Ví dụ cụ thể về các rào cản trong giao tiếp kinh doanh

Giao tiếp là một trong những hoạt động hàng ngày không thể thiếu với mỗi người chúng ta. Dù là nơi công sở, trường học, gia đình hay nơi công cộng, chúng ta luôn có nhu cầu được trao đổi và trò chuyện với những người khác. Nhưng chắc hẳn có nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy mình bị lạc lõng giữa các mối quan hệ, bối rối khi bắt chuyện với người khác hay không biết thế nào để giao tiếp hiệu quả. Điều gì đã làm bạn trở nên như vậy? Sau đây là những rào cản giao tiếp bạn thường mắc phải.

1. Trang phục khi giao tiếp

Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách của bạn và môi trường bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác với khi bạn đến dự một hội nghị khách hàng quan trọng. Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.

2. Ngôn ngữ giao tiếp

Rào cản giao tiếp kế tiếp là ngôn ngữ. Vấn đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh. Một số bạn rất ngại khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu tại các buổi xã giao, hội họp. Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng, không biết phải nói gì. Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp.

Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn hãy tự tin và chân thành lắng nghe đối phương, thi thoảng góp ý và bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề đang nói, đừng chỉ im lặng sẽ làm đối phương hiểu lầm bạn không muốn trò chuyện cùng họ. Ngược lại, có những bạn nói quá nhiều về mình mà không quan tâm người kia có muốn nghe hay không. Vì vậy, việc quan sát đối phương trong lúc trò chuyện là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp mà các bạn sử dụng ngôn từ thích hợp để giao tiếp. Ví dụ khi nói chuyện với đối tác sẽ khác với khi bạn trò chuyện với bạn bè thân thiết. Và điều quan trọng nên nhớ là cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

3. Tâm lý giao tiếp

Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý.

Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn.

4. Thói quen ngại giao tiếp

Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng có đông người. Các bạn xa lạ và cảm giác không an toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, tạo thành rào cản giao tiếp. Điều đó không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Vì vậy, khi có cơ hội tham gia những cuộc hội họp, giao lưu, gặp gỡ nhiều người, các bạn hãy thay đổi thói quen này bằng cách chủ động bắt chuyện với người khác. Để có được sự tự tin này, bạn hãy tìm hiểu trước nội dung của chương trình, chuẩn bị trang phục phù hợp và quan trọng trên hết là vượt lên chính mình, thay đổi thói quen để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

Khắc phục các rào cản giao tiếp

Để khắc phục các rào cản giao tiếp, bạn có thể tập luyện chúng bằng các mẹo sau đây:

§Hình dung trước khi thực hiện

Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?

§Tập nói chuyện phiếm

Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.

§Thái độ chân thành:

Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”

§Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen:

Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu trong kỹ năng sống đó là: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.

§Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác:

Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác [do rụt rè không dám hoặc không thích] đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ

Sưu tầm: Mỹ Lan-TT XVT

Nguồn: kyna.vn

Qua bài viết này, JobStack Vietnam sẽ giới thiệu cho bạn về những khác biệt văn hoá trên thế giới và làm thế nào để các doanh nghiệp đa quốc gia áp dụng văn hoá giao tiếp đó phù hợp nhất.

‘The culture map’ là một trong những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại được viết bởi Erin Meyer, phân tích về tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá trong môi trường kinh doanh quốc tế. Erin Meyer là một giáo sư có chuyên môn về kỹ năng quản lí và lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá tại trường đại học INSEAD. Ông đã khéo léo kết hợp mô hình thử nghiệm với khuôn khổ thực tế và đưa ra lời khuyên cụ thể cho các doanh nghiệp bước gần hơn đến thành công trong môi trường quốc tế. 

1. Thiếu hiểu biết về sự khác biệt văn hoá gây cản trở nghiêm trọng đến việc giao tiếp giữa các doanh nghiệp khác nền văn hoá và cách khắc phục: 

Trong môi trường làm việc quốc tế, thiếu trang bị kiến thức từ các nền văn hoá mà ta làm việc chung sẽ dẫn đến các vấn đề như giảm đi chất lượng thông tin truyền tải, gây hiểu lầm, hoặc tạo tranh cãi không đáng giữa những người đến từ các nền văn hoá khác nhau. Cách làm việc gián tiếp qua phần mềm trực tuyến là một trong những lý do làm mọi người bỏ qua yếu tố khác biệt văn hoá. Để tận dụng thời gian hiệu quả, đa số mọi người thường giao tiếp qua các ứng dụng trực tuyến như email, gọi điện,... Nhưng việc liên lạc gián tiếp khiến người giao tiếp bỏ lỡ các yếu tố hình ảnh và ngữ cảnh quan trọng để phân biệt văn hoá của nhau. 

Một ví dụ đơn giản cho vấn đề trên là hành vi giao tiếp ‘độc nhất’ ở Ấn Độ - văn hoá lắc đầu khi giao tiếp. Ở Ấn Độ, việc lắc đầu không hề thể hiện cho sự phản đối hay những điều tiêu cực như các nền văn hoá khác. Thật ra, hành động lắc đầu là thể hiện cho sự quan tâm nhiệt tình hoặc sự lắng nghe đầy tôn trọng đến người đối diện. Trong khi đối với đa số các quốc gia khác, cái lắc đầu sẽ ám chỉ cho việc không đồng tình với ý kiến đó. Hãy thử tưởng tượng, nếu không biết về sự khác biệt văn hoá này, bạn sẽ nhầm lẫn rằng đối tác người Ấn Độ không đồng tình với ý kiến của mình trong các cuộc trao đổi và mất thời gian để thuyết phục cũng như giải thích cho họ, tạo ra một cuộc đối thoại không hiệu quả. 

>> Nhấn vào đây để xem thêm các việc làm IT đang hot hiện nay!

2. Đâu là yếu tố quan trọng trong cuộc đối thoại hiệu quả giữa các nền văn hoá?

Câu chữ nhấn nhá và hành động phù hợp đóng vai trò quan trọng trong cuộc giao tiếp giữa các nền văn hoá khác nhau. Để làm được điều này, chúng ta phải thật sự thấu hiểu và nhận dạng được điểm khác nhau ở các các nền văn hoá. Chúng giúp giao tiếp hiệu quả hơn và thúc đẩy tiến độ công việc nhanh gọn. Ngược lại, những hoạt động bạn cho là đúng nhưng lại không phù hợp với các nền văn hoá khác sẽ dễ gây bối rối giữa những người tham gia hội thoại, thậm chí sẽ làm lệch hướng mục tiêu trong cuộc họp, giảm động lực làm việc của nhân viên, và tạo mâu thuẫn với các đối tác.

Một ví dụ đặt ra là những định kiến về người Châu Á. Người phương Tây cho rằng người Châu Á chúng ta thường thiếu tự tin và rụt rè khi giao tiếp. Trong môi trường làm việc quốc tế, người phương Tây thường phàn nàn rằng người Châu Á rất ít nói và ngại việc phải thẳng thắn nêu ý kiến trong các buổi họp. Thật ra đây là do vấn đề khác biệt về văn hoá ở các nước. Người Châu Á chúng ta thường thể hiện là một người lắng nghe giỏi, và sẽ nêu ý kiến sau khi người khác ngừng nói. Như vậy, trong các cuộc họp, nếu muốn nghe ý kiến từ người Châu Á, hãy chủ động mời người họ phát biểu. Và ngược lại, chúng ta nên học cách phát biểu ngay khi có ý tưởng hoặc giơ tay để có sự chú ý của mọi người.

>> Xem thêm: 10 giá trị cốt lõi mà Zappos luôn tuân thủ để xây dựng và duy trì “nền văn hóa Zappos” - Phần 1

3. Trong môi trường làm việc đa văn hoá, chúng ta nên tôn trọng văn hoá của mỗi cá nhân lẫn tính cách riêng của họ

Việc thấu hiểu cả văn hoá nơi mỗi người sinh ra và tính cách riêng của họ góp phần quan trọng cho một cuộc giao tiếp hiệu quả trong một môi trường đa văn hóa. Nhiều người cho rằng sự tranh cãi và hiểu lầm trong các công ty đa văn hoá là do tính cách khác nhau. Họ tin rằng yếu tố văn hoá không quan trọng và chỉ cần hiểu rõ tính cách của những người xung quanh là sẽ giải quyết được bất đồng quan điểm. Thật ra, nếu không có sự hiểu biết về các nền văn hoá, bạn sẽ không đặt mình vào tình thế của người đối diện và phán xét họ qua góc nhìn văn hoá của đất nước mình. Để có được hiệu quả cao trong giao tiếp, trước tiên, chúng ta cần có sự tôn trọng những khác biệt văn hoá qua việc tìm hiểu về sự khác biệt văn hoá và sử dụng lời nói và hành động phù hợp hơn trong cuộc giao tiếp. Ngoài ra, sự tôn trọng khác biệt cá nhân được thể hiện qua cách bạn nhìn nhận những người khác từ góc nhìn của họ. 

>> Liên hệ JobStack Vietnam ngay để đăng việc làm IT!

Người Pháp được đánh giá cao qua khả năng giao tiếp ẩn dụ và nghe hiểu của họ. Trong khi đó, người Mỹ bị cho là quá thẳng thắng và thiếu tinh tế trong giao tiếp. Có một giám đốc người Mỹ phàn nàn rằng cô cấp dưới người Pháp không tiếp nhận và giải quyết vấn đề hiệu quả. Đối mặt với trường hợp này, chúng ta thường nhận định rằng những xung đột này đơn giản xuất phát từ tính cách không phù hợp mà không liên quan đến khác biệt văn hoá. Thật ra, có một sự khác biệt trong văn hoá phản hồi với cấp dưới. Trong ngữ cảnh của người Pháp, phản hồi tích cực thường được ngầm đưa ra, trong khi những phản hồi tiêu cực sẽ được phê bình trực tiếp. Ở Mỹ lại là trường hợp ngược lại, họ thường khen ngợi trực tiếp và đưa ra phản hồi tiêu cực bằng những lời động viên tích cực. Như vậy với trường hợp trên, cô bạn người Pháp chỉ vui vẻ nhớ những lời khen mà anh giám đốc người Mỹ đưa và xem nhẹ việc cải thiện vấn đề sau khi được góp ý.

Tuỳ thuộc vào quốc gia, khu vực mà con người sẽ có những quan niệm, suy nghĩ, và cách sống khác nhau. Những hành vi và tín ngưỡng văn hóa thường ảnh hưởng đến góc nhìn, suy nghĩ và hành động của mỗi người. Qua bài viết này JobStack Vietnam hy vọng bạn đọc ý thức được tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá trong môi trường quốc tế và xây dựng được môi trường làm việc hiệu quả hơn!

>> Xem tiếp: Sự khác biệt văn hoá – Bí quyết giao tiếp đa văn hoá hiệu quả cho doanh nghiệp toàn cầu [Phần 2]

Cùng tìm hiểu những bài viết khác về lĩnh vực tuyển dụng  cũng như các kiến thức bổ ích của các tập đoàn lớn tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề