Vì sao phân vô cơ dùng để bón thúc


Trong nông nghiệp, việc sử dụng phân bón là điều cần thiết để giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, bón phân đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách. Tuy nhiên rất nhiều người đang gặp khó khăn trong việc dùng phân hữu cơ để bón thúc có được không? Bài viết hôm nay, Hạt giống Nắng Vàng sẽ giải đáp cho bạn.

[external_link_head]

Tại sao lại sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển, nhóm hỗn hợp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Phân loại phân bón hữu cơ

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu được phân thành 2 loại chính:

Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ được chế biến công nghiệp.

– Phân hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng…

– Phân hữu cơ chế biến công nghiêp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ – khoáng.

Vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ

1. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững.

Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.

[external_link offset=1]

Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

2. Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định

Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.

3. Tăng chất lượng nông sản

Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.

4. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất

Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.

Phân hữu cơ cho cây trồng phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng. Tuy nhiên phân hữu cơ có dùng để bón thúc không vì sao sẽ được giải đáp rõ hơn ở phần tiếp nhé!

5. Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất

Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.

6. Cải tạo đất trồng

Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.

7. Không gây ô nhiễm môi trường

Phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.

[external_link offset=2]

8. Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới

Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.

Dùng phân hữu cơ để bón thúc hay bón lót

Tìm hiểu bón thúc, bón lót là gì?

– Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

– Bón thúc là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng [đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…], nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Phân hữu cơ bón thúc có được không?

Đặc điểm chung của các loại phân hữu cơ là hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây. Do những đặc điển trên mà phân hữu cơ chỉ thích hợp để bón lót. Khi cần bón thúc cho cây ta cần dùng các loại phân hóa học có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn.

Trên đây là những kiến thức bổ ích đã giải đáp giúp bạn câu hỏi: phân hữu cơ bón thúc được không để bạn có thể áp dụng cho việc trồng trọt của mình. Hãy là những nhà nông thông thái nhé!

Chúc các bạn thành công! [external_footer]

Phân bón vô cơ là loại phân bón hóa học cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại cũng tồn tại nhiều tác hại nhất định. Để hiểu thêm về loại phân này mời các bạn xem qua bài viết sau của phân bón Huy Long nhé.  

Khái niệm phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ còn được gọi là phân hóa học, phân bón khoáng. Thành phần chính chứa từ một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Sử dụng loại phân này cây trồng sẽ hấp thụ được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh cũng đáng lo ngại. 

Phân bón vô cơ có ưu nhược điểm gì so với phân bón hữu cơ?

Hiện nay phân hóa học thường gồm hai loại chính là phân đơn và phân phức hợp. Điểm khác nhau chính là thành phần dinh dưỡng có trong mỗi loại phân. Phân vô cơ thường dùng để bón thúc vì hiệu quả cây hấp thụ cao và nhanh chóng. 

Điểm giống nhau giữa phân vô cơ và phân hữu cơ

  • Đều chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây trồng.
  • Giúp nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch.
  • Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá.
  • Khi lạm dụng bừa bãi đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cây trồng, môi trường xunh quanh. 

Điểm khác nhau giữa phân vô cơ và phân hữu cơ

Cả hai loại phân bón này đều mang tới nhiều lợi ích cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên cần phải xem xét về mặt tác hại của chúng để lựa chọn sử dụng loại phân nào cho phù hợp tới tình hình hiện nay hơn. Mỗi loại đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định khi sử dụng. Sau đây là bảng so sánh để thấy được sự khác nhau rõ nét hơn.

Chứa ít thành phần các nguyên tố dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên tỷ lệ dinh dưỡng là rất cao và ổn định. 

Chứa đa dạng các nguyên tố dinh dưỡng tự nhiên. Tuy nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng khó cân đối được và tỷ lệ không ổn định. 

Sản xuất công nghiệp. Sản xuất tự nhiên có ứng dụng công nghệ vi sinh. 
Rất dễ tan khi sử dụng bón cho cây trồng. Cây có thể hấp thụ được ngay và hiệu quả nhanh chóng. 

Khi bón cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình phân giải các chất hữu cơ từ vi sinh vật có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc được bổ sung vào. Hiệu quả thường chậm hơn.

Thường dùng để bón thúc vì hiệu quả nhanh chóng.Nên bón lót giai đoạn trước khi gieo trồng để vi sinh vật phân giải các chất kịp thời cung cấp cho cây. Với sản phẩm công nghệ vi sinh có thể bón đa dạng cho cây.
Sau nhiều năm sử dụng đất dễ bị chua. Với đạm, kali phải bón vôi để cải tạo đất trồng. 

Không làm hại đất. Ngược lại còn giúp cải tạo đất hiệu quả.

Có màu sắc đẹp mắt hơn. Tuy nhiên không để được lâu ngày và mất đi một phần hương vị của sản phẩm.Vẻ ngoài không được bắt mắt cho lắm. Tuy nhiên dùng được lâu hơn và hương vị, chất lượng bên trong rất tốt.
Có khả năng gây hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Các chất hóa học có thể làm chết nhóm vi sinh có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước lân cận. 

Góp phần đa dạng hệ sinh thái. Là người bạn thân thiện với tự nhiên. 

Gây ô nhiễm môi trường. Dư lượng phân thuốc hóa học sẽ làm ô nhiễm đất. Nếu chảy ra sông, hồ xung quanh sẽ làm hại môi trường nước. 

Góp phần bảo vệ môi trường tích cực. Dư lượng chất hữu cơ sẽ là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài sinh vật có lợi. 

Giai đoạn khi sử dụng thuốc có thể diệt trừ nhanh sâu bệnh hại. Tuy nhiên có thể gây ra đột biến, hình thành chủng mới. Sẽ mất thêm thời gian để điều chế thuốc, lúc đó sâu bệnh đã phát triển mạnh mẽ, tàn phá hết cây trồng. Giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hệ vi sinh có lợi phát triển sẽ giúp ức chế hoạt động của sâu bệnh. 
Sử dụng nông sản chứa dư lượng phân thuốc hóa học có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. 

Nông sản hữu cơ rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Việc sử dụng quá bừa bãi phân vô cơ sẽ hủy hoại nghiêm trọng môi trường. Gây ra nhiều ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. 

Giúp giảm thiểu lượng khí thải gây biến đổi khí hậu. Góp phần vào một cuộc sống xanh trên Trái Đất. 

Một số loại phân vô cơ hiện nay trên thị trường

Nhìn chung về lâu dài thì phân bón vô cơ có nhiều ảnh hưởng không chỉ đến cây trồng mà còn môi trường xung quanh nó. Tuy nhiên không thể phủ nhận được lợi ích mà nó mang lại. Nhà nông nên sử dụng phối hợp phân vô cơ và phân hữu cơ để trung hòa ưu nhược điểm cho nhau. Trong quá trình nền nông nghiệp nước ta đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Việc hạn chế sử dụng phân bón hóa học ở giai đoạn này là cần thiết. 

Hy vọng với những chia sẻ của Huy Long sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về phân bón vô cơ. Phân bón Huy Long hiện là địa chỉ cung cấp phân trùn quế hữu cơ uy tín, giá rẻ trên thị trường. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline: 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để biết thêm chi tiết.

Đọc thêm:Phân bón hữu cơ là gì? Các loại phân bón hữu cơ phổ biếnThuốc bảo vệ thực vật là gì? Tác hại của việc sử dụng chúng?Thâm canh là gì? Vai trò và bản chất của thâm canh

Video liên quan

Chủ Đề