Đề cảnh là ai

09:02 31/07/2019

Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh [Ảnh tư liệu]

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước tại làng Diêm Điền, huyện Thụy Anh [nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình].

Từ năm 17 tuổi đồng chí lên Hà Nội làm công nhân, cùng đồng cam cộng khổ nên đồng chí thấu hiểu nỗi thống khổ, cũng như sớm nhận ra sức mạnh to lớn của đội ngũ công nhân lao động.

Được giác ngộ cách mạng rất sớm, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã trực tiếp tham gia vận động, tổ chức phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Tháng 9-1927, đồng chí tham gia lớp huấn luyện chính trị và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Cũng từ đây, đồng chí nhanh chóng được trang bị những lý luận cơ bản về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kiên định lập trường của giai cấp công nhân trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sau này.

Trở về nước, từ khi còn làm việc tại Nhà máy cơ khí Ca-rong tại Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ, tuyên truyền giác ngộ lý luận cho công nhân và các tầng lớp cần lao.

Từ năm 1928, đồng chí là Ủy viên Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ, được phân công phụ trách khu Duyên Hải Bắc Bộ kiêm Bí thư Tỉnh bộ Hội Hải Phòng. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh ngày đêm lăn lộn trong các xóm thợ, nhà máy, xí nghiệp để vận động và giác ngộ công nhân, ngoài việc gây dựng tổ chức Thanh niên, đồng chí đều rất quan tâm gây dựng tổ chức Công hội trong công nhân.

Cuối năm 1928, phong trào đấu tranh cách mạng phát triển đã khá mạnh ở Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề “Tổ chức Công hội” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tài liệu được tổ chức bí mật in ấn lưu hành rộng rãi trong công nhân cả nước.

Tháng 3-1929, đồng chí cùng những thành viên tích cực của Kỳ bộ Hội họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Đầu tháng 4-1929, đồng chí thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng. Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tham gia thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng.

 Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng [An Dương – Hải Phòng]

Qua thực tiễn đấu tranh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về Công đoàn, đó là: “Công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho thế giới”.

Trước yêu cầu của phong trào công nhân, ngày 28-7-1929 đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Đại hội đại biểu công nhân các tỉnh Bắc Kỳ tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội. Đại hội quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tổ chức tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Hội trưởng lâm thời, phụ trách tờ báo Lao động, Tạp chí Công hội đỏ, ngày 28-7 sau này được lấy làm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương, cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, trực tiếp là Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng [gồm Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai].

Tháng 4-1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, với khí phách kiên cường của Người Cộng sản, đồng chí vẫn dành thời gian, tập trung sức viết cuốn “Công nhân vận động”. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đức Cảnh một lần nữa khẳng định, mục đích của Đảng Cộng sản là làm cách mạng vô sản, phá tan chế độ tư bản, áp bức bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. Đồng chí bị thực dân Pháp xử tử hình khi mới 24 tuổi.

Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi ghi sâu, làm rạng rỡ trang sử vàng truyền thống của dân tộc, đồng thời là dấu son chói lọi có vai trò mở đường cho phong trào cách mạng của Hải Phòng cũng như cả nước.

Tưởng nhớ công lao đó, từ lâu Hải Phòng đã có nhiều đường, trường học, công trình văn hóa được vinh dự mang tên đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Tượng đài đồng chí trong khuôn viên Cung văn hóa hữu nghị Việt Tiệp, đã trở thành một “địa chỉ đỏ”.

Đặc biệt từ năm 2017, thành phố Hải Phòng đã tiến hành xây dựng quần thể Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng [An Dương], địa điểm gắn liền với sự hy sinh oanh liệt của đồng chí cách đây 87 năm.

Theo Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành, đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tưởng nhớ tới một lãnh tụ lớn, một nhà lý luận sắc bén của giai cấp công nhân, người Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và có ý nghĩa giáo dục cao.

Hoàng Minh

Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho Đảng viên và nhân dân thành phố

Năm 2008, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng đã giao cho Liên đoàn Lao động thành phố làm chủ đầu tư xây dựng Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân tại chính nơi tìm thấy hài cốt của hai đồng chí.Sau hơn 8 năm đưa vào hoạt động, Nhà tưởng niệm đã trở thành địa chỉ đỏ của thành phố nói riêng, giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam nói chung trong việc giáo dục tư tưởng, truyền thống cách mạng sâu sắc về tấm gương sáng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.Ngày 26/7/2016, công trình Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 1467/QĐ-UBND.

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm tra tiến độ công trình

Tuy nhiên, toàn bộ khuôn viên Nhà tưởng niệm có diện tích 1.370m2, không có bãi đỗ xe và nơi đón tiếp khách, chưa có khu trồng cây lưu niệm, khu trưng bày, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ, công nhân lao động.Xuất phát từ nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên, đội ngũ công nhân lao động thành phố, thể theo đề nghị của Thành ủy Hải Phòng và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý chủ trương xây dựng nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại khuôn viên Công ty cổ phần Giầy Thống Nhất trên diện tích 3ha.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Thành ủy và Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam giao Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư Dự án. Lễ khởi công xây dựng công trình được tổ chức vào ngày 3/2/2018.Sau 1 năm triển khai thực hiện Dự án, với tinh thần nỗ lực, sát sao của thành phố Hải Phòng, sự quan tâm phối hợp hiệu quả của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công trình Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn và các tầng lớp nhân dân, nơi bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ thành phố đã cơ bản hoàn thành và đảm bảo yêu cầu, chất lượng công trình.



Toàn cảnh công trình Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa

Vào 8 giờ 30 phút ngày 30/1/2019, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại xã An Đồng, huyện An Dương được chính thức khánh thành. Sau phần nghi lễ, công trình sẵn sàng đón tiếp nhân dân đến dâng hương tưởng nhớ ngườichiến sĩ Cộng sản kiên trung bất khuất, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam,Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng.

Đây là công trình được thực hiện từ nguồn xã hội hóa của các đơn vị, doanh nghiệp, công nhân, viên chức lao động đóng góp.Công trình được khánh thành, bàn giao, đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh [2/2/1908 - 2/2/2019] và kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam [3/2/1930 - 3/2/2019]. Với diện tích hơn 30.000 m2 [hơn 3 ha], công trình bao gồm các hạng mục: cổng chính; cổng phụ; hàng rào; nhà bảo vệ; ki ốt - dịch vụ; đền thờ; nhà Tả vu, Hữu vu; nhà bia; tứ trụ; chòi cảnh quan; nhà làm việc Ban quản lý; bình phong; cột cờ; khu kỹ thuật; hồ sen; miếu thờ bà chúa Nam Phương; lầu hóa sớ.

Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được đưa vào sử dụng, là khu di tích lịch sử có giá trị của thành phố, với khuôn viên kiến trúc nghệ thuật phù hợp, nghiêm trang, một công viên văn hóa đẹp, xứng đáng với công lao, đóng góp của Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng. Đồng chí là hiện thân của tinh thần yêu nước chân chính, là tấm gương sáng về đạo đức cao quý của người cộng sản, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Sau 75 năm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bị giặc Pháp xử chém cùng với đồng chí Hồ Ngọc Lân, đến tháng 9/2007 di hài của hai đồng chí được tìm thấy tại khuôn viên Công ty cổ phần Giầy Thống Nhất, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

V.H.N

Video liên quan

Chủ Đề