, Đường, Tống – Nguyên đến Minh, Thanh đều tiến hành xâm lược Việt Nam để mở rộng lãnh thổ của mình.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Người đầu tiên khởi xướng Nho học ở Trung Quốc là Khổng Tử.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Phật giáo Trung Quốc phát triển thịnh hành nhất vào thời Đường.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 32, suy luận.

Cách giải:

Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh [1644 – 1911].

Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh. 

=> Triều Thanh là triều đại ngoại tộc.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ, thôn tính đất đai của các nước xung quạh:

- Nhà Tần, Hán: [sgk trang 30] từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng [Cam Túc], thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

- Nhà Đường: [sgk trang 31] đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.  => đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Chọn: D

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 35.

Cách giải:

Bốn phát minh kĩ thuật của Trung Quốc bao gồm: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đây là cống hiến to lớn của Trung Quốc đối với nền văn minh nhân loại.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc ở nước ta.

Chọn: B

Câu 13.

Phương pháp: Dựa vào tình hình xã hội dưới triều Tần để trả lời.

Cách giải:

Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột [giai cấp địa chủ]. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.

Chọn đáp án: A

Câu 14.

Phương pháp: Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Tần để trả lời.

Cách giải:

Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.

Chọn đáp án: A

Câu 15.

Phương pháp: Xem lại kinh tế Trung Quốc thời Đường

Cách giải:

Sau khi nhà Đường được thành lập [618], cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.

Chọn đáp án: A

Câu 16.

Phương pháp: Xem lại Trung Quốc thời Minh

Cách giải:

Năm 1380, nhà Minh bãi bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ [6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công] và hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

Chọn A.

Câu 17.

Phương pháp: Xem lại xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tần - Hán.

Cách giải

- Các chính sách đối nội thời Tần:

+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

- Các chính sách đối nội thời Hán:

+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân.

+ Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

=> Tác động: Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Chọn C.

Câu 18.

Phương pháp: Xem lại Trung Quốc thời Tần - Hán.

Lời giải:

- Quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc được thiết lập dưới thời Tần - Hán, đó là quan hệ bóc lột bằng địa tô giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.

- Giai cấp địa chủ xuất hiện khi: một số quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực trở thành giai cấp địa chủ.

- Nông dân bị phân hóa:

+ Một bộ phận nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất trở thành giai cấp bóc lột.

+ Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế và đi lao dịch cho nhà nước.

+ Bộ phận còn lại là nông dân nghèo, không có hoặc bị mất hết ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là nông dân lĩnh canh.

Chọn D.

Câu 19.

Phương pháp: Xem lại tình hình Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh.

Lời giải:

Những biểu hiện về sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh:

- Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.

- Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

- Những người nông dân và thợ thủ công ngày càng cực khổ phải chịu tô thuế cao, lao dịch nặng nề.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến suy yếu.

- Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Chọn C.

Câu 20.

Phương pháp: Xem lại thành tựu văn hóa Trung Quốc về tư tưởng.

Lời giải:

Thuyết “ngũ thường” hay còn gọi là 5 đức tính hằng có của con người. Theo quan niệm của Nho giáo, 5 điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Chọn D.

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: Xem lại Trung Quốc thời Tần, Hán, sgk lịch sử 10, trang 28

Cách giải:

* Sự thành lập nhà Tần - Hán:

- Nhà Tần:

+ Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, thôn tính lẫn nhau.

+ Đến thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ.

+ Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tần.

- Nhà Hán: Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán [206 TCN - 220].

* Bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:

- Thời Tần:

+ Ở trung ương: vua Tần tự xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Dưới vua là hệ thống qua văn [Thừa tướng đứng đầu], quan võ [Thái úy đứng đầu]. Ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực,…

+ Ở địa phương: chia đất nước thành quận [Thái thú đứng đầu], huyện [Huyện lệnh đứng đầu]. Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và pháp luật của nhà nước.

- Thời Hán: bộ máy nhà nước giống thời Tần, nhưng được củng cố hơn, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề