Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa de nói về việc tập thể dục

Câu hỏi: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa lớp 3

Trả lời:

- Nànghoa hồng thật là xinh đẹp!

-Trong vườn, chị hoa mai là rực rỡ nhất khi mùa xuân về.

-Bác hoa xoan là loài hoa lớn tuổi nhất trong vườn.

-Trời mưa mát mẻ, hoa loa kèn thích thú vẫy vẫy những cánh hoa như đang nhảy múa.

-Hoa hồng gửi tặng cho bé mùi hương tuyệt vời.

-Hoa đào mặc chiếc áo hồng, hớn hở chào mùa xuân về.

-Những bông hoa cúc vàng, đủng đỉnh rửa mặt với sương sớm.

Các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích về biện pháp nhân hoá nhé!

1. Khái niệm

Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

2. Cácbiện pháp nhân hóa

* Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

* Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.

Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống.

* Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” của con người được sử dụng cho “gió”, khiến gió trở thành một đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.

Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.

Ví dụ:

+ Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”.

Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.

+ Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”

Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.

+ Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”.

Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.

+ Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!”

Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.

* Xưng hô vật như với con người

Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

3. Tác dụng của biện pháp nhân hóa

Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích:

Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người.

Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

4.Ví dụ về nhân hóa

Ví dụ về nhân hóa trong thơ ca

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: dang tay, gật đầu.

Ví dụ phép nhân hóa trong truyện ngắn, tiểu thuyết.

“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”

[Trích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành].

5. Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa

Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

6. Viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá

-Không khí buổi sáng thật mát dịu và trong lành. Bầu trời được tô điểm những sắc màu kỳ diệu của thiên nhiên. Những chị mây khoác những chiếc áo trắng dậy sớm để lên núi dạo chơi. Những giọt sương tinh nghịch đang đùa vui nhảy nhót trên những nụ hoa và trên những chiếc lá non. Ông mặt trời vươn vai sau một giấc ngủ dài đánh thức vạn vật bắt đầu ngày mới. Còn trên những cành cây cao chị gió mải miết rong chơi nô đùa cùng hoa lá. Bầy chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thật sống động.

- Tôi yêu nhất bầu trời buổi sáng mùa thu, thích cái sự trong trẻo đặc biệt của nền trời xanh thăm thẳm, tạo cảm giác vừa cao lại vừa rộng lớn, khoáng đạt vô cùng. Chẳng biết chị mây ngủ quên hay lại vân du nơi nào mà cũng lười tô điểm, để lại một bầu trời đơn sắc , thi thoảng mới có một chú chim bay vụt qua, chắc vội đi kiếm ăn mà quên cả cất tiếng hát như thường lệ . Ông mặt trời dậy sớm hơn thường lệ , mới hơn sáu giờ nhưng đã tỏa ra những tia nắng ấm áp, xua đi cái khí lạnh của đêm qua. Anh chàng gió vẫn như thường ngày, phiêu du tự tại , đem về những làn gió dịu nhẹ làm cho bầu không khí buổi sớm thật trong lành và mát mẻ. Một buổi sáng như thế, an lành làm sao!

- Tôi thường thức giấc vào lúc sáu giờ kém để chuẩn bị đến trường, lúc này là khoảng thời gian mà tôi cảm thấy thoải mái nhất nhất. Mở cửa ra, trước mắt hiện lên một khung cảnh thật xinh đẹp. Bầu trời mang một màu xanh lam nhàn nhạt, chị Mây duyên dáng tô điểm thêm trên nền trời ấy vài gợn mây trắng xóa . Ông mặt trời vươn vai tỉnh giấc sau giấc ngủ thật dài, mỉm cười hé ra những tia nắng ấm áp đầu tiên để đón chào một ngày mới . Trước sân những khóm thược dược đua nhau khoe sắc, thu hút biết bao nhiêu nàng bướm trắng, bướm vàng về dạo chơi , rồi họ hàng nhà ong đua nhau về kiếm mật. Trong cái khí trời trong lành và mát mẻ ấy, chú gà trống với bộ lông màu đỏ tía dang đôi cánh to khỏe vỗ phành phạch rồi vươn cổ cất một tiếng gáy thật dài để chào buổi sáng, một buổi sáng tuyệt vời.

- Sáng sớm mùa thu, bầu trời hiện ra với một vẻ đẹp trong trẻo đến lạ lùng. Bầu trời cao vợi vợi, nền trời xanh thẳm, mấy chị mây trắng chẳng biết đã dạo chơi đến nơi nào, mà trời trong xanh chẳng có một gợn mây. Ông mặt trời chắc còn đang ngái ngủ, mới chỉ lấp ló ở đằng đông, chậm rãi xuất hiện , vài tia nắng đầu tiên mang màu vàng nhạt tinh nghịch nhảy nhót trên mặt đất . Chàng gió mang theo cái lành lạnh thổi qua, làm mấy chị Hồng, chị Cúc trước sân khẽ run rẩy . Phía nam, họ hàng nhà chim từ đâu bay đến, ca lên những khúc ca rộn rã như để chào đón một buổi sáng tốt lành.

MA TRẬN ĐƠN GIẢN DỰ KIẾN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKIIMÔN :TIẾNG VIỆT . LỚP 3NĂM HỌC: 2015 - 2016PhầnKiểm trađọcKiến thứcCâuI.Đọc thành tiếng : Đọc trôichảy, rành mạch, lưu loát bàiđọc; tốc độ khoảng 70 tiếng /phút; bước đầu biết đọc diễncảm văn bản .II.Đọc thầm và làm bài tập :1.Bài :“Người đisăn và convượn”[10 điểm ]+ Đọc hiểu văn bản .+ Nắm được được nội dung vănbản+ Xác định được vị trí dấu phẩytrong câu.+ Điền đúng dấu phẩy, dấu haichấm hoặc dấu chấm than thíchhợp vào đoạn văn .+ Đặt câu có sử dụng phép nhânhóaKiểm traviết[10 điểm]1.Chính tả :- Nghe - viết đúng chính tả; tốcđộ khoảng 75 chữ /15 phútkhông mắc quá 5 lỗi trong bài;trình bày bài viết khoa học .- Bài tập : phân biệt : s/xÝĐiểmMứcđộ[6điểm M1]1.Bài :“Hãy tậpthể dục”Câu 1Câu 2Câu 3[4điểm]bac0,5đ0,5đ1đM1M1M2Câu 4...1đM2Câu 5...1đM3[5điểm]Bài viết:“Ngôi nhàchung”2.Tập làm văn: Viết được 1 đềmột đoạn văn Kể lại một Kiểu bàiviệc tốt em đãlàm để bảo vệ môi văn kể....trường theo nội dung, yêu cầucủa đề bài. [Nội dung, kết cấu,hình thức diễn đạt: viết câu đúngcú pháp, dùng từ chính xác, lờivăn tự nhiên, tình cảm chân thực…]M1[4điểm]4ý[1điểm:0,25đ/ý]1đoạn[5điểm]văn[khoảng7-10câu]M2Trường: ……………………………………………ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II - LỚP 3Họ và tên HS: …………………………………………………….Lớp: ………NĂM HỌC: 2015-2016MÔN: TIẾNG VIỆT- THỜI GIAN 70: PHÚT[Không kể thời gian giao đề]Ngày kiểm tra: ………. tháng …. năm 2016.Nhận xét của thầy côĐiểm…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....PHẦN I : KIỂM TRA ĐỌC [10 điểm].A. Đọc thành tiếng [6 điểm].Mỗi học sinh đọc 1 đoạn trong bài [khoảng 70 tiếng/ phút].Bài “Người đi săn và con vượn” SGK Tiếng Việt 3- Tập 2, trang 113 – 114.B. Đọc thầm và làm bài tập [4 điểm].Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Hãy tập thể dục” và làm bài tập.Hãy tập thể dục.Sức khỏe rất cần thiết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, trong lời kêu gọitoàn dân tập thể dục. Bác Hồ đã nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sốngmới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cảnước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe".Có sức khỏe, con người mới vui sống, học hành, công tác, chiến đấu tốt. Vì vậy,Bác thường khuyên: "Nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe .... Việc đó không tốn kém,khó khăn gì. Gái trai, già trẻ cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thìkhí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe". Đó cũng là bổn phận củangười dân yêu nước.Các em cần biết, tập thể dục không chỉ để khỏe mạnh mà còn là để phát triểngiống nòi. Bác Hồ đã từng nêu gương và nhắc nhở: "Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắngtập thể dục. Tự tôi ngày nào tôi cũng tập". Trong các em, ai đã làm theo lời Bác dạy?Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng nhau tập thể dục.Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất chotừng câu hỏi dưới đây :Câu 1[0,5 điểm]. Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với đất nước?a. Sức khỏe giúp giữ gìn hạnh phúc gia đình.b. Sức khỏe giúp xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.c. Cả hai ý trên đều đúng.Câu 2. [0,5 điểm]. Tập thể dục hàng ngày mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?a . Làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ.b. Mang lại nhiều tiền bạc.c. Mang lại niền tin, giúp em học giỏi.Câu 3. [1 điểm]. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?a. Để cơ thể, khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.b. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập, thể dục.c. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.Câu 4. [1 điểm]. Điền dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vàođoạn văn sau:Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất vừa luôn miệng khuyếnkhích "Cố lên Cố lên"Câu 5. [1 điểm]. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa để nói về việc tập thể dục?PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT [10 điểm].1. Chính tả nghe – viết [4 điểm].Giáo viên đọc cho học sinh bài viết bài “Ngôi nhà chung” SGK Tiếng Việt 3, tập2, trang, trang 115.*Bài tập : Điền vào chỗ trống s hay x [1 điểm].Nhảy ….ađạp…..e….ức khỏeđời ...ống mới2. Tập làm văn : [ 5 điểm].Đề bài : Viết một đoạn văn [khoảng 7-10 câu] kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệmôi trường.Gợi ý :- Việc tốt em đã làm là việc gì ? [Việc đó có thể là chăm sóc công trình măng non củachi Đội hoặc nhặt rác hay quét dọn vệ sinh trường lớp hoặc khu vực nơi em sinhsống…].- Kể theo trình tự diễn biến của sự việc đó, kết quả ra sao ?- Nêu cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó ?ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMMÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 3NĂM HỌC : 2015 - 2016PHẦN I : KIỂM TRA ĐỌC [10 điểm]A. Đọc thành tiếng [6 điểm]:Bài “Người đi săn và con vượn”B. Đọc thẩm và làm bài tập [4 điểm]Câu 1 [0,5 điểm]. Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với đất nước?b. Sức khỏe giúp xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.Câu 2 [0,5 điểm]. Tập thể dục hàng ngày mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?a . Làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủCâu 3. [1 điểm]. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?c. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.Câu 4. [1 điểm]. Điền dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vàođoạn văn sau:Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyếnkhích: "Cố lên! Cố lên!"Câu 5. [1 điểm]. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa để nói về việc tập thể dục.VD: Em rất thích rèn luyện sức khỏe với anh cầu lông vào buổisáng.B- KIỂM TRA VIẾT [10 điểm]:1- Viết chính tả [5 điểm]:* Chính tả nghe – viết [4 điểm], viết bài “Ngôi nhà chung- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng yêucầu của bài[4 điểm]- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai [ âm đầu, vần, thanh ]; không viếthoa đúng qui định, [trừ 0,5 điểm].-Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểuchữ hoặc trình bày bẩn, … [trừ 1 điểm toàn bài].* Bài tập : Điền vào chỗ trống s hay x [1 điểm].Nhảy xađạp xe2- Tập làm văn [5 điểm].sức khỏethông suốtĐảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:- Viết được một đoạn văn Kể lại được một việc tốt em đã làm để bảo vệ môitrường.- Biết dùng từ, đặt câu đúng, hình ảnh chân thực, không mắc lỗi chínhtả; Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.- Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết,… có thể chocác mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 - 0,5.•

Video liên quan

Chủ Đề