Lê thị băng tâm là ai

Trong khi đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc, chính trị gia của Việt Nam, nguyên Tổng Thư ký Văn phòng Quốc hội, được đề cử vào Hội đồng quản trị của Vinamilk, gây bất ngờ lớn với nhiều cổ đông của Vinamilk.

Đây được đánh giá là biến động nhân sự đáng chú ý tại Vinamilk của bà Mai Kiều Liên trước thềm Đại hội cổ đông thường niên 2022.

Bà Lê Thị Băng Tâm sẽ rời Vinamilk và HD Bank?

Nữ tướng của Vinamilk, doanh nhân Lê Thị Băng Tâm được cho là sắp rời ghế Chủ tịch Vinamilk và HD Bank khi không còn góp mặt trong danh sách các ứng viên được đề cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới của cả 2 doanh nghiệp này.

Thông tin từ Công ty cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk - Mã CK: VNM]] cho hay, Vinamilk sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên [AGM] năm 2022 vào ngày 26/4 tới đây.

Đáng chú ý, có sự biến động nhân sự ở Vinamilk. Theo đó, tại Đại hội cổ đông này, Vinamilk sẽ bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2022-2026. Đặc biệt, danh sách đề cử kỳ này không có Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm.

Sau khi bà Lê Thị Băng Tâm rời Vinamilk, Hội đồng quản trị Vinamilk nhiệm kỳ tới của công ty sữa nổi tiếng hàng đầu Việt Nam này chỉ còn 10 thành viên, trong đó các thành viên cũ gồm bà Mai Kiều Liên, ông Alain Xavier Cany, bà Đặng Thị Thu Hà, ông Đỗ Lê Hùng, ông Lê Thành Liêm, ông Lee Meng Tat, ông Michael Chye Hin Fah, ông Hoàng Ngọc Thạch và bà Tiêu Yến Trinh.

Hiện tại, ở tuổi 75, bà Lê Thị Băng Tâm cũng đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM [HDBank – Mã CK: HDB].

HD Bank vừa qua cũng đã công bố danh sách 7 ứng viên dự kiến trình AGM 2022 để bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Tương tự ở Vinamilk, danh sách ứng viên HĐQT nhiệm kỳ mới của HDBank cũng không có bà Lê Thị Băng Tâm. Diễn biến này cho thấy bà Tâm nhiều khả năng sẽ thôi làm Chủ tịch HĐQT HDBank sau gần 12 năm gắn bó, kể từ tháng 10/2010.

Doanh nhân Lê Thị Băng Tâm là ai?

Nữ tướng của Vinamilk Lê Thị Băng Tâm là một nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp cho lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách quốc gia Việt Nam.

Bà Lê Thị Băng Tâm sinh năm 1947, tại Tuy Hòa, Phú Yên. Bà là Tiến sĩ Kinh tế và có Chứng chỉ Tài chính Quốc tế của Trường Noth University [Anh].

Bà Tâm khởi đầu sự nghiệp với công việc giảng dạy, là giảng viên của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội khi mới 22 tuổi.

Đến năm 1974, bà Tâm chuyển sang công tác tại Bộ Tài chính và giữ chức Phó trưởng phòng Vụ Cân đối tài chính tới năm 1982.

Sau đó, bà Tâm theo học chương trình Cử nhân Quản lý kinh tế cao cấp và nghiên cứu sinh Tiến sĩ Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad [Liên Xô]. Bà Tâm tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính tín dụng tại Đại học Kinh tế Tài chính Liên Xô.

Từ năm 1989 – 1995, bà làm Phó Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trung ương, rồi từ năm 1995 đến năm 2006 là Thứ trưởng, Ủy viên Ban cán sự Bộ Tài chính.

Trước khi tham gia vào Hội đồng quản trị của Vinamilk và HDBank, bà Tâm từng là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước [SCIC], và có hai năm kinh nghiệm làm cố vấn cao cấp của một số tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bà Tâm giữ vị trí Chủ tịch Vinamilk từ tháng 7/2015, đồng thời giữ chức vụ tương tự tại HD Bank từ tháng 6/2010 tới nay.

Bất ngờ: Ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử tham gia vào HĐQT Vinamilk

Thành viên mới duy nhất là ông Nguyễn Hạnh Phúc, thay thế cho bà Nguyễn Thị Thắm. Việc ông Phúc được đề cử vào Hội đồng quản trị mới của Vinamilk đang gây sự chú ý của dư luận.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc sinh năm 1959, là Kỹ sư xây dựng. Ông nghỉ hưu từ tháng 11/2021 tới nay và không có lợi ích gì liên quan đến Vinamilk. Theo thông tin được công bố, ông Nguyễn Hạnh Phúc được giới thiệu làm “ứng viên độc lập” tại Vinamilk.

Ông Phúc, vốn được biết đến nhiều hơn như một chính trị gia, một đại biểu Quốc hội thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2016-2021. Đặc biệt là khi ông từng giữ cương vị Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Vinamilk đang làm ăn ra sao?

Báo cáo kinh doanh năm 2021 cho thấy, Vinamilk đạt doanh thu hơn 61.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 12.922 tỷ đồng. Mức tăng này tương đương 2,1% so với cùng kỳ và là năm đầu tiên vượt mốc 60.000 tỷ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cũng giảm 5% so với năm trước xuống mức 10.633 tỷ đồng.

Sang năm 2022, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước và sau thuế dự kiến đi lùi lần lượt 7,1% và 8,1% so với thực hiện năm trước, tương ứng đạt 12.000 tỷ đồng và 9.770 tỷ đồng.

Vinamilk dự kiến đến năm 2026, lợi nhuận công ty sẽ tăng lên 16.000 tỷ đồng, với doanh thu 86.200 tỷ đồng.

Đồng thời, Vinamilk sẽ trả cổ tức 3.850 đồng/cổ phiếu cho năm 2021 và dự kiến mức cổ tức tương tự cho năm 2022. Trong khi đó, trên thị trường, cổ phiếu VNM của Vinamilk đang giao dịch mức 77.000 đồng, tăng nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Bất chấp làn sóng Covid-19, Vinamilk hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu các ngành hàng lớn trong năm 2021, đóng góp tỷ trọng lớn cho doanh thu của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo kết quả ghi nhận của Nielsen IQ, năm 2021, Vinamilk là nhà sản xuất dẫn đầu ngành hàng sữa nước, sữa đặc có đường, sữa chua uống về sản lượng.

Thế mạnh của Vinamilk là hệ thống trang trại, 13 nhà máy lớn và đàn bò sữa 160.000 con tại Việt Nam. Đồng thời, Vinamilk sở hữu hệ thống phân phối lớn, bao phủ tất cả kênh với hơn 250.000 điểm bán, trong đó có hơn 200 nhà phân phối độc quyền.

Về sản phẩm, Vinamilk là một trong những công ty hoàn thiện nhất về danh mục, với hơn 250 chủng loại mặt hàng thuộc gần 20 nhóm ngành hàng. Không chỉ sữa tươi, sữa chua ăn/uống, sữa hạt, nước giải khát, kem, mà trong những ngành lớn như sữa bột, thương hiệu cũng phủ đủ với các sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu cho trẻ em, mẹ bầu, người lớn, dòng đặc trị…

Năng lực sản xuất lớn, phân phối mạnh kết hợp danh mục sản phẩm đa dạng là bộ ba giúp Vinamilk giữ vững vị trí dẫn đầu năm 2021.

Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Vietcombank [VCBS], các chuyên gia đánh giá, trong 2-3 năm tới, VNM không còn nhiều dư địa tăng trưởng, mặc dù công ty đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

“Chiến lược mới như mở rộng sang các mảng khác kỳ vọng đến năm 2023-2024 mới có thể đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”, theo VCBS.

Sản xuất thịt bò được Chứng khoán Vietcombank xem là mảng tiềm năng nhất để tăng trưởng cho Vinamilk từ năm 2023-2024. Mảng kinh doanh mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng hai con số sau khi hoạt động chính thức. Doanh thu từ thịt bò trong năm đầu tiên hoạt động có thể đạt 2.000 tỷ đồng.

Trước mắt trong năm nay 2022, Vinamilk sẽ thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản về để bán.

Bà Lê Thị Băng Tâm rời ghế Chủ tịch HDBank

Đại hội cổ đông HDBank tiến hành bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 với các thành viên mới là các lãnh đạo có kinh nghiệm đến từ các định chế tài chính uy tín trên thế giới.

ĐHĐCĐ đã bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 với các thành viên quốc tế, đưa ngân hàng vào giai đoạn phát triển và hội nhập.

Danh sách Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát HDBank trúng cử nhiệm kỳ 2022- 2027 lần này không có sự góp mặt của bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank nhiệm kỳ hiện tại.

ĐHCĐ đã bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 với các thành viên quốc tế, đưa ngân hàng vào giai đoạn phát triển và hội nhập. Danh sách Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát HDBank trúng cử nhiệm kỳ 2022- 2027 lần này không có sự góp mặt của bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank nhiệm kỳ hiện tại. Điều này có nghĩa "ghế nóng" của HDBank sẽ đổi chủ.

Trong danh sách trình ĐHĐCĐ 2022 có 7 thành viên HĐQT gồm: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo [hiện là Phó chủ tịch thường trực], ông Nguyễn Hữu Đặng, ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô, bà Nguyễn Thị Tâm, ông Kim Byoungho [thành viên độc lập] và ông Lê Mạnh Dũng [thành viên độc lập].

Đáng chú ý, trong danh sách nhân sự HĐQT dự kiến lần này có hai gương mặt mới là ông Kim Byoungho là Cố vấn cấp cao IFC, Thành viên HĐQT độc lập của SK Inc [Hàn Quốc] và ông Lê Mạnh Dũng là Trưởng đại diện DEG Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH tại Việt Nam.

Đại hội đồng cổ đông HDBank 2022 thông qua kế hoạch tiếp tục tăng trưởng cao về cả quy mô và chất lượng, bầu HĐQT cho giai đoạn chiến lược mới.

Phát biểu tại đại hội, bà Lê Thị Băng Tâm cho biết, trong quá trình tham gia HĐQT HDBank, Ngân hàng đã từng bước phát triển, tăng trưởng vượt bậc.

Cổ phiếu HDB của HDBank niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE và trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn. Cổ phiếu HDB nằm trong top VN30.

HDBank là ngân hàng luôn chia cổ tức cao trong nhiều năm qua, thanh khoản cổ phiếu luôn ở mức cao. Không những thế, các định chế tài chính quốc tế lớn đã có sự hợp tác mạnh mẽ với HDBank trong thời gian qua.

Ngân hàng cũng từng bước đẩy mạnh tín dụng xanh và tăng trưởng bền vững trong nhiều năm qua.

Mặc dù có khó khăn trong bối cảnh đại dịch, song năm qua HDBank đã đạt được những kết quả tích cực, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 8.700 tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề