Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của wto

Tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng ASEAN sẽ hình thành một cộng đồng trong đó sẽ tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được tự do lưu chuyển, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt. Năm 2007, một lần nữa các nhà lãnh đạo nhấn mạnh lại cam kết này, đồng thời quyết định đẩy nhanh quá trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý rút ngắn tiến trình hội nhập kinh tế khu vực bằng việc thông qua Kế hoạch hành động AEC và thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.

1.2. Các nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Bốn yếu tố cấu thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN

Yếu tố thứ nhất, một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.

Yếu tố thứ hai, một khu vực kinh tế cạnh tranh được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, năng lượng, thuế quan vàphát triển thương mại điện tử.

Yếu tố thứ ba, phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. ASEAN đã thông qua và đang triển khai khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều, trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ các nước thành viên mới.

Yếu tố thứ tư, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu.

1.3. Các khuôn khổ và lĩnh vực hợp tác trong ASEAN

AEC gồm 5 khuôn khổ hợp tác bao gồm:

Thứ nhất, hội nghị bộ trưởng Kinh tế ASEAN là hội nghị thường niên và quan trọng nhất của các bộ trưởng kinh tế ASEAN trong năm nhằm chuẩn bị nội dung cho Hội nghị cấp cao ASEAN.

Thứ hai, hội đồng AFTA và các FTA ASEAN và các nước đối tác. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN.

Thứ ba, hội đồng AIA được thành lập nằm nâng cao tính cạnh tranh của ASEAN trong việc thu hút đầu tư giữa các nước ASEAN và các nước ngoại khối thông qua thực hiện tự do hóa và bảo hộ đầu tư.

Thứ tư, kế hoạch tổng thể và kết nối ASEAN được thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27- là một văn kiện chiến lược nhằm đạt được toàn bộ kết nối ASEAN, vừa là kế hoạch hành động thực thị tức thời cho giai đoạn 2011-2015 để liên kết ASEAN thông qua tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật, thể chế, bộ máy, quy trình hiệu quả và trao quyền cho người dân.

Thứ năm, sáng kiến liên kết ASEAN với mục tiêu thúc đẩy liên kết kinh tế ASEAN thông qua việc các nước ASEAN-6 hỗ trợ các nước hội nhập khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển.

2. Các cam kết về thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN

Các cam kết của ASEAN được thể hiện trong các hiệp định đã được xây dựng và ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Thứ nhất, hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

Mục tiêu thành lập thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất vào năm 2015 với dòng lưu chuyển hàng hóa tự do đòi hỏi phải có sự kết hợp của những biện pháp hội nhập sẵn có và các biện pháp bổ sung tương ứng với thương mại hàng hóa trong khu vực. Để đạt được điều này, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã nhất trí thực hiện chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực thương mại tự do ASEAN và biến nó thành công cụ pháp lý hoàn chỉnh hơn. Chính điều này dẫn với việc ký kết hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN vào tháng 2/2009.

Cam kết chính trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN : Cam kết cắt giảm thuế quan; Cam kết về quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN chính thức có hiệu lực tháng 5 năm 2010. Hiệp định này mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà nhập khẩu cũng như xuất khẩu thông qua ưu đãi từ việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan. Cùng với đó, người tiêu dùng trong khối ASEAN cũng được hưởng lợi từ việc tiếp cận với rất nhiều chủng loại hàng hóa có giá thấp.

Thứ hai, hiện đại hóa hệ thống thuế quan. Các cơ quan hải quan trong ASEAN xúc tiến cải cách và hiện đại hóa thủ tục hải quan để nâng cao lợi thế thương mại trong ngành.

Chương trình chiến lược phát triển hải quan quy định chỉ được phép dỡ container khỏi tàu trong vòng 30 phút. Để thực hiện hiện đại hóa hệ thống hải quan, các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng để thông quan hàng háo trong khu vực ASEAN theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc làm này sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch và thời gian thông quan hàng hóa dưới sự kiểm soát của hải quan. Cục hải quan ASEAN hiện cũng đang tích cực phối hợp với các ngành khác nhau để đẩy mạnh và cải thiện chất lượng dịch vụ hải quan cũng như mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn định sẵn.

Việc cắt giảm hàng rào thuế quan xuống 0% đối với 99,65% dòng thuế trong ASEAN 6, 0-5% đối với 98,86% dòng thuế cho 4 quốc gia còn lại tại khu vực từ tháng 1 năm 2010 đã cho thấy nỗ lực vượt bạc của các cơ quan hải quan trong công tác nâng cao lợi thế thương mại thông qua thông quan hàng hóa.

Thứ ba, cơ chế một cửa ASEAN. Cơ chế một cửa là yếu tố quan trọng trong kế hoạch hành động ASEAN trong AEC. Khi cơ chế một cửa hoạt động tạo điều kiện lợi thế thương mạivà dòng chu chuyển hàng hóa trong khu vực được cải thiện đáng kể bằng việc áp dụng cơ chế trao đổi dữ liệu điện tử về hàng hóa thông quan trong ASEAN. Cơ chế một cửa cho phép các doanh nghiệp nộp tất cả văn bản giấy tờ liên quan tới hoạt động thương mại về cùng một nơi và cũng chính các cơ quan chuyên trách trong ASEAN sẽ xem xét và đưa ra quyết định ở chính mơi mà doanh nghiệp làm thủ tục giấy tờ.

Thứ tư, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên cùng thừa nhận hoặc chấp nhận các nhân tố đánh giá tiêu chuẩn hàng hóa. Thỏa thuận này góp phần làm giảm yêu cầu một sản phẩm phải trải qua quá nhiều quá trình kiểm tra khác nhau để có thể bán ra ngoài thị trường hoặc sử dụng tại các quốc gia ASEAN khác nhau.

Thứ năm, thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN. Đây là sự kết hợp các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật. Sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia thường gây trở ngại cho hoạt động thương mại. Kinh doanh trong ASEAN đòi hỏi phải có sự hòa hợp các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật cũng như sự thừa nhận các báo cáo và chứng nhận kiểm định của nhau. ASEAN cũng đang phát triển bộ quy tắc áp dụng cơ chế nhận biết, cơ chế này sẽ chỉ ra liệu một sản phẩm có đáp ứng đúng các quy chuẩn kỹ thuật hòa hợp của ASEAN hay không. Bộ quy tắc nói trên sẽ cho thấy các sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu hòa hợp ASEAN hay không.

Thứ sáu, đảm bảo tính an toàn của dược phẩm trong ASEAN. Năm 2009 các bộ trưởng ASEAN đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau theo ngành cho hoạt động sản xuất hàng hóa và công tác giám sát hoạt động sản xuất dược phẩm tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 diễn ra rại Pattaya, Thái Lan.

  1. Hiệp định TFA (Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại) của WTO và những vấn đề đặt ra trong ASEAN

Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO được coi là hiệp định toàn diện về thuận lợi hoá thương mại bao gồm ba phần cơ bản:

Phần I: Nội dung các biện pháp kỹ thuật trong hiệp định TFA chủ yếu tập trung và 4 nhóm: Nhóm vấn đề tiếp cận thông tin và tính minh bạch; Nhóm vấn đề quản lý các quy định pháp lý về thương mại; Nhóm vấn đề thủ tục hải quan; Nhóm vấn đền quá cảnh thương mại.

Phần II: Quy định các điều khoản đặc biệt đối với các quốc gia thành viên đang phát triển và chậm phát triển. Theo quy định WTO, nội dung của hiệp định TFA được chia thành 3 nhóm bao gồm nhóm A (thực hiện ngày khi hiệp định có hiệu lực); nhóm B (cần thêm thời gian ân hạn nhất định); nhóm C (cần thêm thời gian ân hạn và các hỗ trợ kỹ thuật). WTO cho phép các nước thành viên tham gia vào hiệp định TF, tự xem xét và phân loại các quy định theo phân nhóm A, nhóm B, nhóm C. Một khi đã phân loại các quy định theo phân nhóm của WTO thì mặc nhiên các nước thành viên phải có trách nhiệm thực hiện theo như nội dung đã cam kết.

Phần III: Các thỏa thuận thể chế và các điều khoản cuối cùng, quy định tất cả các điều khoản của Hiệp định TFA mang tính chất bắt buộc đối với các quốc gia thành viên tham gia Hiệp định. Ngoài ra, Hiệp định còn yêu cầu thành lập Ủy ban Tạo thuận lợi thương mại của WTO cũng như tất cả các thành viên thực thi theo đúng nội dung đã cam kết trong hiệp định.

Mặc dù, ASEAN là cộng đồng kinh tế cấp khu vực kiểu EU. Tuy nhiên, mức độ hội nhập khu vực còn hạn chế, các kế hoạch phát triển kinh tế cũng như các hiệpđịnh mới dừng lạiở khuôn khổ pháp lý mà tính thực thi chưa cao. Mặc dù, AEC xây dựng nội dung thuận lợi thương mại dựa trên TFA củaWTO nhưng mới là hình thức. Vấn đề ASEAN là:

Nâng cao hiệu quả về thể chế kinh tế

Mặc dù ASEAN là cộng đồng kinh tế nhưng không phải là một cộng đồng kinh tế gắn kết. Sự khác biệt về tốc độ phát triển, văn hoá, xã hội giữa các nước thành viên ASEAN là rào cản khiến tiến trình hợp tác kinh tế khu vực còn nhiều hạn chế.

ASEAN là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của ASEAN là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Tuy nhiên, các cam kết trong ASEAN nói chung và trong ASEAN nói riêng không mang tính ràng buộc chính vì thế việc thực thi các hiệp định không đồng bộ. Để nâng cao hiệu của ASEAN, bản thân ASEAN phải có sựđiều chỉnh về mặt thể chế để phù hợp xu thế phát triển của các nước hiện tại. Đồng thời các nước thành viên cần xoá bỏ khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hoá để cùng nhau xây dựng thể chế khu vực hoàn thiện hơn, phù hợp hơn.

Nâng cao tính minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.

Về mặt lý thuyết, ASEAN không chỉ đẩy mạnh thương mại nội khối mà còn thu hút đầu tư nước ngoài trong toàn khu vực. Tuy nhiên, tác dụng thúc đẩy thương mại nội khối của AEC còn hạn chếdo cộng đồng này tiếp tục phải chịu tác động của các rào cản thương mại và các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, trong bối cảnh kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu thốn nghiêm trọng.

Đến đầu năm 2015, ASEAN vẫn chưa thể dỡ bỏ khoảng 20% trong số những rào cản thương mại dự kiến sẽ được tháo gỡ, và trên thực tế điều này rất khó thành hiện thực. Một số quốc gia chủ chốt của ASEAN chưa muốn cắt giảm các hạng mục thuế quan quan trọng nhất của mình, trong khi nhiều rào cản trong số đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình tự do hóa thương mại nội khối.

Cải cách môi trường kinh doanh cần có bước đi phù hợp, không tạo ra xung đột pháp lý và mâu thuẫn chính sách. Để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cần sự chung tay từ tất cả các nước nội khối cũng như sự chia sẻ lợi ích giữa các nước thành viên.

Về cải cách và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

AEC có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập trong việc đào tạo nhân lực, kỹ năng quản lý, quản trị, tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cũng như môi trường đầu tư, thủ tục hành chính. Đặc biệt, AEC hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thông qua việc phối hợp chặt chẽ với Quỹ Bảo lãnh tín dụng và các quỹ tài chính khác dành cho khu vực doanh nghiệp này. Yêu cầu bức thiết là cần phải nhanh chóng triển khai áp dụng các hệ thống quản lý môi trường, như ISO 14.000, HACCP, thực hiện quản lý tốt (GMP), thực tiễn nuôi trồng tốt (GAP).