Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên kinh tế vùng núi

Lý thuyết đất nước nhiều đồi núi Địa lí 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.

b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Cấu trúc [2 hướng chính]:

+ Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.

+ Vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn  Nam.

- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Biểu hiện: Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng.

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

* Địa hình núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

- Bán bình nguyên [Đông Nam Bộ]: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ.

- Đồi trung du [Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH, thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miềnTrung]: Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng  chảy.

b. Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu  thổ  sông  gồm:  đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Khác nhau:

* Đồng bằng ven biển [Miền Trung]

- Diện tích 15000 km, hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,...

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Thứ tự từ ngoài vào trong gồm những lớp đất nào [Địa lý - Lớp 6]

1 trả lời

Chọn đáp án đúng [Địa lý - Lớp 5]

1 trả lời

Biểu đồ nào là thích hợp nhất cho bài sau [Địa lý - Lớp 9]

1 trả lời

Nước ngầm là: [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng amazon [Địa lý - Lớp 7]

2 trả lời

40 điểm

Trần Anh

Nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam?

Tổng hợp câu trả lời [1]

1. Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa. • Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. • Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi. • Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn [sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...]. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn... 2. Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. • Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quang cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người ở các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng.

Trong chương trình Địa lý lớp 7, chương V – Môi trường vùng núi, Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi, tại bài số 23, các bạn được học về Môi trường vùng núi. Một trong những câu hỏi được đặt ra là: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo? Vậy câu trả lời cho câu trả lời này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có cho mình đáp án nhé.

Câu hỏi:

Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo?

A. Mùa và vĩ độ.

B. Độ cao và hướng sườn.

C. Đông – tây và bắc – nam.

D. Vĩ độ và độ cao.

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án B. Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quang cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người ở các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng.

Thứ nhất: Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao.

Càng lên cao, không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6oC. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hòa và khoảng 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Thứ hai: Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi.

Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hòa, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.

Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất… khi mưa to kéo dài, đe dọa cuộc sống của người dân sinh sống ở các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Như vậy, Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn. => Đáp án B là đáp án đúng. Mong rằng, qua nội dung bài viết trên đây, Quý vị đã có thêm thông tin hữu ích về Môi trường vùng núi, đồng thời khắc sâu kiến thức bài học dựa vào phần lý giải câu hỏi của chúng tôi. Bài viết rất mong nhận được những phản hồi, đóng góp.

Video liên quan

Chủ Đề