Dịch vụ giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện tại, mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Vihaco Việt Nam liệt kê quy trình, thời gian thực hiện và các chi phí mà bạn phải trả cho việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmGiấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm [VSATTP] là giấy phép chứng tỏ cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định sản xuất theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực phẩm trước khi đưa ra thị trường an toàn với sức khỏe con người. Làm thế nào để có được giấy chứng nhận VSATTP? Hồ sơ VSATTP cần chuẩn bị những gì? Thời gian bao lâu sẽ có? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.

1. Thời gian hoàn thành thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: 20-40 ngày [thời gian có thể sớm hơn]:    - 01 ngày để Vihaco kiểm tra, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu    - Từ 1-2 ngày đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh.    - 01 ngày để nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.    - 05 ngày để cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ    - Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, Phòng y tế- UBND cấp huyện tổ chức xuống thẩm định cơ sở.

   - Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  thì trong vòng 15 ngày cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tổng chi phí xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giới hạn từ 12 đến 18 triệu [tùy theo đơn vị]

   a. Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm:

     + Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu

     + Lệ phí cấp lại [gia hạn] cho cơ sở

     + Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm

   b. Đến kiểm tra đơn vị, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu, tư vấn các điều kiện để được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

   c. Soạn thảo hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

   d. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ,theo dõi liên hệ với cá nhân, tổ chức có liên quan và thực hiện các công việc giải trình nếu cần để đạt được sự chấp thuận  của cơ quan nhà nước.

   đ. Chí phí “MỀM” tiếp đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

   e.Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.

3. Khách hàng cần chuẩn bị và làm những gì?

   - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [bản sao có chứng thực];

   - Sơ yếu lí lịch, giấy khám sức khỏe của giám đốc và nhân sự trực tiếp làm việc tại công ty, hoặc của chủ hộ kinh doanh cá thể nếu là hộ kinh doanh

   - Giấy xác nhận đã qua tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của giám đốc/chủ hộ kinh doanh và nhân sự trực tiếp làm việc;

   - Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

4. Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

   - Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này. Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.

   - Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

  Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

     + Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

     + Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

     + Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

     + Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

     + Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

     + Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

     + Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

     + Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

     + Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

   - Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

   - Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.

UBND phường, xã, thị trấn: thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Lưu ý: Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Trên đây là quá trình đăng ký xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn cần hỗ trợ về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh ATTP. Vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : ;

Website.//dangkythuonghieu.org

Tel : [028] 62 758 518 - Fax: [028] 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ

VIHACO VIET NAM CO.,LTD luôn sẵn sàng đón chào Quý Công ty và hân hạnh được phục vụ!

 Xin chân thành cảm ơn quý khách ghé thăm!


Tweet

Khi các cơ sở, nhà máy của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm thì điều kiện cần để doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực này không thể thiếu giấy chứng nhận ATVSTP. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận ATVSTP là gì? Đây chính là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Với nạn thực phẩm bẩn nhức nhối, tràn lan khắp thị trường thì việc lựa chọn được đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là rất cần thiết.

Các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép về an toàn thực, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. 

  • Cơ sở sản xuất ban đầu nhưng nhỏ lẻ; 
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; 
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; 
  • Nhà hàng trong khách sạn; 
  • Bếp ăn tập thể không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; 
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;

Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm [VSATTP] trọn gói năm 2020

Đối tượng cần làm thủ tục giấy chứng nhận ATVSTP

Việc làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được coi là điều kiện bắt buộc để các cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể đi vào hoạt động. Vậy những đối tượng nào bắt buộc và đối tượng nào không cần làm giấy cấp phép An toàn VSTP?

Cơ sở không cần xin giấy chứng nhận ATVSTP

Tại khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không nằm trong danh sách phải làm Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Những cơ sở sản xuất, buôn bán, sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Các cửa hàng kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà không có địa điểm cố định;
  • Kinh doanh mặt hàng thực phẩm đóng gói sẵn và nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh, sản xuất các dụng cụ hay vật liệu đóng gói thực phẩm;
  • Kinh doanh nhà hàng trong hệ thống khách sạn, bán thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể;

Cơ sở cần có giấy cấp phép ATVSTP

Những cơ sở cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATVSTP quy định tại Khoản 1, điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm không nằm trong danh sách các trường hợp được quy định ở khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã được nêu trên.
  • Ngoài ra, các cơ sở này cũng cần đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm: Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ

Thủ tục cấp giấy chứng nhận ATVSTP

Quy trình, thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó khăn nếu như chúng ta nắm rõ về các bước thực hiện. Để giúp các bạn có thể nắm một cách chi tiết, chúng tôi – Công ty Tư vấn Thiên Mã xin cung cấp đến bạn đọc những bước trong quy trình bao gồm:

Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe, kiến thức ATVSTP

Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây.

Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các lớp tập huấn về An toàn thực phẩm và làm một bài test sau quá trình tập huấn. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn thực phẩm.

Lưu ý: Hồ sơ, thủ tục, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BCT sẽ chính thức bị bãi bỏ sau khi Thông tư 13/2020/TT-BCT có hiệu lực ngày 03/08/2020.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP

Bước tiếp theo, người kinh doanh sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Những giấy tờ cần phải có theo quy định như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định ban hành;
  • Giấy đăng ký kinh doanh liên quan đến mặt hàng thực phẩm của bạn [bản sao];
  • Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm tại cơ sở của bạn;
  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở, doanh nghiệp cùng các nhân viên làm việc tại đây [bản sao];

Quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền

Quá trình xác minh, kiểm tra thông tin hồ sơ là bước không thể thiếu trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc này sẽ do cơ quan cơ thẩm quyền tiến hành bằng cách cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện, khớp với hồ sơ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Ngược lại nếu không đủ điều kiện sẽ bị phạt tùy mức độ nghiêm trọng.

Cấp giấy phép An toàn VSTP

Giấy chứng nhận ATVSTP sẽ có giá trị 3 năm kể từ thời điểm được cấp. Sau khi cấp, cơ quan giám sát sẽ xuống kiểm tra lần nữa, nếu cơ sở vi phạm vấn đề gì sẽ thu hồi lại Giấy phép ATVSTP.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết 2020

Chi phí dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm

Khi gặp khó khăn, vướng mắc khi xin giấy phép liên quan đến an toàn thực phẩm, Quý doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ giấy phép của Công ty Luật Thiên Mã. Chúng tôi cam kết chi phí dịch vụ ưu đãi, phù hợp với mong muốn của khách hàng.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay có Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh/ thành phố. Thẩm quyền của các cơ quan này được phân cấp căn cứ theo quy định pháp luật. Trong đó:

  • Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đối với: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có công suất thiết kế; Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm, Cơ sở buôn bán thực phẩm trên địa bàn 02 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh cùng một địa điểm có công suất thiết kế; một số cơ sở khác theo quy định.
  • Sở Công Thương tỉnh/ Thành phố: Cấp giấy chứng nhận đối với Cơ sở sản xuất thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ; Cơ sở buôn bán lẻ thực phẩm, chuỗi siêu thị mini; Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh cùng một địa điểm có công suất thiết kế nhỏ; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Xem thêm: Cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu

Thời hạn sử dụng và cách gia hạn giấy chứng nhận VSATTP

Theo quy định, thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm tính từ ngày được cấp. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn, đơn vị kinh doanh cần phải xin giấy phép cấp lại. Nếu giấy chứng nhận đã hết hạn mà chưa được cấp phép thì đơn vị kinh doanh, sản xuất có thể bị phạt hành chính.

Ý nghĩa của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại sao tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần xin cấp giấy loại giấy chứng nhận này? Tờ giấy này không chỉ quan trọng với cơ sở kinh doanh mà còn có ý nghĩa với người tiêu dùng.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Một cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giống như lời cam kết, sự đảm bảo của đơn vị kinh doanh, sản xuất về vấn đề vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy tờ rất quan trọng với các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

Đối với người tiêu dùng

Không chỉ giữ vai trò quan trọng với đơn vị kinh doanh, sản xuất, giấy chứng nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt với người tiêu dùng. Nạn thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa thực phẩm bẩn và sạch. Chính vì vậy, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP giống như một lời bảo đảm, cơ sở để người tiêu dùng có thể an tâm

Thông qua bài viết trên chắc hẳn độc giả đã hiểu rõ Giấy chứng nhận ATVSTP Nếu muốn tư vấn chi tiết và rõ ràng hơn hoặc đề nghị dịch vụ cấp giấy bạn hãy liên hệ với Luật Thiên Mã qua Email: hoặc Zalo và gọi đến số máy 0977 523 155

Bạn đang xem bài viết “Tư vấn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ATVSTP chi tiết năm 2021” tại chuyên mục “Giấy Phép Con”

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề