Đề bài - đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - đề số 3 - chương 3 – đại số 7

Bài 1:Trong một thí nghiệm gieo đồng thời hai quân súc sắc, sau 10 lần gieo, kết quả tổng số điểm [số chấm] của hai quân sau mỗi lần gieo được ghi như sau: 8; 9; 4; 7; 3; 11; 8; 5;4;12.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3

Đề bài

Bài 1:Trong một thí nghiệm gieo đồng thời hai quân súc sắc, sau 10 lần gieo, kết quả tổng số điểm [số chấm] của hai quân sau mỗi lần gieo được ghi như sau: 8; 9; 4; 7; 3; 11; 8; 5;4;12.

Hãy cho biết:

a] Giá trị cao nhất của số điểm.

b] Số trung bình của số điểm.

c] Tần số của số điểm 4.

d] Mốt của số điểm.

Bài 2:Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối lớp 7 được ghi lại như sau:

Lớp

7A

7B

7C

7D

7E

7G

7H

Số học sinh giỏi

32

28

32

35

28

26

28

a] Dấu hiệu ở đây là gì? Cho biết đơn vị điều tra.

b] Lập bảng tần số và nhận xét.

c] Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

Bài 3:Hai xạ thu A và B cùng thực hiện 10 lượt bắn [mỗi lượt bắn 1 phát đạn] số điểm đạt được sau mỗi lượt bắn được ghi lại như sau:

Lượt bắn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

10

9

8

8

8

8

8

7

6

6

B

7

7

7

6

7

9

7

9

10

10

a] Tính số điểm trung bình của mỗi xạ thủ.

b] So sánh kết quả của hai xạ thủ A và B rồi nhận xét về khả năng của từng người.

Phương pháp giải:

-Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số lệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.

- Số tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra

-Tần số của một giá trị: số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó.

-Bảng tần số thường được lập như sau

+Vẽ khung hình chữ nhật gồm 2 dòng

+Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần

+Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó

Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc

Số trung bình cộng:\[\mathop X\limits^{\_\_} = \frac{{{x_1}{n_1} + {x_2}{n_2} + {x_3}{n_3} + ... + {x_k}{n_k}}}{N}\]

\[{x_1},{x_2},...,{x_k}\]là các giá trị khác nhau của dấu hiệu X

\[{n_1},{n_2},...,{n_k}\] là các tần số tương ứng

X là số các giá trị

-Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số, kí hiệu là Mo

Biểu đồ đoạn thẳng:

+Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n[độ dài đơn vị trên 2 trục có thể khác nhau]

+Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó[giá trị viết trước, tần số viết sau]

+Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ

LG bài 1

Lời giải chi tiết:

a] Giá trị cao nhất của số điểm: 12.

b] Số trung bình của số điểm:

\[\overline {\rm{X}} = {{3.1 + 4.2 + 5.1 + 7.1 + 8.2 + 9.1 + 11 + 12.1} \over {10}} \]\[\;= {{71} \over {10}} = 7,1.\]

c] Tần số của số điểm 4 là: 2.

d] Mốt của số điểm là: 4 và 8.

LG bài 2

Lời giải chi tiết:

Bài 2:

a] Dấu hiệu là: Số học sinh giỏi của mỗi lớp trong khối 7.
Đơn vị điều tra: Học sinh khối 7.

b] Lập bảng tần số:

Số học sinh giỏi [x]

26

28

32

35

Tần số [n]

1

3

2

1

N = 7

c] Vẽ biểu đồ:

LG bài 3

Lời giải chi tiết:

a] Điểm trung bình của xạ thủ A

\[\overline {\rm{X}} = {{6.2 + 7.1 + 8.5 + 9.1 + 10.1} \over {10}} = {{78} \over {10}} = 7,8.\]

Điểm trung bình của xạ thủ B

\[\overline {\rm{X}} = {{6.1 + 7.5 + 9.2 + 10.2} \over {10}} = {{79} \over {10}} = 7,9.\]

b] Điểm trung bình của xạ thủ B lớn hơn điểm trung bình của xạ thủ A nên xạ thủ B có kỹ năng bắn súng tốt hơn xạ thủ A.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề