Đại tá bao nhiêu tuổi về hưu

Lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu

Hưu trí, lương hưu, nghỉ hưu luôn là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đến. Bởi hầu hết mọi người hiện nay đều là người lao động và việc tìm hiểu về hưu trí, lương hưu của mình là điều đương nhiên để có thể đảm bảo được quyền lợi của chính bản thân mình. Như vậy thì lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu là gì? lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu. Để tìm hiểu hơn về lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu nhé.

  • Tuổi nghỉ hưu hay gọi cách cách là tuổi hưu trí. Đó là độ tuổi mà tại thời điểm đó người lao động có đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ khi rời khỏi độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
  • Hay nói cách khác thì nghỉ hưu là việc mà người lao động sẽ được nghỉ công việc hiện tại của mình khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định được pháp luật quy định là sẽ không phải làm việc nữa. Theo quy định của pháp luật lao động thì khi tới tuổi nghỉ hưu người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
  • Bộ Luật lao động hiện hành thì độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì cách tính tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 được quy định như sau:

  • Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
  • Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, nếu như tại năm 2021 độ tuổi nghỉ hưu của lao động bình thường nam là đủ 60 tuổi 03 tháng và nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng thì tại thời điểm năm 2022 thì độ tuổi nghỉ hưu của lao động bình thường nam là đủ 60 tuổi 06 tháng và nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng.

Điều 36, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 có quy định về điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan quân đội nhân dấn cụ thể đó là như sau:

  • Thứ nhất, Đảm bảo các điều kiện nghỉ hưu như đối với người lao động làm việc theo điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội.
  • Thứ hai, Nếu thuộc vào trường hợp chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội mà trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội đó không còn vị trí, hay nhu cầu của đơn vị về việc sử dụng sĩ quan,, hay quân nhân chuyên nghiệp, hay công chức quốc phòng hoặc thuộc vào đối tượng không nhằm chuyển được ngành mà có thời gian phục vụ trong quân đội đối với nam là 25 năm và nữ 20 năm thì đủ điều kiện nghỉ hưu.
  • Cách tính tuổi phục vụ trong quân đội được quy định tại điều 13, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2014 như sau:

    Tuổi phục vụ tính dựa trên cấp bậc quân hàm: Cấp úy mà phục vụ tại ngũ là 44 tuổi, dự bị hạng 1 là 46 tuổi, dự bị hạng 2 là 48 tuổi; đối với thiếu tá phục vụ tại ngũ là 46 tuổi, dự bị hạng 1 là 49 tuổi, dự bị hạng 2 là 52 tuổi;; đối với trung tá phục vụ tại ngũ là 49 tuổi, dự bị hạng 1 là 52 tuổi, dự bị hạng 2 là 55 tuổi; đối với thượng tá phục vụ tại ngũ là 52 tuổi, dự bị hạng 1 là 55 tuổi, dự bị hạng 2 là 58 tuổi; đối với đại tá phục vụ tại ngũ là 55 tuổi, dự bị hạng 1 là 58 tuổi, dự bị hạng 2 là 60 tuổi; đối với cấp tướng thì là 60 tuổi, dự bị hạng 1 là 63 tuổi, dự bị hạng 2 là 60 tuổi.

    Tuổi phục vụ tính dựa trên chức vụ chỉ huy đơn vị: đối với trung đội trưởng thì là 30 tuổi, đại đội trưởng là 35 tuổi, tiểu đoàn trưởng là 40 tuổi, trung đoàn trưởng là 45 tuổi, lữ đoàn trưởng là 48 tuổi, sư đoàn trưởng là 50 tuổi, tư lệnh quân đoàn là 55 tuổi và tư lệnh quân khu, tư lệnh quân chủng là 60 tuổi.

    Quy định về giới hạn độ tuổi lớn nhất đối của sĩ quan mà đang giữ chức vụ lãnh đạo hoặc chỉ huy tại các đơn vị chuyên môn, đơn vị kỹ thuật hay đơn vị quân sự địa phương, đơn vị dự bị động viên thì giới hạn đổ tuổi có thể được tính cao hơn so với hai cách tính trên nhưng không được quá 05 tuổi.

  • Điều 9, nghị định 33/2016/NĐ-CP có quy định về mức hưởng lương hưu đó là: tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tính ra đối với các tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

  • Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu trong khoảng từ 1/1/2016 đến 1/1/2018 thì tỉ lệ ở đây là 45% tương ứng với 15 năm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian còn lại thì được tính đó là cứ thêm 1 năm thì được cộng thêm 2% đối với lao động nam và 3% đối với lao động nữ. Mức cộng dồn tối đa không quá 75%.
  • Người lao động là nam đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì là 16 năm, nghỉ vào năm 2019 thì là 17 năm, nghỉ vào năm 2020 là 18 năm, nghỉ vào năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 thì mức tính bắt đầu từ 20 năm. Thêm 1 năm thì cộng thêm 2% và mức cộng dồn không quá 75%.

Người lao động là nữ đủ điều kiện nghỉ hưu và hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ lương hưu là 45% và cứ mỗi năm thì được công thêm 2%, mức cộng dồn cao nhất không quá 75%.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về lương đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu tuổi? Quy định về chế độ nghỉ hưu, hưu trí đối với sĩ quan quân đội mới nhất năm 2021.

Chế độ hưu trí, tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật lao động hiện nay có một số thay đổi về tuổi đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Vậy đối với chế độ hưu trí, tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội nhân dân thì có điều gì khác biệt so với những người lao động thông thường không. Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày về vấn đề này như sau:

Tóm tắt câu hỏi:

Chồng tôi sinh ngày 15/12/1967 là sỹ quan quân đội đã 30 năm. Bây giờ muốn nghỉ hưu trước ngày 1/1/2021 có được không? Nếu được thì hưởng lương hưu như thế nào? Có lợi hơn nghỉ hưu sau ngày 1/1/2021 theo luật BHXH mới không? Rất mong được luật sư trả lời xin cám ơn?

Luật sư tư vấn:

Đối tượng hưởng chế độ hưu trí bao gồm những đối tượng được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Những đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn, đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc họ làm việc theo một công việc nhất định mà thời hạn của công việc  này là được từ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trường hợp này được áp dụng đối với cả hợp đồng được áp dụng đối với người lao động dưới 15 tuổi mà hợp đồng được xác lập giữa người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của họ.

– Những đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà có thời hạn làm việc được từ đủ 01 tháng đến chưa đủ 03 tháng.

– Áp dụng đối với công chức, viên chức, cán bộ là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

– Những người công tác là công nhân quốc phòng, những người làm trong công tác khác trong tổ chức cơ yếu hay công nhân công an.

– Những người quản lý các doanh nghiệp nhưng không phải là chủ doanh nghiệp, những người có chức danh quản lý hợp tác xã dưới dạng có được trả tiền lương.

Xem thêm: Thủ tục thay đổi nơi nhận lương hưu? Cách nhận lương hưu qua tài khoản?

– Những người Việt Nam nhưng đi làm việc ở nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Luật người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

– Áp dụng đối với những người lao động có hưởng lương nhưng hoạt động không chuyên trách ở tuyến xã, phường, thị trấn.

– Đối tượng là hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang; những học viên công an, quân đội mà trong quá trình học tập được hưởng sinh hoạt hoạt phí.

– Đối tượng là hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật hiện đang công tác phục vụ trong công an nhân dân; sĩ quan, hay quân nhân chuyên nghiệp hiện đang công tác phục vụ trong quân đội nhân dân và áp dụng cả đối với những người công tác cơ yếu mà được hưởng chế độ lương như là đối với quân nhân.

Căn cứ vào Điều 169, Bộ Luật lao động năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu cụ thể hưu như sau:

– Đối với người lao động thì đảm bảo về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam thì được điều chỉnh đi theo lộ trình cho đến khi người lao động đó đủ 62 tuổi vào năm 2028 và đối với người lao động là nữ thì đảm bảo đủ 60 tuổi cho đến năm 3035. Bắt đầu từ năm 2021 thì xác định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường đối với nam là đủ 60 tuổi 03 tháng và đối với người lao động là nữ trong điều kiện bình thường là 55 tuổi 04 tháng. Sau đó xác định cứ mỗi năm kể từ mốc năm 2021 đó thì mỗi năm sẽ được tăng 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.

– Đối với người lao động mà bị suy giảm khả năng lao động; người lao động làm việc trong môi trường, nghề, công việc trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; người lao động đi làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn thì Chính phủ cho phép những người lao động này được nghỉ hưu ở trước tuổi nhưng xác định là không quá 05 tuổi so với điều kiện về tuổi nghỉ hưu thông thường. Trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác.

– Pháp luật lao động còn quy định có phép tăng tuổi nghỉ hưu đối với những người lao động mà có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao, ngoài ra có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn trong một số trường hợp đặc biệt nhưng không được vượt quá 05 tuổi so với điều kiện thông thường.

– Đối với những đối tượng là hạ sĩ quan, chiến sĩ, công an, quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu thì điều kiện về tuổi nghỉ hưu đó là đối với nam là đủ 55 tuổi và đối với người lao động thuộc trường hợp này là nữ thì đảm bảo là đủ 50 tuổi. Trừ những trường hợp mà được quy định khác trong Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, hay Luật Công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định. Ngoài ra thì đối với nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và đối với người lao động là nữ thì đảm bảo từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi mà có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc là đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà đã được quy định trong danh mục nghề, công việc do Bộ Y tế và Bộ Lao động – thương binh xã hội ban hành. Hay những người này có thời gian từ đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp hệ số khu vực từ 0,7 trở lên.

Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2022

 – Trong trường hợp của chị, theo thông tin chị cung cấp, chồng chị là sỹ quan quân đội sinh ngày 15/12/1970, do vậy tính đến ngày 15/12/2020 thì chồng chị đã đủ 50 tuổi, tuy nhiên chồng chị phải có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì mới đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định nêu trên.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2016 về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng được quy định cụ thể như sau:

Người lao động thuộc quân đội thuộc các đối tượng nêu trên có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, khi nghỉ việc sẽ được hưởng lương hưu nếu rơi có đủ các điều kiện sau: đối với nam quân nhân thì phải có đủ 25 năm trở lên công tác trong quân đội, trong đó có ít nhất 05 năm tuổi quân và tương tự đối với nữ đó là có đủ 20 năm. Mà trong trường hợp, trong thời gian đó mà quân đội đã hết nhu cầu bố trí đối với những quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, sĩ quan, viên chức quốc phòng hoặc những người không bố trí chuyển ngành được. Thời gian để được tính là thời gian công tác trong quân đội bao gồm thời gian được tính là hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, sĩ quan, viên chức quốc phòng, ngoài ra đối với những quân nhân chuyển ngành mà sau đó lại được điều động quay trở lại phục vụ Quân đội do nhu cầu nhiệm vụ phía quân đội.

 – Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2016/NĐ-CP , chồng chị sẽ đủ điều kiện về hưu nếu có đủ 25 năm trở lên công tác trong quân đội, trong có có ít nhất 5 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được.

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568    

Căn cứ vào Điều 9  Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định về mức lương hưu như sau đối với quân đội như sau:

– Đối với mức lương nghỉ hưu hàng tháng của người làm công tác cơ yếu, công an nhân dân, quân nhân thì sẽ được tính bằng tỉ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng sau đó nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội dựa vào thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Quyền được hưởng trong kế hoạch nghỉ hưu là gì? Đặc điểm và các lưu ý?

– Đối với tỷ lệ phần trăm nêu trên được tính theo cách thức sau: đối với những người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trong khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến thời điểm trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu của họ là 45%. Sau đó đối với nam thì mỗi năm được tăng thêm 2% và đối với nữ là được tăng thêm 3% cho mỗi năm dư ra và mức tối đa phần trăm được hưởng đó là 75%; Trường hợp lao động là nữ mà có thời gian hưởng lương hưu bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở lại đây thì xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% đối với 15 năm đầu, sau đó cứ mỗi một năm dư ra thì sẽ được tính thêm 2% và mức tối đa phần trăm họ được hưởng đó là 75%; Trường hợp lao động là nam mà có thời gian hưởng lương hưu bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở lại đây thì xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm người lao động nam đó tham gia bảo hiểm xã hội theo bảng phân tích dưới đây, ngoài ra đối với số năm đóng dư ra thì được tính thêm 2% và mức tối đa vẫn là 75%.

Năm bắt đầu hưởng lương hưu

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

– Như vậy, căn cứ vào Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định về mức lương hưu hàng tháng, đối với trường hợp chồng chị nếu đủ điều kiện về hưu nêu trên và đã có 30 năm công tác trong quân đội tương đương với 30 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nếu về hưu trước ngày 1/1/2021 thì mức lương được hưởng sẽ cao hơn mức lương hưu được hưởng nếu về hưu sau ngày 1/1/2021.

– Cụ thể trong trường hợp của chị, mức lương hưu khi về hưu trước ngày 1/1/2021 được tính như sau:

+ 18 năm đầu được tính bằng 45%;

+ Từ năm thứ 19 đến năm thứ 30 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%;

+ Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 22% = 67%;

+ Đây là mức lương hưu tối đa mà chồng chị nhận được sau khi về hưu.

– Mức lương khi về hưu sau ngày 1/1/2021 được tính như sau:

Xem thêm: Tài khoản hưu trí cá nhân tự định hướng là gì? Nội dung và những lợi ích

+ 19 năm đầu được tính bằng 45%;

+ Từ năm thứ 20 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;

+ Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 20% = 65%;

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Dương Gia về vấn đề bạn quan tâm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề nào về độ tuổi nghỉ hưu của phía quân đội thì bạn có thể liên hệ lại đến ban biên tập của Luật Dương Gia.

1. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp một lần

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi sinh ngày 30/10/1969 nhập ngũ tháng 3 năm 1988 cho đến ngày 1/4/2014 tôi có quyết định nghỉ hưu chính thức thuộc đơn vị lữ đoàn xe tăng 409 quân khu 1. Thời gian công tác của tôi là 26 năm 1 tháng, trước khi nghỉ hưu là cấp bậc thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp. Xin luật sư cho biết, tôi có được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo Nghị định 21/2009/NĐ-CP không? Được hưởng như thế nào? Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 2 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi, bổ sung 2008 như sau:

Xem thêm: Bổ sung hằng năm trong kế hoạch hưu trí là gì? Đặc điểm và các lưu ý

* Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần gồm:

– Sĩ quan thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

– Sĩ quan hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi, bổ sung 2014 mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.

Theo quy định của Điều 13 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung 2008 thì hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm được xác định như sau:

+ Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

+ Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

+ Trung tá: nam 51, nữ 51;

+ Thượng tá: nam 54, nữ 54;

Xem thêm: Lập kế hoạch hưu trí là gì? Vai trò và cách tiếp cận khi lập kế hoạch hưu trí.

+ Đại tá: nam 57, nữ 55;

+ Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

Tuổi để xác định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi so với hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm ít nhất là 1 năm [đủ 12 tháng] được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng.

Trường hợp của bạn tính đến thời điểm này bạn đã được 46 tuổi, trước khi nghỉ hưu, bạn có cấp bậc là Thiếu tá, phục vụ tại ngũ mà theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999. Mà theo quy định, đối với thiếu tá phục vụ tại ngũ, để được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần phải nằm trong hạn tuổi nghỉ hưu trước 48 tuổi ít nhất 12 tháng tính theo tháng sinh như vậy, bạn thuộc trường hợp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm, được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định 21/2009/NĐ-CP.

Chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định 21/2009/NĐ-CP gồm:

– 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

– 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm từ hai mốt trở đi, mỗi năm công tác được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

2. Chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp khi nghỉ hưu

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Trợ cấp khi nghỉ hưu? Nghỉ hưu có được trả trợ cấp thôi việc không?

Năm 2009 bố tôi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang thiếu tá chuyên nghiệp. Tháng 12/2016 chuyển trung tá chuyên nghiệp. Tháng 3/2017 về nghỉ hưu. Cho tôi xin hỏi bố tôi vừa chuyển trung tá chuyên nghiệp được 3 tháng thì về hưu như vậy có được hưởng chế độ thanh toán nào không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định thười gian và hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

“1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:

a] Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;

b] Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:

a] Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;

Xem thêm: Chế độ hưu trí đối với đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

b] Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

c] Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.

4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.”

Bố bạn đã được chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp từ năm 2006, đến năm 2017 nghỉ hưu, như vậy bác đã là quân nhân chuyên nghiệp được 7 năm. Theo quy định trên, với cấp thiếu tá, trung tá chuyên nghiệp thì tuổi nghỉ hưu là 54. Nếu khi nghỉ hưu bố bạn 54 tuổi và đóng bảo hiểm từ 20 năm trở lên thì khi nghỉ hưu bác sẽ được hưởng các chế độ theo Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ như sau:

“1. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu:

a] Lương hưu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của Luật này;

b] Trường hợp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật còn được hưởng trợ cấp một lần;

c] Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.”

Nếu khi bố bạn nghỉ hưu, bố bạn chưa đủ 54 tuổi, lý do nghỉ hưu trước hạn tuổi là do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội, bố bạn được hưởng thêm chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Nghị định 21/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC.

3. Chế độ nghỉ hưu đối với quân nhân chuyên nghiệp

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi là quân nhân chuyên nghiệp, đang công tác ở Gia Lai, bằng sơ cấp công nghệ thông tin. Tôi nhập ngũ tháng 2/1998, tôi muốn công tác đủ 25 năm rồi xin về hưu vì gia đình ở ngoài Bắc có được không? Lúc đó thì mức hưởng được bao nhiêu %?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quy định đối tượng và Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:

“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc, được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a] Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên;

b] Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

c] Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời.

2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong Quân đội, trong đó có ít nhất 05 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong Quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được Điều động trở lại phục vụ Quân đội;[…]”

Theo quy định trên, thì điều kiện nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp được chia thành nhiều đối tượng và trường hợp khác nhau. Tính đến thời điểm bạn công tác trong quân đội đủ 25 năm, bạn phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi hoặc tuổi quân thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu. Do bạn chưa nói rõ bạn bao nhiêu tuổi, do đó sẽ có các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.

– Trường hợp 2: Bạn có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi tuổi bạn đủ điều kiện được nghỉ hưu.

– Trường hợp 3: Bạn có đủ 25 năm trở lên công tác trong quân ngũ, có ít nhất 05 năm tuổi quân, mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được thì sẽ được nghỉ hưởng lương hưu.

– Trường hợp 4: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b] Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Mức hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP như sau:

“2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a] Người lao động bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

b] Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c] Lao động nam bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm bắt đầu hưởng lương hưu

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Như vậy, tùy từng thời điểm nghỉ hưu, mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn sẽ khác nhau.

4. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi xin hỏi tôi năm nay 52 tuổi [sinh ngày 18/08/1965] cấp bậc thượng tá chức vụ trung đoàn trưởng. Tháng 09/2017 tôi hết tuổi quản lý chỉ huy. Tính theo tuổi luật tôi còn 02 năm nữa mới có quyết định báo nghỉ, nhưng do sức khoẻ tôi muốn xin nghỉ hưu trước hạn tuổi có đủ điều kiện làm chế độ theo Nghị định 21/2009/NĐ-CP hay không? Tôi chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan thì sĩ quan được nghỉ hưu khi:

– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;

– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

Điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm thượng tá là nam 54, nữ 54;

Luật sư tư vấn điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam:1900.6568

Theo như bạn trình bày, bạn đang ở cấp bậc thượng tá, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm của bạn là 54 tuổi đối với nam. Hiện nay bạn 52 tuổi, bạn còn 2 năm nữa đủ điều kiện nghỉ hưu.

Theo quy định Khoản 2 Điều 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, khi quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan hoặc không chuyển ngành được, bạn có đủ 25 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì bạn được nghỉ hưu.

Đối với trường hợp của bạn, bạn liên hệ trực tiếp tới đơn vị của bạn để xem xét được nghỉ hưu.

Video liên quan

Chủ Đề