Aăn sau bao lâu thì được nằm

Ăn xong nằm là một trong những thói quen tưởng chừng vô hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, bạn nên thay đổi thói quen này để không rước bệnh nguy hiểm vào người.

Với cuộc sống hiện đại như ngày ngày nay thì quan điểm về sức khỏe của con người cũng bắt đầu thay đổi. Để kéo dài tuổi thọ, bắt buộc chúng ta phải nâng cao thể chất và tinh thần bằng một lối sống lành mạnh và tích cực. Cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe và gia tăng chất lượng cuộc sống là bạn nên thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là thói quen ăn xong nằm.

Ăn xong nằm – Một trong những thói quen gây đau dạ dày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Có lẽ thói quen ăn xong nằm và đi vào giấc ngủ được xem như cảm giác hưởng thụ sung sướng ở mỗi người sau ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, nếu thói quen này diễn ra hàng ngày, bạn đang tự rước họa vào thân với căn bệnh đau dạ dày và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể:

Sau khi ăn xong thường gây cảm giác dễ chịu và buồn ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc nằm liền sau khi ăn xong có thể mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Việc ăn xong nằm thường khiến dạ dày căng to và khiến cơ hoành bị chèn ép. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này, chức năng hoạt động của dạ dày suy giảm khiến thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn đến tích khí, gây chướng bụng và ợ hơi. Nếu thói quen này duy trì trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Trào ngược acid dạ dày – thực quản xảy ra khi các van giữa thực quản và dạ dày không đóng chặt. Khi đó, thức ăn ở dạ dày chưa được tiêu hóa hết cùng với acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng. Việc đi nằm ngay sau khi có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, acid dạ dày có thể gây viêm loét thực quản.

Nằm ngửa sau khi ăn khiến cơ thể thả lỏng và hệ tiêu hóa ngừng hoạt động. Đây chính là lý do khiến thức ăn không được tiêu hóa cùng với lượng acid dư thừa ở dạ dày trào ngược trở lại thực quản dẫn đến triệu chứng ợ nóng. Biểu hiện này thường xuất hiện kèm theo dấu hiệu bỏng rát ở vùng thượng vị và sau đó di chuyển lên ngực. Nếu triệu chứng này thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Thông thường, để giảm cân, chúng ta cần đốt cháy lượng calo nạp vào bằng các hoạt động thể dục thể thao hoặc có chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, đối với nhiều người có thói quen ăn xong nằm liền, nhất là vào ban đêm thường có thân hình phì nhiêu vì tăng cân. Nguyên nhân là do lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều và không được chuyển hóa thành năng lượng tích cực có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, ăn xong nằm sẽ khiến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa giảm dần. Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ chuyển hóa thành các mô mỡ thừa sẽ tích tụ ở vòng 2 và gây béo bụng.

Ăn xong nằm liền có thể gây tăng cân

Nhìn chung, để tránh những tác động xấu đến sức khỏe, sau khi ăn xong bạn không nên nằm liền. Tốt nhất, các bạn nên ngồi hoặc thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng từ 45 phút đến 1 tiếng rồi hãy bắt đầu nằm ngủ. Theo bác sĩ Steven Park thuộc ĐH Y New York cho biết, việc nằm ngủ đúng tư thế sẽ giúp bạn tránh các vấn đề tiêu cực liên quan đến sức khỏe. Nếu ngủ sai tư thế, các bạn có thể gặp phải các vấn đề như đau đầu, ợ chua, mệt mỏi hoặc đau lưng. Do đó, bạn nên chọn tư thế ngủ phù hợp nhất để cải thiện giấc ngủ và hạn chế các triệu chứng khó chịu này.

Thông thường, nằm ngửa được xem là tư thế tốt đối với những người bị chứng đau lưng, đồng thời giúp ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược. Tuy nhiên, với tư thế nằm này, các bạn có thể gặp phải tình trạng ngủ ngáy. Nguyên nhân do các cơ màn hầu và lưỡi gà trong họng bị kéo trùng xuống gây hẹp đường thở và tạo ra tiếng ngáy.

Vì vậy, bạn nên đổi sang tư thế phù hợp khác. Theo ông Steven Park, nằm nghiêng sang trái được xem là tư thế ngủ lý tưởng nhất, giúp cơ quan nội tạng không bị chèn ép. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị, gây ợ nóng hoặc đau rát ở dạ dày, vùng thượng vị. Đồng thời, ngủ nghiêng sang trái sau khi ăn sẽ giúp cơ thể có nhiều thời gian loại bỏ độc tố qua hạch bạch huyết và ống ngực.

Sau khi ăn xong nằm sấp bụng có to không là vấn đề quan tâm của nhiều chị em “hội nhà lười” muốn có vòng eo con kiến mà vẫn giữ được phong độ lười biếng của bản thân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguy cơ béo bụng ở những người có thói quen ăn xong nằm liền, đặc biết với tư thế nằm sấp thường rất cao.

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa bị cản trở khiến thức ăn chuyển hóa chậm. Khi đó, mỡ thừa sẽ tích tụ dưới eo và làm vòng 2 tăng nhanh một cách chóng mặt. Chưa kể đến, nếu thói quen này thường xuyên tiếp diễn trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc bệnh dạ dày.

Ăn xong nằm sấp có thể gây to bụng

Hầu hết mẹ bầu sau khi ăn xong đều muốn nằm nghỉ nhưng hành động này là không nên. Bởi theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe, nằm liền sau khi ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa tạm dừng hoạt động khiến não rơi vào trạng thái ức chế. Đây chính là nguyên nhân khiến huyết dịch của não chảy về dạ dày. Khi đó, huyết áp hạ thấp dẫn đến lượng oxy cung cấp cho não bị suy giảm khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, nhiệt miệng và gặp các vấn đề rắc rối liên quan đến hệ tiêu hóa. Chưa kể đến, nếu thai phụ bị thiếu máu, ăn xong nằm liền có thể gây khó ngủ hoặc bị trúng gió.

Các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng khuyến cáo các bạn nên từ bỏ các thói quen trong và sau khi ăn sau đây để không gây tổn hại đến sức khỏe.

  • Sau khi ăn xong không nên tắm hoặc vận động: Tắm hoặc vận động sau khi ăn sẽ khiến máu vận chuyển đến dạ dày không đủ, làm giảm phân tiết dịch tiêu hóa bị giảm sút và gây ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu thói quen này kéo dài một thời gian có thể gây đau dạ dày
  • Vừa ăn vừa xem phim, đọc báo: Đây được xem là một trong những thói quen bất lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu thói quen này diễn ra trong khoảng thời gian dài có thể gây mệt mỏi và nhức đầu
  • Ngồi xổm khi ăn: Thói quen này có thể khiến dạ dày và ruột bị ép mạnh, gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Đồng thời động mạch bụng cũng bị ép khiến dạ dày không được bổ sung máu dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất kém.

Ăn xong nằm liền không chỉ là nguyên nhân làm tăng kích thước vòng 2 mà còn gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen xấu này càng sớm càng tốt để hạn chế những tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

  • Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? Những loại trái cây không nên ăn?

Mỗi khi ăn cơm xong hầu hết mọi người đều có cảm giác buồn ngủ, nhất là bữa ăn sau giấc ngủ trưa. Tất nhiên, một giấc ngủ ngắn là điều bình thường nhưng bạn đã bao giờ nghĩ về lý do tại sao bạn dễ buồn ngủ sau khi ăn chưa? Đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau bữa ăn hay là dấu hiệu của bệnh?

Có nhiều lý giải cho việc buồn ngủ sau bữa ăn như ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, cơ thể tiết ra một lượng lớn cholecystokinin, chẳng hạn như tăng đường huyết sẽ ức chế vùng dưới đồi tiết ra “orexin”, hai chất này sẽ khiến con người sản sinh ra khi cao và thấp tạo cảm giác buồn ngủ.

Tuy nhiên, trong số rất nhiều cách giải thích được lan truyền rộng rãi nhất là nhận định cho rằng đường tiêu hóa cần bổ sung nhiều máu sau bữa ăn để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và tiêu hóa thức ăn, do đó máu lên não giảm và con người sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Sau bữa ăn, sự phân bố máu khắp cơ thể thay đổi, lượng máu cung cấp cho não cũng giảm tương đối nên sẽ có cảm giác buồn ngủ, có cảm giác huyết áp bị hạ xuống.

Nói cách khác, huyết áp của hầu hết mọi người đều giảm sau bữa ăn, đó là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nếu bạn muốn giảm cảm giác buồn ngủ về thể chất, hãy giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn và kiểm soát lượng thức ăn béo sẽ giúp ích rất nhiều.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, hãy cẩn thận huyết áp thấp sau bữa ăn. Buồn ngủ sau bữa ăn hầu hết là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên có một tình huống đáng cảnh giác là bạn có thể bị tụt huyết áp sau ăn.

Hạ đường huyết sau ăn dễ xảy ra ở người cao tuổi hơn, có thể xảy ra sau ba bữa ăn. Bữa sáng thường gặp hơn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu, rất giống với “buồn ngủ” thông thường. Chỉ bằng cách đo huyết áp chặt chẽ và hiểu rõ sự khác biệt giữa huyết áp trước và sau ăn mới có thể xác định được.

Ngủ khi buồn ngủ là một logic tự nhiên, nhưng vì lý do sức khỏe, chúng ta không nên nằm ngay sau bữa ăn. Thứ nhất, nằm ngay sau khi ăn và lười vận động sẽ khiến bạn dễ bị béo, béo là yếu tố nguy cơ cao của nhiều bệnh trong đó có cao huyết áp, tiểu đường, u bướu. Thứ hai, nếu bạn bị trào ngược dạ dày, nằm sau khi ăn có thể làm thoát axit dạ dày và gây ra chứng ợ chua và các chứng khó chịu khác.

Hơn nữa, nằm sau khi ăn, nhu động của đường tiêu hóa chậm lại, thời gian tiêu hóa thức ăn lâu hơn, làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, lâu ngày không có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Bạn có thể “nằm dài” trên ghế sofa, ghế tựa, … để nghỉ ngơi trong vòng 30 phút sau bữa ăn, và sau đó hãy nằm xuống để ngủ. Nếu bạn nghĩ sẽ thoải mái hơn khi nằm ngủ sau bữa ăn, hãy làm một số công việc nhà nhẹ nhàng hoặc đi bộ để tiêu hóa.

Tất nhiên, muốn khỏe mạnh thì không cần nằm ngay sau bữa ăn mà hãy ăn nhiều bữa với lượng nhỏ, hợp lý và cân đối dinh dưỡng để có thể thực sự ăn uống lành mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề