Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì :


Câu 63370 Thông hiểu

Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì :


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất --- Xem chi tiết
...

Câu 3 trang 30 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp nào? Nêu một số biện pháp thường dùng để cải tạo đất xám bạc màu mà em biết?

Lời giải chi tiết

* Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp:

- Xây dựng bờ vùng bờ thửa tưới tiêu hợp lí có tác dụng: khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt đông.

- Cày sâu dần: có tác dụng tăng dần đô dày của tầng đất mạt

- Bón vôi: giảm đô chua

- Luân canh, chú ý cây họ đâu, cây phân xanh: tăng cường vi sinh vât cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.

- Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí: khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuân lợi cho vi sinh vât hoạt đông và phát triển

- Che phủ đất làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm cho đất.

* Những biện pháp thường dùng để cải tạo đât xám bạc màu là:

- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

- Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

- Bón vôi cả tạo đất.

- Luân canh cây trồng.

Loigiaihay.com

  • Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

    Câu 4 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Thế nào là xói mòn đất?

  • Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

    Câu 5 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất.

  • Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

    Câu 6 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất.

  • Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

    Câu 2 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu những tính chất chính của đất xám bạc màu?

  • Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

    Câu 1 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?

Tác dụng của việc cải tạo đất

Cải tạo đất kết hợp với bón phân được diễn ra hằng năm sau thu hoạch sẽ giúp đất có độ pH ổn định, điều này giúp cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, mọi dinh dưỡng khó tan sẽ chuyển thành dễ tan rất thuận lợi cho việc cây trồng lấy đi.

Cải tạo đất thường xuyên như vậy sẽ giúp đất tơi xốp và có kết cấu đất ổn định, hạn chế được hiện tượng xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Cải tạo đất cũng chính là tạo môi trường giúp vi sinh vật dễ dàng phát triển, sinh sôi, đấy nhanh tốc độ phân giải chất hữu cơ giúp đất ngày càng trở nên màu mỡ hơn.

Ngoài ra, cải tạo đất bằng phương pháp trên còn giúp giảm đi các độc tố của nhôm, sắt, mangan giúp rễ phát triển khỏe mạnh, đề kháng cao, hạn chế hiện tượng thối rễ, tuyến trùng,…

Một số biện pháp cải tạo đất

Biện pháp luân canh

Luân canh cũng là một biện pháp đặc biệt được chú ý để hạn chế việc tận thu một số hoạt chất cần thiết cho cây như trồng xen một vụ màu và hai vụ lúa, một vụ lúa và một vụ màu (vùng không chủ động được nước tưới). Khuyến khích luân canh các loại cây trồng họ đậu như đậu phộng (đất cát pha), đậu tương, đậu xanh,… vì quá trình phát triển, chúng có khả năng cố định đạm trong không khí qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Sau khi thu hoạch, người sản xuất chỉ nên thu lấy thành phẩm và để lại phần thân, rễ và được cày xới lên. Những phần thừa này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau, đặc biệt là đạm.

Đẩy nhanh tốc độ cải tạo đất bằng vi sinh

Sau khi bón phân hữu cơ để tăng độ mùn và độ tơi xốp. Bón vôi nâng pH mất khoảng 15 – 20 ngày. Lúc này đã đủ điều kiện cho phép chúng ta bổ sung vi sinh.

Lưu ý: hầu hết những phàn nàn về việc sử dụngvi sinhđể cải tạo đất không hiệu quả đều do không thực hiện được 2 bước trên trước khi sử dụng. Vôi mặc dù tiêu diệt luôn một phần vi sinh có lợi, nhưng đổi lại pH ổn định cộng với lượng dinh dưỡng hữu cơ dồi dào sẽ thúc đẩy vi sinh vật tăng nhanh ngay sau đó. Chính vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung vi sinh.

Biện pháp che phủ đất

Đối với đất đồi trọc, bạc màu thì biện pháp che phủ đất nhằm hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại phát triển. Quản lý cỏ trong vườn cây ăn trái đang là vấn đề được quan tâm trong đối phó biến đổi khí hậu vì có thể đảm bảo rễ cây không bị úng trong tình hình mưa bão kéo dài, hệ vi sinh vật hoạt động tốt.

Bón vôicải tạo

Việc thứ 3 trong quá trình cải tạo này mà chắc không một ai không biết đến đó là bón vôi. Bón vôi giúp bù lại lượng canxi và magiê cây trồng lấy đi từ đất đồng thời nâng cao độ pH giúp cây trồng dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.

Cải tạo bằng phân hữu cơ

Sau khixử lý đất tạm thời, nhà vườn cần bón phân hữu cơ để gia tăng lượng mùn, độ tơi xốp cũng như tạo môi trường thúc đẩy vi sinh vật có ích phát triển. Nên ưu tiên sử dụng các loại phân có tính chất cải tạo đất tốt như phân bò hoai mục. Kết hợp với các loại phân ủ từ bã bùn mía, vỏ cà phê,…Sử dụng thêm với phân gà hoai để tăng lượng dinh dưỡng, hạn chế các bệnh vùng rễ như thối rễ, tuyến trùng,…

- Phân bò:Với những khu đất trồng bị bạc màu bạn nên dùng phân bò đã qua xử lý để cải tạo đất. Loại phân này giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Trộn theo tỷ lệ 1 bao phân bò 10dm3 + 1 bao đất tribat 10dm3, sử dụng được khoảng 5 thùng xốp.

- Phân cá:Trongquy trình cải tạo đất thoái hóa, phân cá không chỉ là nguồn đạm hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học mà còn cung cấp hàm lượng đa, trung và các vi chất thiết yếu. Bạn chỉ cần trộn trực tiếp phân cá vào đất hoặc phun, xịt sẽ giúp đất trở nên tơi xốp hơn và giàu dinh dưỡng hơn.

- Phân trùn quế:Đây được xem là biện pháp cải tạo đất vườn đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn lấy từ 5 – 6 kg phân trùn quế đã qua phơi khô rồi trộn với đất, sau đó gieo hạt mầm để trồng. Cây trồng sẽ được bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cực lớn, khỏe mạnh; đất vườn luôn có độ ẩm, tơi xốp.

Biện pháp thủy lợi

Biện pháp quan trọng trong cải tạo và tận dụng tài nguyên nông nghiệp là biện pháp thủy lợi, đặc biệt trong vấn đề đất đai bạc màu. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, thủy lợi không chỉ mang ý nghĩa cung cấp nước mà còn rửa phèn ở vùng phèn tự nhiên Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau… đẩy mặn và trữ nước ở mùa khô.

Thực hiện các nội dung đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng sản xuất lúa ở các cánh đồng tập trung trên địa bàn tỉnh về mức độ thâm canh, việc sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

Đặc biệt nhóm nghiên cứu đã xác định các yếu tố hạn chế đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lai Châu như: Độ chua đất ở mức độ nghiêm trọng, dung tích hấp thu của đất ở mức thấp, quá trình Feralit hóa kết đá ong, sự glay hóa, ô nhiễm do các yếu tố hóa học (Thuốc trừ cỏ, thuốc Bảo vệ thực vật…). Những yếu tố này đã làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đến chất lượng nông sản cũng như sức khỏe của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Từ thực tế chất lượng đất các vùng sản xuất lúa tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay đang đứng trước nguy cơ thoái hóa với các hiện tượng chủ yếu: Chua hóa, chai cứng, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng kém… Vì vậy, để sử dụng đất lúa một cách bền vững, hiệu quả, nâng cao độ phì nhiêu của đất, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cải tạo đất trồng lúa như sau:

Cải tạo độ chua đất

– Sử dụng các loại phân bón vô cơ có tính kiềm như:

+ Đối với phân đạm: Bón đạm ure, tránh sử dụng đạm sunfat đối với đất chua. Sử dụng loại đạm Xianamit canxi bón lót sâu để khử chua, chú ý, phải ủ kỹ khi sử dụng bón thúc.

+ Đối với phân lân: Sử dụng phân lân nung chảy, khi bón phân lân super thì cần kết hợp với vôi.

+ Đối với phân kali: Hầu hết các nhóm phân kali đều chua tính, vì vậy, cần kết hợp bón kali với vôi, có thể sử dụng tro bếp thay cho bón kali sẽ có hiệu quả ngăn chặn giảm pH đất. Đặc biệt, không dùng phân kalisunfat nhiều năm liên tục.

Hầu hết các khu vực trồng lúa tại Lai Châu, đất rất chua (pH<4,5), vì vậy cần bón vôi cải tạo đất theo các mức như sau:

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng): Bón 2 tấn Ca(OH)2/ha; tương đương bón 200 kg vôi bột/1000 m2

Với đất có tỷ lệ cát cao (đất thịt pha, đất kết cấu nhẹ): Bón 1 tấn Ca(OH)2/ha; tương đương bón 100 kg vôi bột/1000 m2

Sau khi bón phân kali cần bón bổ sung vôi nhằm tránh ảnh hưởng chua hóa đất của kali. Cách bón vôi cụ thể như sau:

– Tiến hành bón vôi theo chu kỳ 1 năm bón, một năm không bón;

– Bón vôi vào thời điểm đầu vụ xuân hoặc vụ đông xuân;

– Bón rải đều trên mặt ruộng, cho nước vào cày, bừa trộn đều vôi với đất, sau để hả trên một tuần mới được bón lót các loại phân chuồng, phân hoá học vào để cấy.

Cải tạo hàm lượng hữu cơ trong đất

Hiện nay, trải qua quá trình canh tác lâu dài, hàm lượng hữu cơ trong đất đã giảm dần, chất lượng hữu cơ không cao, vì vậy cần có các biện pháp bổ sung hữu cơ cho đất, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay người sản xuất đã bón ít hoặc không bón phân chuồng như canh tác truyền thống.

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Sau khi gặt lúa, hầu hết rơm rạ đều được bà con đốt hoặc chưa có biện pháp xử lý làm phân bón hữu cơ. Để giải quyết vấn đề này, đề xuất sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm xử lý rơm rạ trên đồng ruộng, như: Sử dụng Chế phẩm vi sinh vật (COMPOST MAKER; AT-YTB; SUMITRI…) nhằm xúc tác quá trình chuyển hóa rơm rạ thành các hợp chất hữu cơ dễ tiêu ngay trên đồng ruộng. Đối với gốc rạ trên ruộng: Sau khi gặt lúa, người sản xuất tiến hành bón chế phẩm vi sinh, kết hợp với cày lật gốc rạ, sau 7 – 10 ngày tiến hành cày lần 2 nhằm vùi lấp rơm, rạ đã phân hủy xuống tầng dưới để tiếp tục phân hủy thành phân hữu cơ.

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Hầu như người dân bón rất ít phân chuồng hoai mục cho lúa, vì vậy, cần khuyến cáo người dân tiếp tục sử dụng phân chuồng, huy động tối đa nguồn nguyên liệu hữu cơ này. Đây là một biện pháp mang tính bền vững và lâu dài. Đối với vùng không thể sử dụng phân chuồng cần áp dụng các biện pháp sau:

– Sử dụng (Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất; Phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh; Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 1…) bón lót sau khi làm đất trồng lúa;

– Sử dụng phân hữu cơ vi sinh liên tục trong nhiều vụ nhằm …

Cải tạo dung tích hấp thu của đất

Các giải pháp nâng cao dung tích hấp thu cho đất, cụ thể như sau:

– Cày sâu dần: Đây là biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao CEC đất, cày xuống sâu có tỷ lệ cấp hạt sét tương đối khá, tỷ lệ keo sét, hàm lượng sắt cao hơn tầng trên. Cày sâu 18 cm làm tỷ lệ cấp hạt sét tầng mặt tăng 2%, tỷ lệ limon tăng 6%, giảm tỷ lệ cát mịn 8%. Cày xuống sâu 22 cm thì tỷ lệ cấp hạt sét và limon còn tăng cao hơn nữa (sét tăng 5,6%; limon tăng 11,6%). Mục tiêu của giải pháp là từng bước đưa hạt sét lên tầng mặt để tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho đất;

– Luân canh cây trồng: Đối với vùng trồng lúa 1 vụ, cần luân canh cây trồng nhằm thay đổi môi trường đất. Chọn cây trồng và hệ thống cây trồng cải tạo đất (cây họ đậu, cây lạc,…), chọn cây trồng có tàn dư thực vật lớn nhằm tăng lớp mùn cho tầng canh tác;

– Áp dụng các biện pháp tổng hợp như bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, bón các loại phân chứa các cation kiềm và kiềm thổ Ca, Mg.

Giải pháp về bón phân cân đối và hợp lý

Đây là giải pháp có tính dài hạn và cần có sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan chuyên môn. Bón phân cân đối và hợp lý theo các hướng sau:

– Bón phân theo đúng liều lượng khuyến cáo (Các công thức bón phân đã xây dựng cho từng thửa ruộng theo các nhóm giống lúa), bón các loại phân có tác dụng hạn chế độ chua của đất;

– Có sự theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây lúa, theo dõi sự biến đổi về tính chất lý hóa của đất định kỳ nhằm cập nhật, bổ sung và điều chỉnh lượng phân cần bón cho cây lúa ở mức phù hợp nhất.

Các giải pháp khác

a. Biện pháp hạn chế rửa trôi, xói mòn

Áp dụng các giải pháp tổng hợp chống rửa trôi xói mòn:

– Làm đất theo đường đồng mức, để dần dần thành bậc thang bằng cách cầy bừa ngang dốc, dồn đất từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Xây dựng các ruộng bậc thang dần hay bậc thang ngay tùy theo mục đích sử dụng. Làm mương dài hay mương cụt hay tạo các hố vẩy cá hay xếp thành các bờ đá với mục đích là hạn chế tối đa lượng đất trôi và giữ ẩm.

– Đối với các dải núi hay vùng đồi có diện tích lớn thì nên trồng các cây lâm nghiệp trên đỉnh và canh tác nông nghiệp ở sườn và chân đồi theo các mô hình nông-lâm kết hợp;

– Đối với những vùng đất có nhiều đá lẫn trên bề mặt có thể thu gom đá để xếp thành các bờ đá tự nhiên vừa có tác dụng cắt dòng chảy mặt, giảm đất trôi vừa sạch ruộng dễ canh tác;

– Bố trí thời vụ cây trồng một cách hợp lý.

Hạn chế hiện tượng kết von, feralit

Đối với đất lúa tại tỉnh Lai Châu, với địa hình chia cắt phức tạp, sự thay đổi về môi trường khô, nước là liên tục, vì vậy hiện tượng kết von, feralit diễn ra khá phổ biến. Để hạn chế, cần có các biện pháp tổng thể:

– Luân canh cây trồng hợp lý, tránh hiện tượng luân canh nhóm cây ưa khô hạn, ưu tiên nhóm cây ưa ẩm nhằm duy trì độ ẩm cho đất lúa tránh đất bị thay đổi môi trường từ ngập ẩm đến môi trường khô hạn;

– Áp dụng các biện pháp tổng hợp, làm đất tơi xốp, thoáng khí;

– Bổ sung phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh liên tục trong nhiều năm.

Hạn chế hiện tượng glay hóa đất

Đối với hiện tượng glay hóa, cần áp dụng có biện pháp tổng hợp, trong đó biện pháp thủy lợi mang tính chất quyết định. Các khu vực đất bị ngập úng quanh năm cần có biện pháp tháo nước, hạn chế ngập nước trong thời gian dài, mực nước trong ruộng duy trì hợp lý theo từng thời điểm và nhu cầu của cây lúa:

– Thiết kế các đường mương nội đồng hợp lý nhằm điều tiết lưu lượng nước tại các khu vực ngập úng quanh năm;

– Luân canh với các cây trồng cạn ưa ẩm, tuy nhiên tránh hiện tượng đất bị khô hạn vào mùa khô;

Đối với các diện tích đất bị glay hóa mạnh cần áp dụng các biện pháp cải tạo:

– Ruộng sau khi thu hoạch cần cày ải phơi đất để tạo nên lớp đế cày, ruộng không bị lầy thụt, giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn.

– Ruộng canh tác lúa cần làm bằng phẳng và có hệ thống thoát nước hơi nghiêng về phía nước thoát để khi cần thì thoát nước được dễ dàng, công tác quản lý nước khi phun thuốc trừ cỏ và bón phân cũng thuận lợi hơn;

– Đất glay nẳm ở các vùng trũng thấp, có xu hướng giàu hữu cơ, đạm, để tránh bón thừa đạm bà con nên áp dụng bón phân theo bảng so màu lá lúa. Giảm mạnh lượng đạm bón, nếu thấy lúa quá xanh nên tăng cường bón Kali và phun thêm phân bón lá. Ngoài việc bón đầy đủ và cân đối giữa Đạm, Lân và Kali, ngay từ đầu vụ cần bổ sung thêm Can-xi cho lúa;

– Sử dụng các giống lúa cao cây nhằm chống đổ ngã đối với các khu vực ngập úng, lầy thụt.

Trần Thị Huế, Vũ Mạnh Quyết, Nguyễn Thị Huế