Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam sẽ thế nào khi FED ngừng bơm tiền?

Lan Hương - Thứ ba, 25/01/2022 18:45 (GMT+7)

Tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay là việc Fed tăng lãi suất. Việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ giai đoạn này sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường chứng khoán Việt Nam và tâm lý nhà đầu tư?.

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán
Ông Jerome Powel - Chủ tịch Fed sẽ có bài phát biểu sau cuộc họp kéo dài 2 ngày để bàn về chính sách sắp tới. Ảnh TTXVN

Giới đầu tư đang ngóng chờ thông điệp phát ra từ cuộc họp của Fed kéo dài 2 ngày 25 - 26.1.2022.

Các nhà đầu tư không kỳ vọng Fed sẽ đưa ra động thái điều chỉnh lãi suất trong tuần này mà nhiều khả năng việc tăng lãi suất sẽ xảy ra vào cuộc họp diễn ra trong hai ngày 15-16.3 tới. Dự kiến sẽ kết thúc việc bơm tiền trong tháng 3 và nâng lãi suất 3 lần đưa mức lãi suất lên 0,75%.

Đây là lần đầu tiên Fed điều chỉnh lãi suất tính từ thời điểm ra quyết định hạ lãi suất xuống mức gần bằng 0% ngay khi dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3.2020. Fed đã không tăng lãi suất kể từ tháng 12.2018.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngay lập tức chứng kiến tuần giảm mạnh nhất trong vòng 1 năm qua trước kỳ họp của FED, cũng không quá bất ngờ khi thị trường chứng khoán biến động trước các kỳ họp, phản ánh những tâm lý kỳ vọng lẫn lo ngại của giới đầu tư.

Vậy động thái này của Fed sẽ ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Huỳnh Minh Tuấn, Chuyên gia chứng khoán, Nhà sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT cho biết: “Dù FED nâng lãi suất ba lần trong năm nay, nhưng mức tăng vẫn quanh và dưới 1%. Tôi cho rằng, đây vẫn là ở mức thấp, do đó sẽ không gây quá nhiều lên áp lực tỷ giá của Việt Nam lẫn lãi suất. Tỷ giá sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong năm nay vì nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãi suất ngân hàng, lạm phát và dòng vốn khối ngoại”.

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Chuyên gia chứng khoán, Nhà sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT

Bàn về câu chuyện tỷ giá VND năm 2022, ông Huỳnh Minh Tuấn cho rằng, tỷ giá sẽ ổn định và dao động trong +-1% dựa trên 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, Việt Nam luôn duy trì được trạng thái thặng dư thương mại trong nhiều năm qua.

Thứ hai, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Việc này không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại mà có thêm dòng vốn ngoại tệ FDI vào Việt Nam.

Thứ ba, FED dự phóng vẫn sẽ duy trì mức lãi suất dưới 1% trong năm 2022 và qua đó sẽ giảm áp lực tỷ giá cho các đối tác thương mại chính, bao gồm Việt Nam.

Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là siết chặt điều kiện cho vay lĩnh vực bất động sản.

Theo đánh giá của chuyên gia, việc này sẽ có tác động đến các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là những công ty có năng lực tài chính yếu kém. Tuy nhiên, về tổng thể thì đây sẽ là điểm tích cực cho nền kinh tế. Vì khi dòng vốn tín dụng vào bất động sản giảm lại, thì các ngân hàng phải đẩy mạnh tín dụng ở những lĩnh vực khác. Khi mà nguồn cung tín dụng trở nên dồi dào như vậy thì xu hướng vẫn sẽ là các ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để kích thích nhu cầu tín dụng ở các lĩnh vực ngoài bất động sản.

“Việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ giai đoạn này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam. Không chỉ do là mức lãi suất của FED vẫn thấp mà còn do trạng thái chính sách tiền tệ và kinh tế của Việt Nam hiện nay đang khác so với Mỹ. Tuy nhiên, những biến động ở thị trường chứng khoán Mỹ ít nhiều cũng sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư Việt Nam, nhưng tác động này chỉ ngắn hạn”, ông Huỳnh Minh Tuấn nhận định.

Tỷ giá Chứng khoán lãi suất Fed Nâng lãi suất

Chứng khoán: Tết này không còn tiền để mang về cho mẹ

Chứng khoán lao dốc, nắm giữ tiền mặt lúc này có là "thượng sách"?

Ủy ban Chứng khoán nói về quyết định phạt ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng

FED tăng lãi suất ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Trước động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiều chuyên gia đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động với mức độ nhẹ, đồng thời cho biết, ngoài yếu tố FED tăng lãi suất cũng cần lưu ý đến hoạt động cơ cấu của quỹ ngoại…

Mua “chui” cổ phiếu, hai cá nhân bị xử phạt nặng

Bổ sung, sửa đổi Luật Chứng khoán nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và một số hàm ý giám sát thị trường

Thị trường chứng khoán phái sinh tháng 5 tăng 162,46%

Ngành Chứng khoán chủ động nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

Không ngoại trừ TTCK phản ứng “nhạy” ngay từ bây giờ

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCK SSI

Để đánh giá tác động của việc FED nâng lãi suất lên thị trường thì nên nhìn dưới góc độ dòng tiền và nhà đầu tư nước ngoài đã dự báo trước việc nâng lãi suất và có động thái rút ròng khỏi các thị trường mới nổi và cận biên từ tháng 4.

Tuy nhiên, đợt tăng lãi suất này còn phát thêm tín hiệu mới về việc FED có thể có tới 4 lần tăng lãi suất trong năm 2018. Hệ quả là tỷ suất trái phiếu Chính phủ Mỹ (Bond yield) tăng đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế chậm lãi. Theo dự báo, diễn biến rút vốn có thể còn kéo dài thêm nhiều tháng. Với thị trường Việt Nam, cũng không ngoại lệ.

Về góc độ vĩ mô, tăng lãi suất có tác động 2 mặt. Mặt tích cực, FED nâng lãi suất cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang tích cực. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu như may mặc, giày dép.. đang có số liệu tích cực. Vì vậy, có thể các nhóm này có hy vọng tiếp tục khả quan trong các tháng tới.

Tuy nhiên, ở mặt tiêu cực, lo ngại của nhà đầu tư là việc lãi suất có thể là chỉ báo cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Khả năng "suy thoái" khó xảy ra hơn bởi FED sẽ thay đổi lộ trình tăng lãi suất khi dấu hiệu này xảy ra.

Sau khi FED ra báo cáo việc làm tích cực từ tháng 2, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy dấu hiệu đạt mức cực thịnh và chuyển sang xu hướng chậm lại. Cùng với các vấn đề về căng thẳng chiến tranh thương mại, tăng lãi suất đang hàm chứa lo lắng về sự bất ổn định của chính quyền Tổng thống Trump. Dù cho các chính sách có thể tạo thêm công ăn việc làm cho Mỹ, nhưng giới đầu tư tài chính đứng trước các bất ổn khiến họ buộc phải co cụm và rút vốn.

Tóm lại, Chiến tranh thương mại hay FED tăng lãi suất chỉ là bề nổi của chính sách "Nước Mỹ là số 1" (America First) của chính quyền Tổng thống Trump và sẽ có tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam. Rõ ràng nhất là trường hợp đồ điện tử, Tổng thống Trump gây sức ép lên các tập đoàn phải mở nhà máy trên đất Mỹ. Hệ quả là các kế hoạch đầu tư và mở rộng sản xuất của Samsung, LG trên lãnh thổ Việt Nam có xu hướng dừng lại.

Trái ngược với đồ điện tử thì ngành thép sẽ lại hưởng lợi từ các quyết định của Donald Trump. Tuy nhiên, so sánh với lợi ích mà ngành thép đem lại, thì thiệt hại của đồ điện tử lên nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều do tỷ trọng lớn của khối FDI trong nền kinh tế.

Trước mắt, dòng vốn ngắn hạn đã phản ứng tức thời. Còn tác động thực sự của các chính sách sẽ có độ trễ và phải chờ vào cuối tháng này khi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý II và xa hơn là quý III/2018.

Tuy nhiên, không loại trừ TTCK sẽ có những phản ứng nhạy ngay từ bây giờ.

TTCK Việt Nam ảnh hưởng mức độ nhẹ

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường - CTCP Chứng khoán BIDV

FED tăng lãi suất và kèm theo là lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 3%, thị trường thế giới có đợt thoái vốn mạnh, những thị trường mới nổi như Việt Nam hoặc yếu một chút thì đồng tiền nội tệ mất giá rất mạnh, dòng vốn đang rút ra khỏi thị trường ở chừng mực nhất định nào đó.

Tuy nhiên, rút ròng không thực sự mạnh ở Việt Nam, quan trọng chúng ta giữ được giá đồng nội tệ, là một trong những đồng nội tệ tốt nhất. Thời gian vừa qua bán ròng xảy ra nhưng rút ròng toàn bộ thị trường thì chưa.

FED cũng cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2018 ảnh hưởng khá mạnh, dòng vốn quay trở lại Mỹ, đây là quy luật khi tiền của họ mạnh lên, ở Việt Nam về cơ bản nội tệ khá ổn có nhiều yếu tố như giữ được dòng vốn FDI vào và xuất siêu, duy trì ổn định tỷ giá nên Việt Nam chịu ảnh hưởng chung nhưng mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn rất nhiều.

Thời gian vừa qua khối ngoại liên tục bán ròng và việc FED tăng lãi suất thực chất chỉ là cái cớ, xét tổng thể TTCK Việt Nam sau thời gian tăng mạnh, đỉnh điểm tăng 21% so với đầu năm trong khi các thị trường xung quanh chỉ tăng 15%, đây là yếu tố quan trọng để thấy thị trường bất ổn nên khối ngoại rút ra.

Điều gì quan trọng hơn việc FED tăng lãi suất?

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích công ty Chứng khoán Yuanta

Việc tăng lãi suất của FED đợt rồi đúng như nhà đầu tư dự đoán nhưng có điểm hơi bất ngờ thay vì 1 lần FED dự định tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay và năm 2019 dự kiến 3 lần tăng lãi suất.

FED tăng lãi suất tác động tích cực lên đồng USD, USD tăng, tỷ giá bất ổn và không chỉ tỷ giá Việt Nam mà các khu vực khác nhất là nhóm thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam khiến dòng tiền khối ngoại bắt đầu rút ra.

Tuy nhiên, về định lượng không tác động nhiều đến xu hướng bán ròng của khối ngoại. Nguyên nhân FED tăng lãi suất chỉ một phần và không nhiều do lượng trái phiếu huy động từ thị trường thế giới không tác động nhiều nếu so với Thái Lan, Indonesia, Philippines… con số huy động trái phiếu thấp và tỷ giá trong ngắn hạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Năm 2004 FED tăng lãi suất thời điểm đó NHNN đang bị thâm hụt không đủ USD trong kho đối ứng lại nên tỷ giá căng thẳng còn 2018 chúng ta thặng dư với lượng như hiện nay nên không có nhiều lo lắng. Năm nay NHNN sẽ dùng lượng thặng dư này để ổn định tỷ giá nếu có tình trạng căn thẳng leo thang.

Dòng tiền khối ngoại sẽ không rút ra khỏi thị trường Việt Nam. Rút ra khác với bán ròng, nếu bán ròng TTCK Việt Nam đổ tiền mua trái phiếu khác với việc bán ròng quy đổi ra USD và rút tiền về nước, đây mới là rủi ro.

Điều tôi quan tâm không phải từ việc tăng lãi suất của FED mà FED bán lượng trái phiếu ra thị trường như thế nào nhưng FED chưa công bố vấn đề này một cách cụ thể. Việc thu hẹp trái phiếu ra thị trường tác động hơn nhiều so với việc tăng lãi suất, tăng lãi suất chỉ tác động là họ có thể đổi ra USD hoặc ra kênh sinh lời khác, còn bán lượng trái phiếu là kéo dòng tiền tài trợ trở lại FED, vì tiền nhóm các nhà đầu tư quốc tế đa phần từ FED.

Bán tháo trên diện rộng với tốc độ ồ ạt khó xảy ra

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI)

Vừa qua cục dự trữ Liên bang Mỹ FED đã tăng lãi suất 0,25% trong tháng 6 và báo hiệu có thể còn tăng 2 lần nữa vào tháng 9 và tháng 12. Tổng cộng có thể 4 lần tăng lãi suất, nhiều hơn các năm trước.

Động thái kèm theo là lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm gia tăng. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc nhưng lại giúp kiềm chế lạm phát. So với năm ngoái, Dow Jones cũng không còn tăng mạnh. Chỉ số này đã có lúc giảm về 23.500 điểm sau đó mới hồi phục lại mức 25.000 điểm.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ hiện vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng. Các vấn đề như chiến tranh thương mại, bất ổn địa chính trị có ảnh hưởng nhưng chủ yếu là kìm nén.

Với nền kinh tế Việt Nam, GDP vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Riêng tăng trưởng GDP quý I/2018 đạt 7,31% trong khi các năm trước tăng trưởng chỉ 6,8% hay 6,5%. Lạm phát được kiềm chế dưới 4%, tăng trưởng tín dụng tích cực.

Câu chuyện tỷ giá không đáng ngại do Ngân hàng Nhà nước điều hành khá linh hoạt không làm biến động nhiều tới nền kinh tế. Thị trường vẫn đang phản ánh xu hướng up trend.

Theo tôi, việc FED tăng lãi suất sẽ ít có tác động TTCK Việt Nam do quy mô thị trường nhỏ. Tính từ đầu năm, thì trạng thái khối ngoại vẫn là mua ròng.

Ngoài yếu tố FED tăng lãi suất cũng cần lưu ý đến hoạt động cơ cấu của quỹ ngoại. Họ có thể bán riêng lẻ một cổ phiếu nhưng sẽ mua lại cổ phiếu khác. Cùng với việc thị trường điều chỉnh cũng là cơ hội để những quỹ mới giải ngân vào thị trường nên việc bán tháo trên diện rộng với tốc độ ồ ạt là khó xảy ra. Có thể khối ngoại sẽ mua ròng mạnh trở lại các tháng 9, 10, 11 giống như chu kỳ năm ngoái.

Tiềm năng của chứng khoán Việt sẽ quyết định việc “giữ chân” nhà đầu tư ngoại

Trương Hiền Phương, Giám đốc CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM

FED tăng lãi suất lần này đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư và có sự rút vốn của nhà đầu tư ngoại nhưng không nhiều.

Tại TTCK Việt Nam nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 70% giao dịch thường xuyên, trong khi đó FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng tới nhà đầu tư tổ chức nhiều hơn tới nhà đầu tư cá nhân.

Nhà đầu tư cá nhân vì tâm lý e dè, có chút khựng lại để quan sát thị trường nên sẽ bị chậm lại trong vài ngày, vì FED tăng lãi suất không phải là sốc, không phải là mới, đây là việc làm đã có lộ trình từ trước.

Còn nguy cơ nhà đầu tư nước ngoài rút vốn mạnh tại thị trường Việt Nam là không thể, dù điều này có thể xảy ra ở những thị trường mới nổi khác, vì các quốc gia đó có dòng ngoại hối được luân chuyển tự do còn Việt Nam thì chưa.

Một điều nữa, tại các thị trường mới nổi, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư lâu năm nên họ muốn rút vốn ra để tìm các thị trường mới hấp dẫn hơn, so với thị trường Việt Nam, các quỹ đầu tư ngoại chưa phải là kỳ cựu nhưng họ cam kết đầu tư lâu dài, nếu có việc rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài có chăng là các quỹ ETF. Vì đây là các quỹ mở, khi công ty mẹ tại nước ngoài yêu cầu thì họ nhanh chóng rút vốn, dù có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng không nhiều.

Ngoài ra, quan sát trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng khá ổn định, không có biến động mạnh, cho thấy không có dấu hiệu rút vốn lớn từ nhà đầu tư ngoại.

Mặc dù FED tăng lãi suất tạo sức hấp dẫn hơn cho đồng USD, nhưng so sánh lợi suất đầu tư trái phiếu Mỹ với lợi suất đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam rõ ràng lợi suất đầu tư cổ phiếu Việt Nam cao hơn nhiều.

Ở góc độ bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây, nguyên nhân do các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục, chuyển dòng tiền từ các cổ phiếu lâu năm đã cho sinh lời sang các cổ phiếu mới tiềm năng hơn, như: VHM, VIC, MWG, TCB...


In bài viết

nhà đầu tư nước ngoài cổ phiếu VHM VIC MWG TCB lãi suất Fed

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

    Dòng tiền lan tỏa, chứng khoán tiếp đà tăng

  • Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

    Niêm yết và chính thức giao dịch gần 93 triệu cổ phiếu CTR

  • Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

    Bị phạt 115 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Tin nổi bật

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Nửa đầu tháng 2, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 21 tỷ USD

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Xuất cấp hơn 1.868 tấn gạo hỗ trợ người dân 3 tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Cần nghiên cứu cẩn trọng nếu giảm thuế với xăng dầu

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Lấy ý kiến doanh nghiệp về phần mềm khai hải quan miễn phí

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của các đơn vị cung ứng, phân phối xăng dầu

Rủi ro chứng khoán Mỹ

Theo một số nhà phân tích, Phố Wall có thể sẽ có nhiều biến động hơn nữa khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến hành chiến dịch tăng lãi suất đầu tiên trong kỷ nguyên đại dịch.

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Mặc dù mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán khá gián tiếp, nhưng cả hai luôn có xu hướng trái ngược nhau (ảnh minh hoạ)

Trả lời với Yahoo Finance Live trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám đốc điều hành của WealthWise Financial, Loreen Gilbert nói: “Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là định giá lại trên các thị trường, với những đợt tăng lãi suất được dự đoán trước. Và miễn là Cục Dự trữ Liên bang đang đi đúng hướng, thì mức lãi suất mà chúng tôi đang mong đợi, không chỉ là ba lần tăng lãi suất trong năm nay, mà là bốn lần… chúng tôi vẫn nghĩ rằng, đó sẽ là một thị trường chấp nhận rủi ro”.

Bà cũng nói thêm, khi các thị trường điều chỉnh theo biến thể Omicron đang lan rộng nhanh chóng và tính đến tỷ giá cao hơn, thì sự hỗn loạn trong tháng 1 có thể chỉ là khởi đầu của một năm đầy biến động.

Vừa qua, Bloomberg đã công bố dữ liệu khảo sát kinh tế cho thấy, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 12/2021 giảm với biên độ lớn nhất trong 10 tháng qua, làm giảm triển vọng kinh tế. Như một cách để kiềm chế lạm phát cao, Fed đã công bố về việc sẽ tăng lãi suất, nhưng ngày càng nhiều chuyên gia dự đoán việc thắt chặt hơn nữa đang diễn ra, bởi vì lạm phát đang tăng nóng hơn dự kiến.

Theo đó, chuyên gia kinh tế trưởng Jan Hatzius của ngân hàng Goldman Sachs cho biết, thị trường lao động giảm sút khiến các quan chức Fed nhạy cảm hơn với rủi ro lạm phát tăng và ít nhạy cảm hơn với rủi ro tăng trưởng giảm. “Chúng ta sẽ chứng kiến mức tăng lãi suất vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và thêm một đợt tăng nữa vào tháng 12 với tổng số 4 lần trong năm 2022”.

Đồng quan điểm đó, Chủ tịch James Bullard của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. cũng nhận định: “Tôi thực sự nghĩ rằng, nếu có thể, chúng ta nên tăng bốn lần vào năm 2022”.

Khi Fed có hành động tăng lãi suất, đồng nghĩa với việc chi phí đi vay ngắn hạn của các tổ chức tài chính tăng. Điều này có ảnh hưởng đến hầu như tất cả các chi phí đi vay khác đối với các công ty và người tiêu dùng trong một nền kinh tế. Điều này dẫn đến việc các tổ chức tài chính sẽ tăng tỷ lệ tính phí trên khách hàng, do đó, người tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc tăng lãi suất thẻ tín dụng và lãi suất thế chấp của họ, đặc biệt, nếu các khoản vay này có lãi suất thay đổi. Khi đó, số tiền người tiêu dùng có thể chi tiêu sẽ giảm xuống, ít chi tiêu tùy ý hơn, khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm theo.

Như vậy, khi lãi suất tăng, các doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi chi phí đi vay cao hơn, mà họ còn phải chịu những tác động bất lợi của việc thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. Cả hai yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến thu nhập và giá cổ phiếu.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia tài chính nhận định, nếu một công ty bị coi là giảm tốc độ tăng trưởng hoặc ít sinh lợi hơn, thông qua chi phí nợ cao hơn hoặc doanh thu ít hơn, thì lượng tiền ước tính của dòng tiền trong tương lai sẽ giảm xuống, điều này sẽ làm giảm giá cổ phiếu của công ty đó.

“Nếu có đủ công ty gặp phải sự sụt giảm về giá cổ phiếu của họ, thì toàn bộ thị trường hoặc các chỉ số quan trọng như Dow Jones, S&P 500,... sẽ đi xuống. Lúc này, đầu tư vào cổ phiếu có thể được coi là quá rủi ro khi so sánh với các khoản đầu tư khác. Nhưng ngược lại, các ngân hàng, công ty môi giới, công ty cho vay thế chấp và công ty bảo hiểm thường tăng thu nhập lên khi lãi suất tăng cao, vì họ có thể tính phí nhiều hơn vào việc cho vay.

Mặc dù mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán khá gián tiếp, nhưng cả hai có xu hướng trái ngược nhau. Theo nguyên tắc chung, khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất, nó sẽ khiến thị trường chứng khoán đi lên; khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, nó làm cho thị trường chứng khoán đi xuống. Nhưng không có gì đảm bảo về cách thị trường sẽ phản ứng với bất kỳ sự thay đổi lãi suất nào”, vị chuyên gia nói.

>>Fed thắt chặt tiền tệ tác động như thế nào đến chứng khoán Việt Nam?

Tác động đến Việt Nam

Tại một hội thảo về “Phục hồi kinh tế 2022”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH FullBright Việt Nam đã nhắc đến một thông điệp của Fed gây sốc cho thị trường chứng khoán là, nếu như giữa năm nay lạm phát Mỹ không có khả năng suy giảm, Fed sẽ tính cả chuyện hút tiền về. Theo ông Thành, đây là điều chưa có tiền lệ. Trước đây trong khủng hoảng toàn cầu, sau khi bơm tiền ra, Fed chỉ ngưng bơm tiền và tăng lãi suất. Nhưng lần này trước áp lực lạm phát, Fed đã đưa ra ý kiến này.

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

Chúng ta không nên kỳ vọng có thể mở cửa bình thường mới, lại đón được dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh, kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp trong bối cảnh lộ trình tăng lãi suất của Fed (ảnh minh hoạ)

“Nếu nhìn vào tác động, khả năng cao Fed sẽ chưa hút tiền về, mà chỉ ngưng bơm tiền và tăng lãi suất. Trong trường hợp này, thị trường tài chính vẫn sẽ chịu đựng được và những điều chỉnh của thị trường chứng khoán vừa qua đã tính đến điều này”, ông Thành đánh giá.

Về tác động đến Việt Nam, vị chuyên gia nhận định, kịch bản này sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề tỷ giá cũng như lãi suất. Việt Nam vẫn sẽ giữ được mặt bằng lãi suất hiện nay, không phải điều chỉnh tăng lãi suất.

Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng là dòng vốn đầu tư chứng khoán nước ngoài vào các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam. Chúng ta không nên kỳ vọng có thể mở cửa bình thường mới, lại đón được dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh, kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp trong bối cảnh lộ trình tăng lãi suất như vậy.

"Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều thị trường mới nổi, là không bị dòng vốn đảo chiều. Bao giờ Fed tăng lãi suất sẽ có hiện tượng dòng vốn đảo chiều, Việt Nam có thể không bị, nhưng cũng không nên kỳ vọng dòng vốn sẽ về.

Đối với tình huống xấu hơn, nếu như lạm phát cao, áp lực đến mức Fed vừa tăng lãi suất, vừa hút tiền về để giảm quy mô bảng cân đối tài sản, thì thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ chao đảo, và ảnh hưởng đến cả Việt Nam, dù vĩ mô có tốt đến đâu, có hỗ trợ kinh tế tốt đến đâu, mà kịch bản đó xảy ra thì chứng khoán cũng bị ảnh hưởng", ông Thành nói.

Ở góc nhìn lạc quan hơn, các chuyên gia từ VinaCapital lại cho rằng, năm nay sẽ là một năm rất tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam từ sau mức tăng 37,3% tính bằng USD (hoặc 35,7% tính bằng VND) của VN-Index trong năm 2021.

Hơn thế nữa, các nhà đầu tư ngoại đã bán trên diện rộng cổ phiếu của họ ở các thị trường mới nổi để phản ứng trước lo ngại về dịch COVID và Trung Quốc, tuy nhiên nhà đầu tư có thể sẽ quay lại các thị trường mới nổi và cận biên khi một số các giải pháp và cải cách đã được đưa ra để giải quyết những vấn đề trên, cùng với mức chiết khấu định giá hấp dẫn giữa các thị trường chứng khoán cận biên và mới nổi gần đây. Một khi điều đó xảy ra, định giá rẻ của thị trường Việt Nam và tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ sẽ là nam châm thu hút một phần các dòng vốn đó chảy vào.

Với động thái của Fed, VinaCapital cho rằng không quá lo lắng lắm. Hầu hết nhà đầu tư và giới phân tích kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022, gây ra tổn hại đối với giá cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán mới nổi và cận biên, bao gồm có Việt Nam.

“Chúng tôi không tin rằng Fed sẽ tuân thủ đúng theo những kế hoạch dự kiến về tăng lãi suất 3 lần mà họ thông cáo và quan trọng hơn, Việt Nam đang ở vị thế đủ thuận lợi để giữ bình tĩnh trước những đợt tăng lãi suất quyết liệt từ Fed trong năm nay”, các chuyên gia từ VinaCapital nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

    Chứng khoán lãi đậm, mùa bội thu có còn phía trước?

    05:15, 22/01/2022

  • Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

    Chứng khoán phục hồi, dòng tiền sẽ đổ vào nhóm cổ phiếu nào?

    04:50, 21/01/2022

  • Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán

    Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

    14:00, 15/01/2022

Từ khóa

  • thị trường chứng khoán
  • Fed
  • tăng lãi suất

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Định giá lại thị trường khi Fed tăng lãi suất tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email , hotline: 0985698786,