Tại sao có cầu phúc đức tại mẫu

Theo lời Phật dạy "Phúc đức tại mẫu", người mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con cái. Một người mẹ sống lương thiện thì con cái họ sẽ học theo.

3 điều giúp tích đức cho con cái mẹ nên làm

Kiềm chế tức giận

Theo đức Phật, cảm giác tức giận không do ai gây ra cả mà do bản thân ta tự chuốc lấy. Tức giận là một thứ tập khí thuộc căn bản phiền não lâu đời, là một trong ba thứ có gốc rễ sâu xa trải qua từ vô lượng kiếp [tam độc: tham, sân, si], là nguyên nhân khiến con người tạo nghiệp bất thiện để rồi trôi lăn mãi trong luân hồi sinh tử.

Đức Phật đã dạy, trong tâm hồn con người luôn tồn tại song song nhiều hạt giống đang chực chờ nảy nở, sinh sôi. Người nào có hạt giống tức giận nhiều hơn, sẽ trở thành một người hay tức tối, bực dọc, giận hờn, và ngược lại.

Khi con người không kiểm soát được tức giận sẽ dẫn đến những hành động nóng vội, sai lầm, khiến bản thân phải ân hận, đau khổ, thậm chí là phải dằn vặt đến hết cuộc đời, và có tác động tiêu cực đến cuộc sống của những người xung quanh. Chính vì thế, để tích phúc báo cho con cái, người mẹ nên học cách kiềm chế cơn tức giận.

Tu khẩu

Trong cuộc sống, trước khi nói bất kỳ điều gì chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo. Lời nói có thể xoa dịu nỗi đau của người khác nhưng cũng có thể sai lúc khiến hối hận cả đời. 

Ác khẩu là một trong bốn điều bất thiện bị quả báo nặng nề. Việc tu khẩu là nghiệp lực khó khắc phục nhất trong tu hành.

Học cách nói lời hay ý đẹp, biết lúc nào cần nói lúc nào nên im lặng, học cách nhẫn nhịn nghĩ kỹ trước khi nói, sẽ tránh được thị phi do khẩu nghiệp mà ra. Một người mẹ biết tu khẩu sẽ tạo phúc báo đời đời cho con, cho cháu sau này.

Rèn theo 4 chữ "từ, bi, hỷ, xả"

Ở đời này chúng ta khó thoát được luật nhân quả. Nhân quả có thể chẳng hiện ra ngay mà nó sẽ còn di chuyển qua vòng tuần hoàn của kiếp luân hồi. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ hãy sống thật từ bi và nhân hậu. Hãy đối xử thiện lương với mọi người như chính với bản thân mình. Có như vậy thì chắc chắn những đời sau chúng ta để ăn được quả ngọt.

Ngược lại nếu chúng ta đối xử ác, sống tàn nhẫn với người khác thì bản thân người ta chỉ chịu 3 phần còn 7 phần là dành cho chính mình đấy. Đừng dại hủy hoại bản thân và những người xung quanh bởi một phút ích kỷ nhỏ nhen.

Câu chuyện ý nghĩa về việc tích phúc đức cho con cái

Một bà mẹ đơn thân sống với con gái ruột và cha mẹ cô tại 1 thành phố nhỏ ở Trung Quốc. Bà mẹ đơn thân là giáo viên, với mức lương đủ tằn tiện chi tiêu trong cuộc sống giản dị của cả gia đình nhỏ.

Dù cuộc sống còn nghèo khó nhưng họ rất hạnh phúc và yêu thương nhau. Sóng gió ập đến khi cô bé khi lên 5 tuổi bị chẩn đoán mắc một chứng thuộc ung thư máu, là loại bệnh nan y.

Với hy vọng cứu sống được cô bé, gia đình họ đã phải bán hết tài sản hiện có nhưng sức khỏe cô bé ngày càng tồi tệ hơn. Các bác sĩ tư vấn rằng ghép tủy là lựa chọn duy nhất để giành lấy sinh linh bé nhỏ này từ tay Tử thần vốn đang rất gần.

Thật không may mắn là tủy của người mẹ không phù hợp với con gái ruột của mình, nhưng lại cần để ghép tủy cho một cậu bé khác cũng mắc bệnh tương tự.

Các bác sĩ đã thuyết phục cô hiến tủy cứu cháu bé con người khác. Tất nhiên cha mẹ cô không đồng tình, vì nếu có chuyện gì xảy ra với con gái họ, cháu của họ sẽ ra sao? Gia đình ai là người gánh vác đây?

Khi người mẹ của cậu bé đáng thương đó tới cầu xin, cô đã mủi lòng thương xót và chấp nhận sẽ hiến tủy giúp họ. Để có thể hiến tủy, người mẹ đơn thân phải dùng thuốc kích một số tế bào gốc, vốn là điều rất khó chịu và gây đau đớn. Nhưng cô vẫn chấp nhận và quyết tâm chịu đựng để cứu cháu bé con người ta.

Cuối cùng cậu bé đã được cứu sống nhờ sự hy sinh của cô. Gia đình họ vô cùng cảm kích, đã mang tới nhà cô 50.000 Nhân Dân tệ vốn là tất cả những gì họ có để cảm ơn. Tuy nhiên người mẹ đơn thân nhân hậu và dũng cảm ấy đã từ chối, cô nói rằng họ cần số tiền này để giúp cháu bé sớm bình phục hoàn toàn.

Cha mẹ cậu bé vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của người mẹ đó, và họ đã kể lại câu chuyện này với truyền thông. Rất nhiều người khi biết được câu chuyện cảm động này đã tình nguyện quyên tiền để giúp gia đình cô vượt qua cơn hoạn nạn.

Có thể thấy, phúc báo của một người phụ nữ không chỉ liên quan đến tương lai của chính họ mà còn có thể ảnh hưởng đến gia đình, thậm chí cả gia tộc. Vì vậy, mỗi người phụ nữ hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, chăm làm việc thiện để tạo phúc báo lâu dài.

Xem thêm: Lời Phật dạy về tình bạn: Gặp bạn tốt hiếm quý là vận may đời người

Lúc còn nhỏ con vẫn thường hay thắc mắc, tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ.

Tổ Quốc thiêng liêng được gọi với giọng là "đất Mẹ". Thứ ngôn ngữ ta nói hằng ngày được gọi là tiếng "mẹ đẻ".

Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái. Đường lớn được gọi là "đường cái".

Trên đất nước có hình chữ S này, ở đâu có rất nhiều những đền thờ Mẫu. Bài học đầu tiên con trẻ được học cũng là từ trường Mẫu giáo và do các cô bảo mẫu truyền dạy. Đến cái đũa lớn nhất để xới cơm ở quê mình cũng gọi là "đũa cái", "đũa cả".

Xúc động lời dặn dò của mẹ

Khi con học xa nhà, mẹ tuy không được học chữ nhưng đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi. Nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết, con mãi chẳng thể nào quên được.

Mẹ viết: "Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu".

Con đã thực sự xúc động đến bật khóc khi đọc những lời dặn dò của mẹ. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con.

Khi con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con.

Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây "ấn tượng" và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.

Họ nói với con: "Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi".

Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

Chuyện những lá thư cũ của cha

Con hay nghi ngờ chồng con vẫn gặp gỡ người bạn gái cũ. Vì thế, vợ chồng con xảy ra cãi vã. Con tức giận bỏ nhà chồng về kể lể, khóc lóc với mẹ.

Buổi tối hôm ấy, mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.

Mẹ bảo, khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự "một lòng một dạ với mẹ". Mẹ đã ngăn lại và bảo: "Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỷ niệm.

Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỷ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy".

Nghe mẹ kể lại, lúc đó bố rất ngạc nhiên, ôm chầm lấy mẹ đầy cảm động. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thủy chung với mẹ.

Hôm ấy, con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc.

Hai vùng sáng tối cuộc đời

Ngày em trai đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm, còn mẹ chỉ im lặng không nói gì. Sau khi gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét rằng: "Mẹ cô ấy hiền hậu và phúc đức. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền".

Mẹ nói quá đúng. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

Có lần, con đọc báo có viết về câu chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con thốt lên rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo "phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi".

Mẹ nói với con rằng, những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!

Cha mẹ là tấm gương cho con cái

Khi con phàn nàn về chuyện học hành của con cái, mẹ bảo: "Con nhắc chúng đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem ti vi. Con chê các chúng lười học tiếng Anh mà bản thân con cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?".

Suy ngẫm về những điều mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng các con của mình. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các con của con cũng tự động lấy sách ra làm bài.

Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của chúng. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng "muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo" mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

Cuộc đời mẹ vất vả hy sinh vì con cái. Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con nhưng mẹ đã dạy cho con hiểu được giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.

Con thật may mắn khi lúc nào cũng có mẹ ở bên. Hạnh phúc mà con có được ngày hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ con biết ơn vô cùng!

Xem thêm: "Phúc đức tại mẫu", mẹ làm được 3 điều này con cái hưởng phúc báo đời đời

Video liên quan

Chủ Đề