Hòa thân là ai

Tranh vẽ về quan đại thần Hòa Thân dưới triều vua Càn Long của Trung Quốc. Ảnh: Lishi.net

Hòa Thân [1750-1799] là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Khi mới ra nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã giữ nhiều trọng trách trong triều đình.

Cuộc "đấu trí" với Lưu Dung

Hòa Thân và Lưu Dung [1719-1805] là đại thần được trọng dụng dưới thời vua Càn Long. Nếu như Lưu Dung được trọng dụng vì tài mưu lược và thư pháp thì Hòa Thân được sủng ải bởi biết cách chiều chuộng theo ý của vua Càn Long.

Tuy cùng là quan trong triều nhưng xét về vị thế thì Hòa Thân hơn hẳn Lưu Dung. Theo sử ghi chép, được sự sủng ái của hoàng đế cộng với năng lực bản thân, trong suốt 29 năm làm quan trong triều đình, Hòa Thân lần lượt được cất nhắc đề bạt tổng cộng 47 lần.

Nhà Thanh chia quan lại toàn bộ triều đình làm chín cấp, tức cửu phẩm, trong mỗi phẩm lại chia thành hai cấp: Chánh [chính] và Tòng [phó]. Năm 1776, Lưu Dung được phong làm Học sĩ nội các, nhận nhiệm vụ quản lý Nam thư phòng, nơi chỉ có thân tín của vua mới được lui tới. Chức quan này là nhị phẩm tòng.

Tháng một năm đó, Hòa Thân được giao làm Thị lang bộ hộ, đây là chức quan nhị phẩm chánh, đến tháng ba nhận chức Đại thần quân cơ xứ, tháng tư kiêm thêm Đại thần tổng quản nội vụ, chức quan nhất phẩm tòng. Năm 1776, Lưu Dung đã 58 tuổi, mới chỉ đảm nhận Nam thư phòng, còn Đại thần quân cơ xứ Hòa Thân mới 27 tuổi, từ đó có thể thấy vua Càn Long tín nhiệm ai hơn.

Bốn năm sau, vào tháng 3/1780, Hòa Thân được tiến cử làm Thượng thư bộ hộ, Đại thần ngự tiền kiêm Đô thống, đây đều là chức quan nhất phẩm tòng; Cũng tháng 5 năm đó Càn Long gả công chúa thứ 10 Cố Luân Hòa Hiếu cho con trai Hòa Thân là Phong Thân Ân Đức. Mối quan hệ quân thần càng thêm khăng khít nên Càn Long phong Hòa Thân làm Đại thần nội thị vệ, chức quan nhất phẩm chánh kiêm Thượng thư bộ lễ.

Trong khi đó hai năm trước Lưu Dung mới được bổ nhiệm làm Thị lang bộ hộ [chức vụ mà Hòa Thân đã làm từ 4 năm trước] và Thị lang bộ lại, hai chức quan là nhị phẩm chính. Một năm sau được phong Ngự sử Lý Phiên viện, quan nhất phẩm tòng.

Mũ của Hòa Thân giống với mũ của vua Càn Long, thể hiện vị thế đặc biệt so với các quan lại khác trong triều. Ảnh minh họa: Sogou

Sau năm 1784, Hòa Thân nhận rất nhiều chức vụ khác nhau và đều là quan nhất phẩm chánh hoặc nhất phẩm tòng. Đến tháng 7 năm đó còn được phong Nam tước nhất đẳng, năm 1788 là Bá tước trung tương, năm 1795 được vua phong là công tước. Thời đó tước vị chia 5 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp là: công, hầu, bá, tử, nam. Thêm vào đó công tướng, hầu tước đều cao hơn quan nhất phẩm.

Về phần Lưu Dung, sau năm 1784 ông cũng được bổ nhiệm nhiều vị trí nhưng đều là quan nhất phẩm tòng. Phải đến năm 1797 vua Gia Khánh mới phong ông là Thể nhan các đại học sĩ, lúc này Lưu Dung mới được thăng nhất phẩm chánh, muộn hơn Hòa Thân 17 năm. Tuy được phong đại học sĩ nhưng Lưu Dung không được vào Quân cơ xứ. Thêm vào đó khi tại thế, Lưu Dung cũng không được phong tước như Hòa Thân. Tước vị Văn Thanh Công là sau khi ông chết mới được vua ban tặng.

Quan điểm làm quan khác nhau nên dù không đối đầu trực tiếp nhưng giữa Hòa Thân và Lưu Dung xảy ra những "tranh chấp" ngoài ý muốn. Trong tâm Lưu Dung cho rằng làm tốt là được, làm gì cũng không màng tới sự thừa nhận của hoàng thượng, chỉ cần sống đúng với lương tâm là được. Còn Hòa Trung Đường đã làm việc nhất định phải làm hoàn hảo, phải được hoàng thượng tán dương. Vì thế, tuy không vừa mắt với thói lộng quyền, tham ô của Hòa Thân nhưng Lưu Dung cũng không hề ra mặt chống đối. Duy nhất một lần, đó là vụ án Thống đốc Sơn Tây Quốc Thái.

Quốc Thái là bác ruột của một hoàng phi trong triều, năm 1777 nhậm chức Thống đốc Sơn Đông. Khi đương nhiệm, Quốc Thái bòn rút quốc khố, tham ô của công, đàn áp, bóc lột dân chúng. Vua Càn Long đã phái Hòa Thân và Lưu Dung tới Sơn Đông để điều tra. Hòa Thân là người có quan hệ thân thiết với Quốc Thái còn cha của Quốc Thái là cấp trên của Lưu Dung khi còn làm quan ở Tứ Xuyên và Thị lang bộ Công Nặc Mục Thân.

Trong khi Hòa Thân và Nặc Mục Thân một mặt tạo chứng cớ có lợi cho Quốc Thái đồng thời thị uy Quan giám sát ngự sử Giang Nam Tiền Phong thì Lưu Dung lại ngược lại, ông cùng Tiền Phong bàn cách đối phó với Hòa Thân và Quốc Thái. Kết quả Quốc Thái bị phát hiện tham ô 8 vạn lượng bạc và bị khép tội chết. Đây là lần đối đầu đầu tiên và duy nhất của Lưu Dung với Hòa Thân khi Hòa Thân đang tại chức.

Độc chiêu tham nhũng

Hòa Thân nổi tiếng là tên tham quan. Ảnh minh họa: Xsrb

Hình ảnh rõ nét và để lại ấn tượng sâu đậm nhất về Hòa Thân đó là một tên tham quan. Nhờ sự sủng ái đặc biệt của Càn Long, Hòa Thân trải qua các chức hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân vơ vét, thao túng, nhận hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước.

Ngoài việc nhận hối lộ và ăn chặn tiền bạc của triều đình, tài sản của Hòa Thân còn được nhân lên hàng ngày nhờ việc mua quan bán tước. Trong 24 năm đương quyền, Hòa Thân đút túi khoảng 40 triệu lạng bạc chỉ với việc mua quan bán tước này. Không chỉ dừng lại ở đó, để kiếm thêm tiền bạc, Hòa Thân còn nghĩ ra mọi biện pháp để vơ vét tài sản từ quốc khố.

Vì quá sủng ái Hòa Thân, vào năm 1788, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình. Trong lần này, với tài biến hóa sổ sách, Hòa Thân đã đút túi không dưới vài vạn lạng. Sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng vào cuối đời Càn Long, trong các cống phẩm và vật dụng các tỉnh cống nạp triều đình thì chỉ có 12% được đưa vào ngân khố, 88% còn lại "bị hút" về phủ Hòa Thân.

Do đó, dân gian lưu truyền câu nói nổi tiếng: "Thứ Càn Long có, Hòa Thân có, thứ Càn Long không có, chưa chắc Hòa Thân đã không có". Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.

Nhưng khối tài sản khổng lồ đó cũng không thể cứu được mạng của Hòa Thân. Những vụ tham ô của Hòa Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị tháng 1/1796. Tuy nhiên, Càn Long vẫn tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước trong vai trò Thái thượng hoàng. Do đó, phải đến sau khi Càn Long qua đời vào ngày 7/2/1799, Hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân.

Ngày 12/2/1799, Hòa Thân bị bắt. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên, sau đó Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn mà bắt ông tự vẫn tại phủ và tha chết cho gia đình Hòa Thân.

Hòa Thân được biết tới là một đại tham quan khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa, nhiều người luôn đặt câu hỏi về việc tại sao hắn có thể mặc sức lộng hành vào thời Càn Long.

Tài sản gấp 15 năm thu vào của quốc khố

Hòa Thân tên đầy đủ là Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân, sinh năm Càn Long thứ 15 [1750-1799]. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, gia thế tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Vào năm Càn Long thứ 33 [1768], Hòa Thân cưới con gái của Tổng đốc Phùng Anh Liêm, từ đó như “cá chép hóa rồng”, con đường quan lộ thẳng tiến mặc cho con đường khoa cử không mấy thành công.

Khi mới gia nhập triều đình, năm 22 tuổi, Hòa Thân giữ chức vị Tam đẳng Thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như lập được nhiều công trạng cho triều đình. Có lần, Càn Long thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

Hòa Thân là một nịnh thần, quan tham trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Lần khác, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về “Mạnh Tử”, nhưng vì chữ quá nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn. Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước.

Nhờ sự khôn khéo và hiểu biết của mình Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Bởi vậy, tới năm Càn Long thứ 38 [năm 1773], Hòa Thân được giữ chức Đại thần Quản khố, chuyên lo việc quản lý tiền bạc. Từ đây, ông bắt đầu rèn luyện quản lý tài chính. Năng khiếu về chuyện tiền bạc của Hòa Thân từng nhiều lần khiến Hoàng đế trầm trồ khen ngợi.

Tháng Giêng năm 1776, Hòa Thân nhậm chức Thị lang Bộ Hộ. Tới tháng 3 năm đó, ông lại được bổ nhiệm làm Quân cơ đại thần, một tháng sau được phong làm đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ.

Khi cảm nhận được sự vững chắc của địa vị cũng là lúc Hòa Thân thấu hiểu chân lý “gần vua như gần cọp”. Ông lo lắng nếu một ngày bị bãi quan sẽ không thể sống nổi nếu chỉ dựa vào tích cóp bổng lộc ít ỏi của triều đình. Cũng từ đây, ông ta dấn thân vào con đường tham ô. Cái “nghiệp” làm tham quan này cũng gắn chặt với ông cho tới tận lúc qua đời.

Dung mạo thời trẻ của Hòa Thân. [Ảnh: Baidu]

Vào năm Càn Long thứ 45 [năm 1780], Đại học sỹ kiêm Tổng đốc Vân Quý là Lý Thị Nghiêu bị tố giác tham nhũng. Càn Long liền hạ lệnh cho Thị lang Bộ Hình là Khách Ninh và Hòa Thân điều tra vụ việc. Vụ án nhiều ngày không tiến triển, chỉ đến khi Hòa Thân dùng hình bức cung quản gia Triệu Nhất Hằng, việc tham ô của Lý Thị Nghiêu mới lộ ra chân tướng.

Sự việc bê bối của họ Lý gác lại, Hòa Thân cũng lén lút “bỏ túi” được phân nửa tài sản của tên tham quan này. Sau đó, Càn Long lại càng trọng dụng ông ta. Hòa Thân lúc này lại thêm say mê tiền tài, quyền lực.

Theo quy định của triều đình nhà Thanh, các quan lại không được tham gia vào việc kinh doanh và thu lợi nhuận từ những dịch vụ như cầm đồ, buôn bán... Tuy nhiên, điều này đã không làm khó được kẻ ham tiền và ưa lũng đoạn như Hòa Thân. Trong khi đương chức, Hòa Thân đã tự mình mở hàng loạt những ngành nghề kinh doanh hái ra tiền như cửa hàng lương thực, cửa hàng buôn bán vũ khí, nhà hàng, quán rượu, ngân hàng...

Trong chốn thương trường, Hòa Thân luôn tỏ ra là một người ngang ngược, trắng trợn chụp giật, dựa vào thân thế cùng với quyền lực của mình, Hòa Thân đã thâu tóm hầu hết những cửa hàng buôn bán cùng nhiều mặt hàng tại kinh thành và nhiều tỉnh lớn khác tại Trung Quốc vào thời điểm đó. Tất cả chuỗi cửa hàng của Hòa Thân tại kinh thành đều có những kẻ có máu mặt cầm đầu và sẵn sàng trừ khử những đối thủ không chịu về dưới trướng của đại thần họ Hòa.

Vào năm 1788, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình. Trong lần này, với tài biến hóa sổ sách, Hòa Thân đã đút túi không dưới vài vạn lạng. Sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng vào cuối đời Càn Long, trong các cống phẩm và vật dụng các tỉnh cống nạp triều đình thì chỉ có 12% được đưa vào ngân khố, 88% còn lại “bị hút” về phủ Hòa Thân.

Cho tới ngày nay, vẫn không ai biết rằng Hòa Thân đã tham ô tổng cộng bao nhiêu tiền, bao nhiêu lần. Hoặc có lẽ ngay tới chính bản thân tham quan họ Hòa này cũng không nhớ nổi mình có bao nhiêu gia sản.

Căn cứ vào một số tài liệu, năm xưa khi Gia Khánh khám nhà Hòa Thân, số tài sản được tịch biên lên tới hơn 1 tỷ lượng bạc trắng. Vào thời bấy giờ, một năm thu vào của quốc khố Đại Thanh cũng không vượt quá con số 70 triệu lượng bạc. Như vậy, chỉ riêng số tiền mà Hòa Thân có trong tay đã tương đương với 15 năm thu vào của quốc khố Thanh triều.

Vì sao Càn Long lại bao che?

Càn Long được biết đến là một vị vua túc trí đa mưu thì hà cớ gì lại để cho Hòa Thân “một tay che trời” như vậy? Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, trên thực tế, không phải không biết những gì Hòa Thân làm, tuy nhiên, khi biết được lý do hẳn không mấy ai còn ngạc nhiên.

Thứ nhất, Hòa Thân thực chất chính là một chiếc túi tiền không đáy để nhà vua mặc sức bòn rút. Càn Long khi về già càng thích hưởng lạc, xa hoa. Mỗi lần vi hành của Hoàng đế đều tiêu tốn một số lượng tiền khổng lồ. Trong khi đó, quốc khố vốn chỉ đủ tiêu, vì vậy, một vị quan tham với túi tiền lớn như Hòa Thân nghiễm nhiên trở thành “két sắt” của Càn Long.

Vàng bạc châu báu chất đầy phủ Hòa Thân.

Thứ hai, Hòa Thân được xem là một bề tôi sở hữu thiên phú lấy lòng Hoàng đế. Chỉ cần nhìn qua một cử chỉ hay ánh mắt của Càn Long, tham quan này đã biết phải làm gì, nên nói gì. Nhờ tài nịnh bợ hơn người, Hòa Thân luôn thấu hiểu thánh ý và đem lại sự hài lòng cho Càn Long.

Thứ ba, Hòa Thân thực sự là một nhân tài. Mặc dù bị coi là một đại tham quan, nhưng ông ta luôn duy trì những nguyên tắc, phàm là những chỗ không nên tham ô thì cương quyết không lấy dù chỉ một đồng.

Ngoài ra, theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Nhiều người tin rằng, Hòa Thân chính là truyền kiếp của phi tử bị chết vì Càn Long hóa thành. Theo một số lời kể cho biết, vì vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long [lúc này đang là thái tử] khiến Càn Long bị một vết đỏ ở mặt nên phi tử của Ung Chính [cha Càn Long] đã bị thái hậu ban cho cái chết.

Càn Long rất đau khổ vì điều này nên đã dùng ngón tay đánh dấu vết đỏ lên cổ người phi tử này và hứa hẹn sau này phi tử này đầu thai sẽ gặp nhau. Không biết thực hư ra sao nhưng sau khi trở thành vua nhà Thanh, Càn Long gặp Hòa Thân phát hiện trên cổ của vị đại thần này có một vết bớt đỏ hình ngón tay và cho rằng đây chính là người phi tử đầu thai.

Khác với rất nhiều tạo hình Hòa Thân trong phim, sử sách ghi lại: “Hòa Thân có dung mạo trắng trẻo, da trắng môi đỏ, cử chỉ trang nhã xinh đẹp chẳng khác gì nữ nhân”. Khi gặp Càn Long, Hòa Thân đang ở độ tuổi 20, Sử Trung Quốc là: diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long.

Tuy nhiên, dù được ưu ái đến đâu thì ngay khi Càn Long qua đời, Hòa Thân cũng đã bị luận tội và phải lựa chọn cái chết là tự tử để toàn thây.

Tiểu Vũ

Video liên quan

Chủ Đề