Định nghĩa khách thể là gì

Hiện nay, trong cuộc sống thường ngày chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua về thuật ngữ khách thể. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các quan hệ pháp luật nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Vậy khách thể là gì và cần biết những gì về khách thể? Để giải đáp được những vướng mắc này thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Việc vi phạm pháp luật được hình thành bởi 4 yếu tố khác nhau bao gồm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. Và khách thể chính là một thuật ngữ được dùng trong pháp luật nhưng trên thực tế thì chưa có một định nghĩa nào về khách thể cả. Vậy, khách thể là gì?

Tuy vậy, khách thể vẫn được hiểu theo nghĩa là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật mong muốn đạt được. Bên cạnh đó định nghĩa về khách thể còn được hiểu là những đối tượng của nhận thức và tác động đến một chủ thể con người nào đó theo một hướng có ý chí.

Giải đáp khách thể là gì chi tiết nhất

Ngoài ra, định nghĩa về khách thể còn được định nghĩa trong tội phạm và quan hệ pháp luật như sau:

- Định nghĩa về khách thể quan hệ pháp luật:

Đây là một phạm trù pháp lý, bộ phận hợp thành quan hệ pháp luật. Trong đó các chủ thể hướng tới hay tác động vào khi tham gia quan hệ pháp luật để đạt được một mục đích nào đó. Hay nói một cách đơn giản hơn thì đó là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể trong pháp luật được bảo vệ.

Hiện nay khách thể quan hệ pháp luật bao gồm như: khách thể quan hệ pháp luật hành chính, khách thể quan hệ pháp luật hình sự, khách thể quan hệ pháp luật dân sự, khách thể quan hệ pháp luật đất đai và khách thể quan hệ pháp luật lao động.

- Giải đáp khái niệm khách thể của tội phạm:

Giải đáp khách thể là gì và các định nghĩa liên quan cần biết

Đây là những quan hệ xã hội mà đã được bộ luật hình sự bảo vệ và đã bị tội phạm xâm hại đến. vIệc xác định khách thể của tội phạm sẽ có một vai trò vô cùng quan trọng bởi lẽ đó sẽ là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng phân biệt tội phạm đó với những hành vi vi phạm pháp luật khác.

Bên cạnh đó, thông qua khách thể của tội phạm thì bản chất giai cấp của Bộ luật hình sự sẽ được làm rõ và cũng là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng để xác định về mức độ nguy hiểm của tội phạm.

2. Những điều cần biết về khách thể dành cho bạn

2.1. Tìm hiểu và khám phá các loại khách thể trong quan hệ pháp luật

Không chỉ cần nắm rõ khách thể là gì mà bên cạnh đó bạn cũng cần phải hiểu rõ về những loại khách thể hiện nay. Như đã phân tích ở trên thì trong khách thể quan hệ pháp luật sẽ bao gồm 5 loại và chi tiết từng loại khách thể quan hệ pháp luật như sau:

- Khách thể quan hệ pháp luật hành chính nghĩa là trật tự quản lý hành chính của nhà nước và trong đó nhà nước sẽ có những quy định trong từng lĩnh vực cụ thể. Một khi đã tham gia vào quan hệ pháp luật này thì chủ thể mong muốn là những lợi ích về vật chất, phi vật chất và có vai trò như định hướng cho sự hình thành của một quan hệ pháp luật hành chính.

Những điều cần biết về khách thể dành cho bạn

- Khách thể quan hệ pháp luật hình sự chính là khách thể của tội phạm và loại khách thể này sẽ có ý nghĩa như là định tội danh cho hành vi nguy hiểm, phân biệt tội phạm và phân loại các chương mục của Bộ luật hình sự.

- Khách thể quan hệ pháp luật dân sự đây là vật chất hoặc tinh thần. Những khách thể của quan hệ pháp luật dân sự thường là những quan hệ trong pháp luật mà dân sự hướng đến và chia thành những nhóm bao gồm: Tài sản, hành vi, giá trị nhân thân và kết quả hoạt động tinh thần sáng tạo. Trong đó, tài sản là những quyền sở hữu có giá trị, hành vi là thứ mà chủ thể hướng tới, và giá trị nhân thân là lợi ích phi vật chất và kết quả hoạt động tinh thần sáng tạo là những giải thưởng, tác phẩm văn học,...

- Khách thể quan hệ pháp luật đất đai là những đất đai của quốc gia, vùng miền hoặc một phạm vi nào đó trong tổ quốc mà được thiết lập chế độ pháp lý nhất định.

Tìm hiểu về các loại khách thể trong quan hệ pháp luật

- Khách thể quan hệ pháp luật lao động là những mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động với nhau. Các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ này đều có hướng mục đích chung là hướng đến sức lao động của người lao động, người lao động thì muốn có thu nhập. Và lúc này thì sức lao động của người lao động chính là khách thể của quan hệ pháp luật.

2.2. Chi tiết những loại khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm được chia thành 3 loại như sau:

2.2.1. Khách thể chung

Đây sẽ là tổng hợp của toàn bộ những quan hệ xã hội đã bị tội phạm xâm hại. Trong khách thể này thì Luật hình sự đã được bảo vệ.

Những hành vi liên quan đến phạm tội đều có gây hại đến khách thể chung. Cho nên từ khách thể chung của tội phạm việc thấy được nhiệm vụ của Bộ Luật hình sự sẽ được làm rõ và thấy được hết những chính sách hình sự của một quốc gia.

2.2.2. Khách thể loại

Loại khách thể này là nhóm những quan hệ xã hội có cùng một tính chất. Khách thể loại của tội phạm sẽ được các quy phạm hình sự bảo vệ và có nhóm tội phạm xâm hại đồng thời sẽ có những vai trò vô cùng quan trọng trong luật pháp. Thông qua khách thể loại thì Bộ Luật hình sự sẽ được xây dựng trong phần các tội phạm.

Chi tiết những loại khách thể của tội phạm

Từ việc nhìn nhận các nhóm khách thể loại của tội phạm, qua đây chúng ta sẽ đánh giá một cách thực tế về hành vi phạm tội cụ thể xâm hại đến các khách thể của nhóm. 

2.2.3. Khách thể trực tiếp

Đây là một trong những quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hạn. Từ việc tội phạm gây thiệt hại đối với khách thể chung và khách thể của tội phạm thì việc gây thiệt hại đối với khách thể trực tiếp sẽ được thông qua.

Khi mà chúng ta sắp xếp những chương trong phần các tội phạm dựa vào khách thể loại dựa vào những cơ sở khác thì sẽ xảy ra nhiều tội phạm khác trong một chương và điều đó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc xử lý. Những tội phạm có cùng khách thể loại cũng thường xâm hại đến khách thể loại nhưng không có nghĩa là xâm hại đến cùng khách thể trực tiếp. Qua đó có thể khẳng định rằng từng tội phạm sẽ có những khách thể trực tiếp riêng biệt

2.3. Các ví dụ về khách thể

- Đối với khách thể tội phạm:

Chẳng hạn M lấy trộm laptop của S. Lúc này, M đã xâm hại đến khách thể trực tiếp đó chính là quyền sở hữu tài sản của S đồng thời gây hại đến khách thể chung, khách thể loại đó chính là quyền sở hữu của công dân.

Các ví dụ về khách thể chi tiết nhất dành cho bạn

Như vậy thì một tâm phạm có thể cùng một lúc xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau. Và trong đó khách thể trực tiếp sẽ thể hiện được bản chất nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ như là tội giết người thì khách thể trực tiếp sẽ là tính mạng.

- Đối với khách thể quan hệ pháp luật: 

Chẳng hạn như sức lao động của người lao động là khách thể quan hệ pháp luật hoặc khách thể của tài sản là tiền, vật chất, quyền cá nhân,...Với quan hệ pháp luật mua bán tài sản thì khách thể chính là quyền sở hữu tài sản,...

Như vậy, nội dung trên đã bật mí đến cho bạn về khái niệm khách thể là gì và những điều cần biết dành cho bạn. Mong rằng qua đây bạn sẽ hiểu hơn về thuật ngữ này và hãy luôn cập nhập những bài viết của chúng tôi để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

Khái niệm và đặc điểm khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm chính là đối tượng bảo vệ của luật hình sự được quy định ở K1, Điều 8 của BLHS.

1. Khái niệm khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến.

Việc quy định những quan hệ xã hội nào được luật hình sự bảo vệ là khách thể của tội phạm nó phụ thuộc vào ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội nhưng thường thì nó là các quan hệ xã hội quan trọng trong đời sống xã hội.

Khách thể của tội phạm chính là đối tượng bảo vệ của luật hình sự được quy định ở K1, Điều 8 của BLHS.

Ý nghĩa của việc xác định khách thể của tội phạm thể hiện ở các phương diện như sau: – Là căn cứ để định tội. – Là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. – Là căn cứ quan trọng để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

– Thông qua khách thể của tội phạm có thể thấy được bản chất giai cấp của luật hình sự Việt Nam.

2. Phân loại khách thể của tội phạm

Dựa vào phạm trù cái chung, riêng và cái đặc thù của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lê Nin có thể chia khách thể của tội phạm thành 3 nhóm sau:

a. Khách thể chung của tội phạm

Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.

Phạm vi khách thể chung [đối tượng bảo vệ] của luật hình sự được quy định ở Khoản 1, Điều 8 BLHS.

Ý nghĩa của việc xác định khách thể chung của tội phạm là nhìn vào khách thể chung chúng ta thấy được phạm vi các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ cũng như thấy được chính sách hình sự của Nhà nước ta trong mỗi một giai đoạn cách mạng.

b. Khách thể loại của tội phạm

Khách thể loại của tội phạm là một nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của một nhóm tội phạm.

Ý nghĩa của việc xác định khách thể loại của tội phạm là cơ sở để hệ thống hoá các quy phạm pháp luật phần các tội phạm cụ thể trong BLHS thành từng chương.

c. Khách thể trực tiếp của tội phạm

Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị một loại phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.

Khi có một tội phạm xảy ra có thể xâm hại tới một hoặc nhiều quan hệ xã hội.

Nếu tội phạm đó chỉ xâm hại tới một quan hệ xã hội thì đó chính là khách thể trực tiếp của tội phạm.

Nếu tội phạm đó xâm hại tới nhiều quan hệ xã hội thì: – Tội phạm đó chỉ có một khách thể trực tiếp nếu một trong số các quan hệ xã hội bị xâm hại đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản – chỉ có một khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu. Vì chỉ quan hệ sở hữu bị xâm hại đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Đồng thời, quan hệ sở hữu của tội trộm cắp tài sản cũng là quan hệ xã hội trực tiếp bị tội phạm này xâm hại. Còn các quan hệ khác như tính mạng. sức khoẻ, trật tự an toàn xã hội cũng bị tội trộm cắp tài sản gây thiệt hại, song sự gây thiệt hại này chỉ là gián tiếp.

– Tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp nếu bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chỉ thể hiện đầy đủ trong tổng thể các quan hệ xã hội bị xâm hại.

Ví dụ: Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản – có 2 khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Vì bản chất nguy hiểm cho xã hội của mỗi tội phạm này chỉ thể hiện đầy đủ trong tổng thể 2 quan hệ xã hội bị xâm hại. Đồng thời, quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng là quan hệ xã hội trực tiếp bị tội phạm này xâm hại. Còn các quan hệ khác như tính mạng. sức khoẻ của thân nhân con tin, trật tự an toàn xã hội cũng bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại. Song sự gây thiệt hại này chỉ là gián tiếp.

3. Đối tượng tác động của tội phạm

Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm

Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động lên nó, người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Trong nội tại của khái niệm trên về đối tượng tác động của tội phạm cho thấy sự thể hiện ở 2 mặt:

Thứ nhất: Về mặt nội dung thì đối tượng tác động của tội phạm là cái thông qua sự tác động lên nó tội phạm trực tiếp gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Vấn đề này có thể được đánh giá qua sự phân tích các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Đối với tội phạm giết người.

A dùng dao đâm chết B. Trong trường hợp phạm tội này, tội phạm xâm hại quan hệ nhân thân của B và chỉ có thể thông qua sự tác động lên cơ thể của B mới có thể gây thiệt hại đến tính mạng của B. Do đó, đối tượng tác động của tội phạm là con người B – B là chủ thể của quan hệ nhân thân.

Ví dụ 2: Đối với tội phạm giết người.

A trộm ti vi của B. Tội phạm xâm hại đến quan hệ sở hữu của B. Trong trường hợp này, chỉ có thể thông qua sự tác động vào chiếc ti vi mới có thể gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu của B. Do đó, đối tượng tác động của tội phạm là chiếc ti vi của B – là đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội.

Ví dụ 3: Đối với tội đưa hối lộ

A là cán bộ kiểm lâm đã nhận 10 triệu đồng của B là lâm tặc đang vận chuyển gỗ lậu. Trong trường hợp này tội phạm xâm hại đến quan hệ về sự hoạt động đúng đắn của ngành kiểm lâm và chỉ có thể thông qua sự tác động làm thay đổi tới quyền và nghĩa vụ của cán bộ kiểm lâm mới có thể gây thiệt hại cho sự hoạt động đúng đắn của ngành kiểm lâm. Do đó, đối tượng tác động của tội phạm là quyền và nghĩa vụ của A – là nội dung của quan hệ xã hội.

Thứ hai: Xét về mặt cấu trúc đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm. Như vậy, khách thể của tội phạm phải được hợp thành bởi nhiều bộ phận trong đó có một bộ phận là về đối tượng tác động của tội phạm.

Khách thể của tội phạm chính là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Như vậy, các bộ phận hợp thành của khách thể của tội phạm cũng chính là các bộ phận hợp thành của các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm.

Các bộ phận hợp thành của quan hệ xã hội đó là: Con người chủ thể của quan hệ xã hội, các đối tượng vật chất là lợi ích mà các chủ thể hướng tới là khách thể của quan hệ xã hội và quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là nội dung của quan hệ xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm có thể là một trong ba bộ phận trên của khách thể của tội phạm.

Nhận xét về đối tượng tác động của tội phạm: – Để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội can phạm phải tác động vào đối tượng tác động. Cơ sở để xác định mức độ thiệt hại mà tội phạm gây ra phải dựa vào mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. – Các quan hệ xã hội khách thể của tội phạm trong mọi trường hợp luôn bị gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nếu có tội phạm xảy ra.

– Đối tượng tác động của tội phạm có thể ở tình trạng tốt hơn tình trạng ban đầu [nếu đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng vật chất].

Các loại đối tượng tác động của tội phạm:

Con người với tư cách là chủ thể của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm.

Ví dụ: tội giết người.

Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm. Ví dụ: các tội xâm phạm sở hữu.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là nội dung của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm. Ví dụ: các tội xâm phạm hoạt động của cơ quan tư pháp, các tội phạm tham nhũng.

Tổ bộ môn Luật Hình sự – Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

» Hiệu lực hồi tố là gì?

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Video liên quan

Chủ Đề