Đề tài nghiên cứu về thực phẩm chức năng

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế với đề tài luận văn là Quảng cáo thực phẩm chức năng theo pháp luật. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+ ===>Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế – xã hội, nhu cầu về các sản phẩm có tác dụng bồi bổ chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe của công chúng ngày càng tăng lên. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.Với công dụng này, thực phẩm chức năng ngày càng nhận được sự quan tâm vàlượngsử dụng của nhiều công chúng.Điều này đã giúp cho thị trường sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam tăng trưởng và phát triển một cách nhanh chóng. Theo điều tra của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam [VAFF], năm 2000 cả nước mới có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 143 cơ sở. Đến năm 2009, cả nước đã có 1114 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, và đến tháng 7/2014, con số này là trên 4.500 cơ sở. Nếu năm 2000, mới chỉ có 63 sản phẩm thực phẩm chức năng có mặt tại thị trường Việt Nam thì từ 2011 – 2013, thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu.Sự phát triển bùng nổ này đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển của thị trường, đặt ra yêu cầu cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Thị trường thực phẩm chức năng mở rộng cũng khiến sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt hơn. Các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm chức năng phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, trong đó phổ biến là quảng cáo để thu hút khách hàng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh cũng khiến cho hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng của các doanh nghiệp diễn ra một số tiêu cực. Hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng có vai trò chính là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm để họ có thêm nhiều cơ sở lựa chọn mua hàng, từ đó là cầu nối giữa người bán và người mua, giúp thị trường phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp do nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đã 7. 2 thực hiện quảng cáo không trung thực, thổi phồng quá mức, thậm chí đưa thông tin sai về công dụng, chức năng của thực phẩm chức năng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây ra tâm lý hoang mang, nghi ngờ vì có quá nhiều thông tin trong đó có những thông tin không đúng sự thật. Quảng cáo thực phẩm chức năng thổi phồng công dụng của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường, làm thị trường phát triển méo mó. Quản lý nhà nước về thực phẩm chức năng hay hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng cần được quan tâm nghiêm túc trong thời gian tới. Hệ thống pháp luật điều chỉnh là công cụ có hiệu lực của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng. Mặc dù những năm qua, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chức năng nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa được hoàn chỉnh. Trong khi đó, thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chức năng cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập cả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm. Trước sự cấp thiết đó, với mong muốn nghiên cứu để phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh và thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chức năng, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quảng cáo thực phẩm chức năng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật quảng cáo đối với một số sản phẩm thương mại, có thể kể đến một số đề tài như: – Luận văn thạc sĩ: “Quảng cáo mỹ phẩm dưới góc độ pháp luật thương mại ở Việt Nam” do tác giả Phạm Thị Vân Anh thực hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội. Tại chương 1, luận văn đã đưa ra tổng quan về quảng cáo mỹ phẩm và pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm.Pháp luật quảng cáo mỹ phẩm được xem xét dưới các góc độ pháp luật thương mại, pháp luật cạnh tranh, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thực trạng quảng cáo mỹ phẩm được phân tích dưới góc độ về các nội dung của pháp luật quảng cáo mỹ phẩm. Tiếp đó, trên cơ sở các ưu, nhược điểm rút ra được, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quảng cáo mỹ phẩm như: hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về quảng cáo; tăng cường việc

8. 3 kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quảng cáo mỹ phẩm; nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm. – Luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hìnhở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung thực hiện năm 2013 tạiĐại học Quốc Gia Hà Nội tập trung nghiên cứu về một phương tiện quảng cáo sản phẩm và dịch vụ. Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình trên các góc độ như quy định về chủ thể trong quan hệ dịch vụ quảng cáo trên truyền hình; những quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình; một số quy định về thờiđiểm, thời lượng, nội dung, hình thức,

Từ các nguyên liệu chính là phụ phẩm cá hồi và đậu tương, Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng đã sản xuất thành công thực phẩm chức năng [TPCN] cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt. Kết quả nghiên cứu góp phần chủ động trong công tác nghiên cứu sản xuất TPCN quân dụng dùng cho lực lượng tác chiến đặc biệt. 

Bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt đòi hỏi chế độ ăn hợp lý và đầy đủ. Bên cạnh khẩu phần ăn cơ bản, trong những hoàn cảnh tác chiến khác nhau khẩu phần ăn của lực lượng bộ đội đặc biệt cần được bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu, bù đắp năng lượng, tăng khả năng thích nghi và sức chịu đựng của cơ thể. Chế độ ăn đó sẽ giúp cho cơ thể giữ được trạng thái sinh lý tốt nhất để duy trì khả năng làm việc cũng như sẵn sàng chiến đấu cao. 

Sản phẩm TPCN dành cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt được Bộ Công Thương và Cục Hậu cần Hải quân đánh giá cao

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu và sản xuất thành công TPCN dùng cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt – giải quyết những khó khăn trong công tác đảm bảo hậu cần cho bộ đội huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu gặp nhiều khó khăn. 

Điểm mới của sản phẩm là tách chiết thành công peptit mạch ngắn có hoạt tính sinh học.

Thiếu tá Phạm Kiên Cường, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết “peptit có hoạt tính sinh học [bioactive  peptit] là những protein có mạch ngắn khoảng từ 2-20 amino acid, thường có khối lượng phân tử dưới 10.000 Da. Những  peptit này ngoài giá trị dinh dưỡng còn có ảnh hưởng đặc biệt đến chức năng sinh lý của cơ thể, giúp tăng cường và nâng cao sức khỏe, chống oxi hóa, kháng vi sinh vật, khả năng điều hòa miễn dịch.”. 

Thiếu tá Phạm Kiên Cường giới thiệu về thiết bị phục vụ quá trình nghiên cứu

Ở Việt Nam, peptit có hoạt tính sinh học mới được quan tâm nghiên cứu trong một thập niên gần đây, chủ yếu các đề tài tập trung nghiên cứu từ nguồn peptit của cá biển, đậu tương và sữa.  Chưa có công trình công bố ở Việt Nam nghiên cứu về peptit sinh học phân tử thấp để sử dụng làm nguyên liệu chế biến TPCN bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày dùng cho bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt. 

Đề tài được bắt đầu triển khai nghiên cứu từ năm 2017 từ nguồn kinh phí thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020. Qua 2  năm nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, mới đây các kết quả thực hiện đề tài đã được Bộ Công Thương và các chuyên gia nghiệm thu, đánh giá cao.

Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước thực hiện đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài

GS.TS Đặng Thị Thu, chuyên gia công nghệ thực phẩm nhận định “Đề tài được thực hiện rất nghiêm túc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhóm nghiên cứu đã hoàn thành khối lượng công việc lớn. Sản phẩm TPCN đã được công bố chất lượng, đảm bảo VSATTP, có thể sử dụng rộng rãi trong lực lượng Quốc phòng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt, đơn giản hóa công tác đảm bảo hậu cần cho bộ đội đặc biệt”.

Nguyên liệu ban đầu của thực phẩm chức năng là đậu tương và cá hồi. Đây là hai loại “siêu thực phẩm” dành cho con người. Đậu tương có chứa nhiều protein, các loại axit amin thiết yếu, nguồn cung cấp chất xơ, sắt và vitamin B. Các hợp chất isoflavon, các nhóm chất trong đậu nành có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh như đau tim, tai biến mạch máu, ung thư vú.  Cá hồi là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào cho con người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô thần kinh đồng thời cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, viêm, trầm cảm và các bệnh mãn tính khác. Bên cạnh đó cá hồi còn chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như các vitamin A, D, B; các nguyên tố vi chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể.

Bộ thực phẩm chức năng KPAP [trọng lượng 1.1 kg]  đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho một chiến sĩ trong 24 h. 

Từ hai nguyên liệu này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện sản xuất peptit mạch ngắn có hoạt tính sinh học. Chế phẩm thu được sử dụng để sản xuất thực phẩm chức năng. Đề tài đã xây dựng thành công quy trình công nghệ và sản xuất được các loại sản phẩm gồm 3 dạng: thanh nén, tuyp gel nước và dạng viên nang. Các sản phẩm được đóng gói gọn nhẹ đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển và sử dụng trong mọi hoàn cảnh. 

Viện Công nghệ mới đã phối hợp với Cục Hậu cần Hải quân thử nghiệm tại một số đơn vị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, dã ngoại. Sau mỗi đợt thử nghiệm, kết quả kiểm tra hóa sinh máu đối với những chiến sĩ sử dụng sản phẩm đều đạt kết quả tốt. Qua quá trình thử nghiệm thực tế tại đơn vị, nhóm nghiên cứu đã đưa ra bộ thực phẩm chức năng KPAP [trọng lượng 1.1 kg]  được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho một chiến sĩ trong 24 h. 

“Kết quả thử nghiệm cho thấy bộ thực phẩm chức năng KPAP bổ sung peptit từ cá hồi về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho 1 ngày hoạt động của các cán bộ chiến sĩ, đảm bảo VSATTP. Sản phẩm được đóng gói gọn nhẹ, cơ động, có khả năng chống nước tốt, sản phẩm của đề tài có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng cho bộ đội hoạt động ở điều kiện đặc biệt do đó bộ thực phẩm chức năng KPAP bổ sung peptit từ cá hồi do Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự sản xuất cần được tiếp tục hoàn thiện để có thể trang bị, sử dụng trong điều kiện huấn luyện, dự trữ, diễn tập của đơn vị”.- Trung tá Đặng Đức Hiệp, phòng Quân nhu, Cục Hậu cần Hải quân chia sẻ.

Dự kiến, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất để sản xuất TPCN cung cấp cho các lực lượng huấn luyện, lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt. Không chỉ chú trọng nghiên cứu hoàn thiện chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm cũng cần thiết kế gọn nhẹ, bảo đảm tiện dụng, dễ dàng sử dụng trong những điều kiện khó khăn nhất. 

Một số hình ảnh thực hiện thử nghiệm sản phẩm đối với bộ đội:

Thiếu tá Phạm Kiên Cường phổ biến cách sử dụng sản phẩm cho cán bộ, chiến sĩ Cục Hậu cần Hải quân

Sau mỗi đợt thử nghiệm, kết quả kiểm tra hóa sinh máu đối với những chiến sĩ sử dụng sản phẩm đều đạt kết quả tốt.

Thông tin đề tài

Tên Đề tài: Nghiên cứu tách chiết peptit mạch ngắn có hoạt tính sinh học để sản xuất thực phẩm chức năng dùng cho bộ đội làm nhiệm vụ đặc biệt.

Thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020. 

Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng.

Chủ nhiệm đề tài: Thiếu tá – TS  Phạm Kiên Cường


Vụ Khoa học và công nghệ  

Video liên quan

Chủ Đề