Điều kiện không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen (không liên quan đến cơ sở di truyền).

 

Sự biến đổi của cây rau dừa nước (Ludwigia Adscendens)

Một loài động vật về mùa đông có bộ lông dày màu trắng lẫn với tuyết; về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. Sự thay đổi bộ lông của các loài thú này tương ứng với điều kiện môi trường, đảm bảo cho việc thích nghi theo mùa.

Chồn ecmine: Theo National Geographic, loài chồn này có bộ lông màu hạt dẻ trong mùa hè và chuyển sang màu trắng đặc trưng để ngụy trang trong tuyết trắng vào mùa đông.

 

Bộ lông màu trắng của nó trong mùa đông

Một số loài thực vật ở nước ta như bàng, xoan rụng lá vào mùa đông có tác dụng giảm sự thoát hơi nước qua lá.

Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) đỏ thuần chủng khi trồng ở 35 °C thì ra hoa màu trắng. Thế hệ sau của cây hoa này trồng ở 20 °C lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng thuần chủng trồng ở 20 °C hay 35 °C đều ra hoa màu trắng. Điều này xảy ra do kiểu gen AA tạo thành ở 35 °C là thường biến. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hình thành màu trắng của hoa, còn kiểu gen aa không bị biến đổi, do đó màu trắng của hoa không được di truyền cho thế hệ sau.

Ở một cây rau dừa nước (Ludwigia Adscendens): khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ; khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn; khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn hơn hai khúc trên và ở mỗi đốt, một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn.

Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.

Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Ví du: giống lúa nếp cẩm trồng ờ miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ. Lợn Ỉ Nam Định nuôi ở miền Bắc, miền Nam và ở các vườn thú của nhiều nước châu Âu vẫn có màu lông đen. Hàm lượng lipid trong sữa bò không chịu ảnh hưởng rõ ràng của kĩ thuật nuôi dưỡng. Các tính trạng số lượng (phải thông qua cân, đong, đo, đếm... mới xác định được), thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau. Ví dụ: Số hạt lúa trên một bông của một giống lúa, lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, trong sản xuất phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với từng loại tính trạng. [1]

Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hinh khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Tuy nhiên, khả năng phản ứng khác nhau hay thường biến có giới hạn do kiểu gen quy đinh.

Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất,còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 - 5,0 tấn/ha.

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường. Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen gây ra nên không di truyền. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoăc theo chu kỳ của môi trường.

  1. ^ Sách giáo khoa sinh học lớp 9. Việt Nam: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. tr. 72.

  • Sách giáo khoa Sinh học lớp 12 hoặc SGK Sinh học lớp 9.
  • Thư viện bài giảng điện tử về Thường biến

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thường_biến&oldid=68218821”

Question: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: Thường biến thì

Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn… thông qua trao đổi chất. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.

Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Hướng dẫn

Đột biến di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa còn thường biến thì không di truyền được.
Đáp án cần chọn là: B

Thường biến và đột biến là một nội dung được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu nhằm có thêm các kiến thức sinh học áp dụng trong cuộc sống và học tập.

Chúng tôi sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ về vấn đề thường biến và đột biến thông qua bài viết Phân biệt thường biến và đột biến.

Thường biến là gì?

Thường biến chính là những biến đổi dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường ở dạng kiểu hình phát sinh trong đời cá thể. Sự biến đổi của thường biến phụ thuộc vào môi trường lẫn kiểu gen. Tuy nhiên trên thực tế yếu tế về kiểu gen không ảnh hưởng quá nhiều đến sự biến đổi và được xem như không biến đổi. Chính vì vậy có thể khẳng định thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Thường biến chỉ biến đổi về kiểu hình và không biến đổi kiểu gen, thường biến không di truyền từ thế hệ bố mẹ sang các đời sau.

Thường biến là kiểu biến đổi không gây ảnh hưởng đến chất lượng của cá thể, nó chỉ tác động đến kiểu hình bên ngoài. Nhờ vậy mà thường biến giúp các loại sinh vật thích nghi và thay đổi phù hợp với từng dạng môi trường. Đây là kiểu biến đổi có lợi đối với cả thực vật lẫn các loài động vật. Biến đổi thường biến mang đến các ưu điểm và lợi ích hơn so với đột biến gây thay đổi gen.

Thường biến giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của môi trường.Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước biến đổi của điều kiện môi trường, thường biến không có khả năng di truyền nên không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa, thường biến có ý nghĩa gián tiếp cho chọn lọc tự nhiên.

Nguyên nhân của thường biến là do các rối loạn các quá trình sinh lí sinh hóa trong tế bào. Điều này dẫn đến sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Điều kiện không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến

Đột biến là gì?

Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống, còn có những đột biến không có hại cũng không có lợi cho cơ thể mang đột biến.

Nguyên nhân dẫn đến đột biến: Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hường phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.Bên cạnh đó nguyên nhân gây ra đột biến còn do tác nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hoá học.

Căn cứ vào tính chất xuất hiện đột biến, có thể phân chia thành các dạng như sau:

Đột biến gen (là những biến đổi trong cấu trúc của gen gồm các dạng như mất, thêm, thay thế cặp nucleotide). Nếu đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotide thì gọi là đột biến điểm.Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:

Đối với tiến hóa:Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.

Đối với thực tiễn:Đột biến gen cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Vì vậy, ở một số đối tượng như vi sinh vật và thực vật, các nhà khoa học thường chủ động sử dụng các tác nhân đột biến để tạo ra các giống mới.

Đột biến nhiễm sắc thể, gồm: đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và đột biến số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, đa bội).Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm rối loạn sự liên kết của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình.

Thường biến Đột biến
+ Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

+ Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).

+ Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.

+ Không di truyền được.

+ Có lợi.

+ Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

+ Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.

+ Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.

+ Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

+ Di truyền cho thế hệ sau.

+ Đa số có hại, có khi có lợi.

+ Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Phân biệt thường biến và đột biến. Từ những nội dung trên có thể thấy rằng những kiến thức sinh học rất ý nghĩa và nhờ đó mà con người chúng ta đã ứng dụng vào cuộc sống. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.