Hướng dẫn cài đặt netsupport school cho student năm 2024

Ngày nay nước ta chuyển sang nền công nghiệp hóa hiện đại hóa. Do yêu cầu của xã hội công nghệ thông tin trên toàn cầu, mục tiêu giáo dục thay đổi để đào tạo những con người năng động, sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, môn Tin Học là một môn đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết lẫn thực hành. Là một giáo viên dạy môn Tin học, tôi nhận thấy rằng học sinh rất hứng thú, say mê, tìm tòi khi được thực hành tại phòng máy. Phương pháp dạy học thực hành là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện. Nhiều kiến thức và bài học cần phải thông qua các bước thực hành và thao tác cụ thể trên máy tính. Phương pháp thực hành lôi cuốn các em vào sự cụ thể của bài học, giúp các em hiểu bài một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc giảng dạy môn Tin học còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc quản lý học sinh trong các giờ thực hành. Vì ý thức học tập của một số em còn kém, các em lợi dụng giờ thực hành để lên mạng chơi game, lên các trang mạng xã hội, ... Hơn nữa, giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá trong giờ kiểm tra thực hành. Thực tế cho thấy rằng các bài kiểm tra giáo viên phải lưu giữ lại kết quả bài kiểm tra đó. Tuy nhiên, một tiết học kéo dài 45 phút, nếu kiểm tra 45 phút, giáo viên sẽ không có thời gian chấm bài và việc lưu lại bài kiểm tra. Hơn nữa, khi học trong phòng máy, giáo viên phải thao tác, hướng dẫn các thao tác để học sinh thực hiện theo, như vậy phòng máy cần trang bị thêm máy chiếu mới đáp ứng được. Khi học sinh thực hành sẽ gặp một số khó khăn (khó khăn này có thể là thông thường hay hiếm gặp), giáo viên muốn cho tất cả học sinh trong lớp cùng nhìn thấy khó khăn này để sau đó có thể rút kinh nghiệm, việc này rất khó khăn với giáo viên. Vì vậy, giáo viên Tin học cần có một phương pháp giảng dạy, một cách quản lý học sinh thật chặt chẽ, hiệu quả thì mới mong mang lại chất lượng cao nhất trong các giờ học thực hành.

PHẦN II. Nội dung

I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

  1. Thuận lợi Với xã hội tin học hóa mạnh mẽ, Sở giáo dục và đào tạo đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Nhà trường đã chú trọng trang bị hai phòng máy tính và máy chiếu để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Đặc biệt, năm học 2016 – 2017, nhà trường có quy hoạch lại phòng máy mới với 24 máy cấu hình ổn định. Giáo viên dạy môn Tin học đều là những giáo viên trẻ, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục. Học sinh đa phần đều hào hứng, tích cực tham gia bài học, có khả năng khám phá, tự học cao. Học sinh đa phần đều hào hứng, tích cực tham gia bài học, có khả năng khám phá, tự học cao.
  2. Khó khăn  Vì trường học đóng trên địa bàn huyện nghèo, đa số học sinh đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể trang bị máy tính ở nhà, một số em nhà có điều kiện hơn thì tiếp xúc với máy tính chủ yếu để chơi game và giải trí. Vì vậy, khả năng thực hành của hầu hết các em đều yếu.  Một số em ý thức chưa tốt, còn ham chơi, vào phòng máy chỉ ham lên mạng xã hội, chơi game, ... nên không chuyên tâm vào học.  Số lượng học sinh đông nên việc quản lý việc sử dụng của từng học sinh ở mỗi máy là rất khó khăn  Nếu giáo viên làm mẫu tại máy tính giáo viên thì học sinh có thể không quan sát. Còn nếu giáo viên tới từng máy thao tác mẫu thì tốn rất nhiều thời gian.  Các tiết học cách nhau 5 phút, thời gian đó quá ngắn, giáo viên khó có thể chấm điểm thực hành cho học sinh ngay lúc đó, vì vậy việc thu bài và lưu bài ở tất cả các máy học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Để khắc phục những khó khăn trước đây, chúng ta có thể tổ chức dạy môn Tin học bằng hình thức thực hành một cách hiệu quả nhờ áp dụng phần mềm NetSupport School. Với việc sử dụng phần mềm này, giáo viên có thể kiểm soát lớp học một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, giáo viên có thể dễ dàng kiểm tra, giúp đỡ những học sinh chưa làm bài được. Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ cho việc kiểm tra, đánh giá bài học một cách hiệu quả nhất. Điểm nổi bật nhất của phần mềm là có khả năng trình chiếu bài giảng của giáo viên trên tất cả các máy học sinh, vì thế việc theo dõi bài học trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình giảng dạy, bản thân luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh có thể vừa học lí thuyết vừa học thực hành ngay trong phòng máy, có như thế học sinh mới nhớ bài và vận dụng tốt vào các trường hợp cụ thể của thực tế. Xin trình bày một số ứng dụng và cách sử dụng phần mềm NetSupport School. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Do điều kiện và khả năng có hạn, đề tài xin được áp dụng vào dạy môn Tin học tại phòng máy tính của trường đối với học sinh khối 10 và khối 12. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Việc xây dựng, thiết kế giờ dạy Tin học theo hướng đổi mới không đơn giản là thể hiện nội dung lí thuyết cơ bản, các thao tác thực hiện, tiến trình dạy học mà còn là nơi thể hiện óc khéo léo, tài hoa của người thầy qua các mẹo thực hiện các thao tác nhanh và đơn giản nhất đặc biệt là dễ nhớ nhất. Hơn thế nữa cần tạo cho học sinh sự chú ý đặc biệt, hứng thú tìm tòi cách thực hiện tốt nhất, áp dụng các thao tác vào các bài thực hành một cách tốt nhất. Có như thế giờ học Tin học mới hiệu quả và kết nối được niềm đam mê của học sinh. Phương pháp dạy thực hành tại các phòng máy là cách nhanh nhất giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, nhớ bài nhanh nhất và ứng dụng thực tế nhất. IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  1. Hướng dẫn cài đặt.

Sau khi cài đặt thành công, lần đầu tiên mở phần mềm lên, giáo viên sẽ tiến hành quét qua toàn bộ hệ thống mạng LAN để tìm các máy tính đã cài client Net support school

Hình 3: Quét chọn để tìm kiếm máy Client

Nhấn vào Classroom

Hình 4: Bảng chọn học sinh trong hệ thống

Ở phần này, giáo viên có thể chọn các học sinh cụ thể hoặc chọn tất cả mọi học sinh tham gia bằng nút Add hoặc Add All

Giao diện Net support School trên máy giáo viên (Hình 5)

Giao diện Net support school trên máy học sinh (Hình 6)

Trong quá trình cài đặt, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông số để cấu hình các giao thức (protocol), cổng (Port) hoạt động của chương trình, để nhanh chóng, bạn có thể để mặc định các thông số này và chỉnh sửa chúng sau khi đã hoàn thành việc cài đặt cơ bản cho các PC. 2. Quản lý máy học sinh từ xa Tại màn hình chính của máy giáo viên, bạn có thể:

  1. Thiết lập các mức độ của máy học sinh. Netsupport school hỗ trợ bạn trình diễn các bài giảng đồng thời từ máy của giáo viên đến tất cả các máy học sinh khác trong mạng. Đây là ưu điểm nổi bật của chương trình so với các chương trình giảng dạy khác. Trong quá trình thuyết giảng các bài học cho học sinh, bạn có thể toàn quyền quyết định việc quản lý trên máy học sinh, bạn có thể khóa các thiết bị phần cứng CD, bàn phím, chuột, học sinh chỉ có thể nhìn và nghe các bài giảng của bạn mà không thể can thiệp vào PC của họ nhằm tối ưu quá trình giảng dạy các bài học của giáo viên. Tất cả được thực hiện bởi Menu Show của chương trình, bạn có thể tùy chọn Show dạng Share (toàn quyền cho máy học sinh), Control (kiểm soát chuột, phím trên máy học sinh) hay Watch (chỉ xem trên máy học sinh) để phân quyền tương tác trên máy học sinh của người sử dụng. Các bài giảng của giáo viên (Tutor) ngoài các văn bản còn có khả năng trình diễn các tập tin Video với chất lượng khá tốt nhằm minh họa cho bài giảng.
  2. Giới thiệu một số chức năng chính của Net support school: a. Giám sát các máy học sinh: Net support school có khả năng giám sát, quản lý toàn diện tất cả các máy học sinh có cài đặt chương trình này. Giáo viên chỉ cần chọn máy học sinh cần quản lý trong danh sách quản lý máy học sinh tại màn hình chính là có thể toàn quyền chỉnh sửa trên máy học sinh. Khi cần thiết giáo viên có thể Login, Logoff, Restart hay Shutdown máy học sinh khi cần thiết. Bên cạnh đó, giáo viên có thể thực hiện các thao tác khác nhằm trao đổi thông tin với các máy học sinh: FTP, Message, Chat, Annonate, audio ....

Hình 7: Màn hình quản lý trên máy giáo viên

Hình 8: Máy học sinh bị khóa Trong giờ học tại phòng thực hành, khi học sinh làm việc riêng, bản thân tôi (tại máy giáo viên) có thể khóa máy tính của học sinh. Khi máy tính học sinh bị khóa, học sinh sẽ không thể sử dụng chuột, bàn phím nữa. Như vậy, học sinh sẽ chỉ chú tâm vào bài học hoặc sự hướng dẫn của giáo viên mà không thể làm điều gì khác. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. b. Thao tác trình diễn (show menu)

Hình 9: Chọn chức năng trình diễn trong Show menu

Chức năng trình diễn là chức năng chính của Net Support school. Chức năng này sẽ tạm thời khóa mọi hoạt động của học sinh (bao gồm các ứng dụng

Để phân phối tập tin cho một nhóm học sinh được xác định trước: Bước 1: Chọn tab [File Transfer] trong cửa sổ kiểm soát thích hợp. Bước 2: Nhấp File thả biểu tượng Di chuyển xuống mũi tên trên thanh công cụ, chọn phân phối tập tin từ danh sách các tính năng. Hoặc chọn biểu tượng phân phối File trên thanh công cụ. Bước 3: Từ cây thư mục nội bộ của Pane, chọn một hoặc nhiều tập tin / thư mục cần sao chép vào các máy học sinh. Bước 4: Chỉ định vị trí lưu dữ liệu cần sao chép trên các máy học sinh. Bước 5: Nhấp vào Copy. Nhờ chức năng này, giáo viên (tại máy chủ) có thể gửi bài tập xuống máy học sinh một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đặc biệt, ở khối 10, khi học đến bài 16: Định dạng văn bản cần sử dụng các văn bản đã soạn thảo ở các bài trước, nếu không sử dụng phần mềm này, học sinh phải tốn thời gian cho việc soạn thảo lại văn bản cũ nên sẽ không còn thời gian cho việc định dạng văn bản. Tương tự, ở khối 12, cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lí sinh viên được sử dụng xuyên suốt các bài từ bài 4 – Cấu trúc bảng tới bài 9 – báo cáo và kiết xuất báo cáo, nếu không có phần mềm thì việc phải tạo lại CSDL sẽ tốn rất nhiều thời gian, học sinh sẽ không có thời gian để thực hiện các bài tập khác. d. Chức năng gởi bài và thu bài làm ( send/collect work )

Hình 12: Thực hiện thao tác gửi/ thu bài

Chức năng này hỗ trợ giáo viên soạn thảo bài học rồi gửi cho từng học sinh hoặc tất cả học sinh hoặc theo nhóm học sinh. Tính năng này cho phép bạn gửi một tài liệu hoặc một số tài liệu cho một hoặc nhiều máy học sinh. Sau đó, bạn có thể thu thập phản hồi của học sinh về máy giáo viên. Lợi ích này giúp cho giáo viên có thể thực hiện gửi đề kiểm tra và thu lại bài làm của học sinh sau khi hết thời gian làm bài (soạn thảo văn bản – khối 10, cơ sở dữ liệu – khối 12) Gửi bài tập B1: Chọn một máy hoặc tất cả các máy cần giao bài tập Chọn nút lệnh Send/Collect Work  Send Word  Xuất hiện hộp thoại (Hình 13a) B2: Chọn thư mục / tập tin cần giao cho học sinh (Hình 13b) B3: Ấn nút Send. Có thể chọn nơi để bài tập trong các ổ dĩa hoặc trên màn hình Desktop của máy học sinh

B4. Sau khi thực hiện gửi xong, phần mềm sẽ hiển thị để bạn kiểm tra bài tập đã được gửi thành công hoặc thông báo lỗi (nếu có)

Hình 13 a Hình 13b

Để thu bài tập B1: Chọn Send/Collect Work Collect Work Xuất hiện hộp thoại (Hình 13c) B2: Chọn bài cần thu về trên máy tính của học sinh; chọn nơi lưu bài tập trên máy của giáo viên Collect Work. (Hình 13d)

  1. Gửi một tin nhắn cho học sinh ( send a message ) Với NetSupport, bạn có thể gửi một thông điệp tới tất cả các học sinh kết nối hoặc các học sinh hiện đang được chọn. Nếu bạn gửi cùng một thông điệp một cách thường xuyên, bạn có thể lưu trữ lên đến bốn tin nhắn được xác định trước.

Để nhập và gửi một tin nhắn mới B1. Lựa chọn các học sinh bạn muốn gửi tin nhắn đến. B2. Chọn CommunicateSend a messages (Hình 16a)

Hình 16a Hình 16b Hình 16c B3: Nhập nội dung tin nhắn và quy định thời gian hiển thị Chọn Send (Hình 16b) Lưu ý: Chỉ có các máy học sinh được chọn mới nhận được tin nhắn. Tin nhắn sẽ được hiển thị trong một hộp thoại tại màn hình học sinh (hình 16c) và sẽ tiếp tục hiển thị cho đến khi người dùng đóng hộp thoại hoặc hết thời gian quy định. Chức năng này cho phép giáo viên có thể đặt câu hỏi nhanh đến học sinh, nhờ đó giáo viên có thể nhận được phản hồi tích cực của học sinh trong quá trình học tập, giúp giáo viên có thể điều chỉnh cách dạy của bản thân một cách nhanh chóng và phù hợp nhất. g. Quản lí truy cập Internet (Manage Student Internet Access). Quản lý việc truy cập Internet - Manage Student Internet Access: nhằm tránh tình trạng học sinh không tập trung vào các bài giảng chính, giáo viên có thể

khóa toàn bộ việc truy cập vào các trang web hay có thể lựa chọn chỉ cho phép vào một số trang cần thiết, chứa thông tin cho học sinh tìm hiểu.

+Approved Sites: lựa chọn các trang web được phép truy cập. Để thêm địa chỉ chọn dấu cộng màu xanh sau đó nhập địa chỉ trang web, bấm nút check OK +Restructed Sites: lựa chọn các trang không được phép truy cập. Tương tự như trên bạn chọn dấu cộng màu xanh và thêm địa chỉ vào.

Hình 17: Địa chỉ được quyền truy cập (màu xanh – bên trái) Địa chỉ không được truy cập (màu đỏ - bên phải) Để tránh việc truy cập internet của học sinh trong giờ học giáo viên có thể khóa toàn bộ địa chỉ website để học sinh có thể tập trung vào bài học mang lại chất lượng cao nhất. Giáo viên không còn lo lắng việc học sinh lén vào mạng, vào các trang web cấm hoặc các trang mạng xã hội. Cách thực hiện: Chọn Web Access Block All trên thanh công cụ. Học sinh sẽ không thể truy cập vào mạng Internet khi giáo viên thực hiện chức năng này

Hình 18: Tất cả các trang web đều bị khóa

Cách tạo đề trắc nghiệm B1: Chọn menu Testing Consolexuất hiện hộp thoại đăng nhập. Nhập tên và mật khẩu của giáo viên

Hình 19: Hộp thoại đăng nhập B2: Chọn kiểu câu hỏi cần soạn Giáo viên có thể soạn câu hỏi với nhiều kiểu câu hỏi trắc nghiệm khác nhau như trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng – sai, trắc nghiệm ghép đôi, trắc nghiệm điền khuyết, câu hỏi bằng hình ảnh,... B3: Đặt giới hạn thời gian cho câu hỏi; B4: Xuất câu hỏi Kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính B1: Testing Console Next B2: Chọn các máy chuẩn bị kiểm tra

Hình 20: Màn hình thông báo các máy đã sẵn sàng làm kiểm tra

B2: Chọn bộ câu hỏi Finish B3: Nháy nút Start Test để bắt đầu tính thời gian làm bài. B4: Theo dõi tiến trình làm bài của học sinh trên máy giáo viên. Trong đó câu trả lời đúng (dấu check màu xanh), câu trả lời sai (dấu x đỏ), những câu học sinh chưa làm (ô tròn màu xanh)

Hình 21 a: Màn hình trên máy tính giáo viên khi học sinh mới bắt đầu làm bài

Hình 21b: Màn hình thông báo tiến trình làm bài của học sinh B5: Khi hết thời gian làm bài, máy sẽ thông báo kết thúc bài kiểm tra và gửi thông báo kết quả cho máy giáo viên