Xạ trị ung thư tuyến giáp cách ly bao lâu

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp, tạo thành khối u ác tính. Đây là bệnh phổ biến nhất trong ung thư tuyến nội tiết và số lượng người mắc tăng trong những năm gần đây.

Hình ảnh ung thư tuyến giáp.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tỉ lệ ung thư tuyến giáp cao, chiếm 1-2% tất cả các loại ung thư, nhưng chiếm trên 90% ung thư thuộc tuyến nội tiết. Trong số đó, chủ yếu hay gặp là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. 

Đa số ung thư tuyến giáp  được phát hiện khi khối u nhỏ và phát triển chậm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện muộn, thậm chí là khi đã di căn. Ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt thì đạt hiệu quả cao, tỉ lệ sống trên 10 năm là khoảng trên 90 - 95%.

Điều trị ung thư tuyến giáp thế nào?

Phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phương pháp lựa chọn hàng đầu trong điều trị ung thư tuyến giáp. Thông thường, ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm, chưa xâm lấn và di căn có thể chỉ cần phẫu thuật cắt thuỳ tuyến giáp và không cần điều trị tiếp bằng phóng xạ I-131.

Đối với những trường hợp khối u to, xâm lấn, đặc biệt là có di căn hạch cổ, di căn xa.  Về điều trị, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, vét hạch cổ.  Sau đó tùy từng bệnh nhân sẽ được điều trị I-131 để diệt mô giáp còn lại; điều trị bổ trợ hoặc điều trị di căn bằng I-131 sau phẫu thuật. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ cần phải uống thuốc hormone tuyến giáp suốt đời.

Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu iod rất tốt. Do vậy, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại [lành tính và ung thư] sau khi phẫu thuật cũng như di căn hạch và di căn xa. I-131 sau khi hấp thu tế bào vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp. Đồng thời do không có đặc tính bắt giữ I-131 nên các tế bào khác của các cơ quan khác trong cơ thể sẽ ít chịu tác động của I-131.

Trước khi điều trị I-131 bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngừng hormone tuyến giáp từ 4-6 tuần nhằm tăng khả năng hấp thu I-131 khi sử dụng để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Khi chỉ số TSH đạt tới mức cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân được uống I-131 liều nhỏ và chụp xạ hình I-131 chẩn đoán.

Điều trị I-131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Bệnh nhân cần có giai đoạn ăn kiêng 2 tuần trước khi được điều trị bằng I-131. Đây là cách để giảm lượng iod tối đa trong cơ thể để khi đưa iod phóng xạ vào thì tổ chức tuyến giáp đang "khát" iod sẽ bắt lấy iod tối đa. 

Từ đó các tổ chức tuyến giáp hoặc các khối ung thư tuyến giáp di căn sẽ được phát hiện và điều trị hiệu quả. Xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể ước lượng được phần mô giáp cần phá hủy là bao nhiêu cũng như đánh giá tổn thương di căn xa ở hạch cổ, phổi và các vị trí khác.

Những lưu ý khi điều trị I-131

I-131 được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp khá ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, đây là chất dược chất phóng xạ có thể phát ra những tia phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường và người xung quanh. 

Chính vì vậy mà khi điều trị với liều lớn bằng I-131 thì bệnh nhân phải cách ly 2-3 ngày trong bệnh viện. Mục đích là để nguồn bức xạ từ bệnh nhân không ảnh hưởng tới người xung quanh và gom các chất thải để tiêu hủy một cách an toàn, tránh ảnh hưởng đến cộng đồng.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần được theo dõi định kỳ.

Sau khi bệnh nhân được ra viện, mặc dù liều phóng xạ còn lại khá thấp và an toàn nhưng nguồn bức xạ có thể ảnh hưởng đến người xung quanh. Chính vì thế bệnh nhân phải tiếp tục cách ly tương đối trong 2 - 3 tuần. Những chất thải của bệnh nhân cũng phải được quản lý và xử lý một cách chặt chẽ.

Vì vậy, các bác sĩ y học hạt nhân vẫn phải hướng dẫn bệnh nhân sau khi ra viện các biện pháp cách ly. Tuyệt đối không được tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ và giữ khoảng cách tối thiểu là 2-3m.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị bằng I-131

Điều trị I-131 là biện pháp xạ trị chiếu trong của y học hạt nhân sẽ chọn lọc tác động vào tổ chức tuyến giáp còn lại hay di căn nên các tổ chức cơ quan khác không bị ảnh hưởng nhiều như xạ trị chiếu ngoài. Tuy nhiên, vẫn có các tác dụng phụ với tần xuất và mức độ thấp hơn so với xạ ngoài.

Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, viêm tuyến giáp do phóng xạ, sưng vùng cổ không đau, viêm tuyến nước bọt, giảm vị giác, viêm dạ dày - ruột, viêm bàng quang và đường tiết niệu… Nhưng những triệu chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Để giảm thiểu tác dụng phụ này, bệnh nhân có thể dùng các thuốc chống nôn, cần uống nhiều nước, kích thích tiết nước bọt nhiều [ngậm chanh], dùng các thuốc giảm đau, chống viêm …. Những tác dụng phụ này sau khoảng vài ba ngày điều trị cũng sẽ giảm dần.

Nếu sử dụng I-131 liều cao, nhiều lần thì cũng có những tác dụng phụ không mong muốn lâu dài. Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị I-131 theo lộ trình cách nhau 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng. Với bệnh nhân sử dụng liều thấp thì các tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Với những bệnh nhân sử dụng liều cao và phải tái sử dụng nhiều lần thì nguy cơ xuất hiện loại ung thư thứ 2 [như là ung thư bàng quang, bệnh máu …]. Tuy nhiên, tỉ lệ này rất thấp. Bác sĩ điều trị sẽ giúp cân bằng lợi ích và nguy cơ khi điều trị cho bệnh nhân.

Rất nhiều bệnh nhân chỉ cần sử dụng vài liệu trình và được tiếp tục theo dõi mà sau đó không cần sử dụng liệu trình nào nữa đã trở lại tình trạng sức khỏe bình thường.

Mời các bạn xem thêm video đang được quan tâm:

PGS.TS.Lê Ngọc Hà - Chủ nhiệm khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện TW Quân đội 108

Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1% trong số các loại ung thư nhưng trong các ung thư nội tiết thì lại chiếm đến 90%. Điều may mắn là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư tuyến giáp khá thấp tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý những điểm sau đây về xạ trị ung thư tuyến giáp.

Hình ảnh ung thư tuyến giáp

1. Xạ trị iod 131 - xạ trị ung thư tuyến giáp là gì?

Xạ trị ung thư tuyến giáp cũng tương tự như phương pháp xạ trị của các loại ung thư khác sử dụng tia xạ trị có năng lượng lớn có khả năng bắn phá các tế bào ung thư, trong xạ trị ung thư tuyến giáp có thể dùng chất phóng xạ iod [thường là I-131] vì thế khi nói đến xạ trị iod 131 tức là nói đến xạ trị ung thư tuyến giáp.

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tuyến giáp mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau trong đó phổ biến nhất là sử dụng xạ trị bằng iod phóng xạ hoặc xạ trị bên ngoài cũng như có thể kết hợp đồng thời hai biện pháp này.

Phương pháp xạ trị iod 131 còn được sử dụng để xạ hình tuyến giáp trong các trường hợp cần chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến giáp có nghi ngờ ung thư, đánh giá bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước và sau phẫu thuật.

Đôi khi có những bệnh nhân thực hiện biện pháp xạ trị bướu cổ, xạ trị bướu cổ basedow. Thực tế, bướu cổ lành tính, đơn thuần hay bướu nhân, bướu độc basedown cũng sẽ sử dụng phương pháp chiếu xạ bằng iod 131 nhưng gọi là xạ hình tuyến giáp. Tức là bệnh nhân cũng tiến hành uống iod 131 sau đó chụp hình xạ tuyến giáp để đánh giá hình ảnh, chức năng, vị trí tuyến giáp chẩn đoán các bệnh tuyến giáp. Xạ hình tuyến giáp với iod 131 cũng giúp đánh giá chức năng tuyến trước và sau phẫu thuật. Tóm lại xạ hình chỉ là là biện pháp chẩn đoán đánh giá chứ không phải điều trị như xạ trị. Vì thế, khái niệm xạ trị bướu cổ, xạ trị bướu cổ Basedow chỉ là khái niệm bị hiểu nhầm.

2. Chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp bằng ido 131

Bệnh nhân thường rất lo lắng về chi phí xạ trị là bao nhiêu tuy nhiên chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giai đoạn xạ trị, tình trạng bệnh của người bệnh cũng như mức độ đáp ứng mà sẽ có mức chi phí khác nhau.

Người bệnh cao tuổi, sức khỏe kém sẽ cần nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ khiến chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp tăng lên cao.

Một con số về chi phí xạ trị ung thư tuyến giáp mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Một đợt uống iod phóng xạ chi phí từ 3 – 5 triệu đồng ở liều thấp và 10 triệu đồng ở liều cao
  • Uống từ 3 – 5 lần

Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giảm được giá tiền một lần xạ trị đáng kể cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh. Đặc biệt nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay các loại bảo hiểm khác thì cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong xạ trị ung thư tuyến giáp.

Xem thêm: Xạ trị có được bảo hiểm không?

3. Vai trò của xạ trị ung thư tuyến giáp

Xạ trị là phương pháp hiện đại, có chi phí cao nhưng lại có hiệu quả điều trị khá tốt và an toàn, ít ảnh hưởng đến người bệnh so với những phương pháp khác.

4. Mục đích của xạ trị ung thư tuyến giáp, khi nào thì tiến hành xạ trị?

Điều trị bằng biện pháp sử dụng iod phóng xạ thường được áp dụng phổ biến trong xạ trị ung thư tuyến giáp.

Nếu bạn có một nhú hoặc ung thư tuyến giáp thể nang thì có thể sử dụng một loại xạ trị nhắm mục tiêu sau khi phẫu thuật hoặc đối với trường hợp ung thư đã lan rộng.

  • Sau phẫu thuật: Mục đích của sử dụng phương pháp điều trị bằng iod phóng xạ sau phẫu thuật nhằm giảm khả năng ung thư có thể tái phát trở lại. Nhú và ung thư tuyến giáp thể nang tế bào hấp thụ iod từ máu, lưu thông khắp cơ thể giúp ngăn chặn sự tái phát ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Trong bệnh ung thư tuyến giáp, I-131 liều cao sẽ được sử dụng để diệt hết các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ.
  • Khi ung thư đã lan rộng hoặc tái phát: có thể tiến hành điều trị bằng iod phóng xạ 131 hoặc xạ trị bên ngoài. I-131 được sử dụng để diệt bớt mô tuyến giáp đang hoạt động quá mạnh [cường giáp] hoặc làm giảm kích thước tuyến giáp quá to. 

Bên cạnh đó, điều trị xạ trị bằng liệu pháp iod phóng xạ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc nang [ung thư tuyến giáp biệt hóa] đã lan đến cổ hoặc các bộ phận cơ thể khác

Xạ trị ung thư tuyến giáp

5. Lưu ý trong quá trình xạ trị ung thư tuyến giáp bằng ido 131

Nhìn chung, xạ trị nói chung và đặc biệt là biện pháp xạ trị bằng I-131 là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý về việc cách ly và chống chỉ định của phương pháp này:

  • Do I-131 có khả năng phóng xạ nên tránh tiếp xúc tia xạ này với người khác đặc biệt phụ nữ và trẻ nhỏ
  • Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu? Bệnh nhân điều trị bằng I-131 liều cao cần cách ly từ 3-7 ngày và chỉ có thể về nhà sau khi đã được đánh giá là an toàn
  • Phụ nữ đang có thai tuyệt đối không được sử dụng iod phóng xạ dù là loại 123 hay 131 để chẩn đoán hay điều trị
  • Phụ nữ sau xạ trị muốn có con phải đợi ít nhất 6-12 tháng sau điều trị I-131, vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ
  • Nam giới điều trị bằng iod phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng cũng như hiện tượng vô sinh tạm thời khoảng 2 năm, do đó bệnh nhân điều trị iod nhiều đợt nên gửi tình trùng vào ngân hàng tinh trùng để bảo quản nguồn tinh trùng của mình trước khi thực hiện xạ trị

>>> Xem thêm: Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

6. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến giáp

Mặc dù là biện pháp tương đối an toàn tuy nhiên xạ trị ung thư tuyến giáp vẫn đem đến khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến người bệnh như sau. Tùy thuộc vào liều chất phóng xạ iod và cơ địa người bệnh mà mức độ nặng hay nhẹ của tác dụng phụ xạ trị ung thư tuyến giáp có thể khác nhau.

6.1. Xạ trị bằng ido 131

  • Nôn, buồn nôn trong ngày đầu điều trị
  • Có thể sưng và đau mô tuyến giáp do I-131 phá hủy các tế bào ung thư gây phản ứng viêm tại chỗ
  • Khô miệng, mất vị giác, khứu giác một thời gian ngắn sau điều trị. Người bệnh có thể nhai kẹo cao su không đường… để giảm những triệu chứng này
  • Những tế bào sản xuất hormone tuyến giáp có thể bị phá hủy, người bệnh cần sử dụng các viên hormone tuyến giáp thay thế
  • Gây vô sinh tạm thời ở nam giới hoặc mất khả năng sinh sản nếu điều trị ở liều lớn, ở phụ nữ không làm mất khả năng sinh sản nhưng cần tránh mang thai trong thời gian xạ trị iod phóng xạ
  • Có thể phát sinh bệnh bạch cầu
  • Ngoài ra, chất iod phóng xạ cũng làm giảm sự hình thành nước mắt ở một số người, dẫn đến khô mắt. 
  • Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu? Iod phóng xạ có thể gây phơi nhiễm phóng xạ cho người xung quanh, nguy cơ cao nhất sau 24-48h, trong vòng 24h đầu tiên bệnh nhân cần đứng ít nhất cách xa 1,8 m. Thông thường bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại phòng cách ly tại bệnh viện. Việc cách ly sẽ kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần tuy thuộc vào nồng độ phóng xạ iod trong điều trị.

Sử dụng viên hormone tuyến giáp thay thế

6.2. Xạ trị ngoài

Hạn chế chính của phương pháp điều trị này là bức xạ có thể phá hủy các mô khỏe mạnh gần đó, 

  • Mệt mỏi
  • Một số bệnh nhân sẽ có sự thay đổi da như cháy nắng, da đỏ, khô, căng ở vùng xạ trị nhưng điều này sẽ dần biến mất.
  • Nếu xạ trị ở vùng cố có thể gây cảm giác khó nuốt, giọng khản

7. Cách giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến giáp

  • Dùng các loại kem dưỡng phù hợp để tránh kích ứng da, giúp phục hồi vùng da bị tổn thương
  • Sử dụng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để thức ăn dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng khó nuốt
  • Sử dụng hormone tuyến giáp thay thế.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng là giải pháp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm những ảnh hưởng xấu mà xạ trị có thể gây ra
  • Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong điều trị, chú ý theo dõi những biến đổi của cơ thể để có những xử lý kịp thời
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh kết hợp với những thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, giúp quá trình xạ trị ung thư hiệu quả hơn, giảm những tác dụng phụ của xạ trị ung thư có thể mang đến, điển hình như fucoidan Nhật Bản. 

>>> Đừng bỏ lỡ cơ hội hiểu chi tiết về tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra và cách để giảm thiểu hiệu quả các tác dụng phụ ấy tại bài viết: Tác dụng phụ của xạ trị.

8. Chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt xạ trị ung thư tuyến giáp?

Giữ gìn sức khỏe chính là chìa khóa quan trong xạ trị ung thư tuyến giáp, để có thể đảm bảo được sức khỏe người bệnh

  • Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của xạ trị. Vậy bệnh nhân xạ trị nên ăn gì? Khi đó bệnh nhân nên ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh… cũng như các loại chất đạm, calo cho cơ thể. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức để hạn chế stress.
  • Tập luyện các bài thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Người bệnh cũng nên lưu ý trong quá trình tiến hành xạ trị ung thư tuyến giáp và sau khi tiến hành xạ trị người bệnh cần được cách ly với người khác đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ để tránh những phóng xạ này ảnh hưởng xấu đến người khác.

Theo dõi sau xạ trị ung thư tuyến giáp cũng vô cùng quan trọng để có thể kịp thời phát hiện những biến chuyển cơ thể hoặc sự tái phát có thể xảy ra, bao gồm khám lâm sàng, X-quang cũng như các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh theo chỉ định của bác sĩ.

King Fucoidan & Agaricus là sự kết hợp tuyệt vời của Fucoidan Nhật Bản từ tảo Mozuku và nắm Agaricus là một sản phẩm cho tác dụng như vậy. Hai thành phần này kết hợp tạo nên tác dụng hiệp đồng giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư lên một cách đáng kể.

Viện Nghiên cứu Fucoidan Nhật Bản [NPO] đã khẳng định sự phối hợp giữa Fucoidan và Betaglucan trong nấm Agaricus kết hợp cùng các biện pháp điều trị ung thư hiện đại sẽ cho hiệu quả mạnh mẽ nhất, hạn chế các tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa, xạ trị, hạn chế di căn và nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian người bệnh chiến đấu với ung thư

King Fucoidan giúp người bệnh giảm được những triệu chứng khó chịu khi điều trị bằng xạ trị

King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069 [miễn cước]

Trên đây là những thông tin cần thiết mà người bệnh cần nắm được khi xạ trị ung thư tuyến giáp. Cơ bản ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống khá tốt, khả năng điều trị cao, bởi vậy hãy theo dõi và tuân thủ thật chính xác chỉ định của bác sĩ, chắc chắn việc đẩy lùi căn bệnh ung thư tuyến giáp này là vô cùng khả quan. Chúc bạn và gia đình thật nhiều may mắn và sức khỏe trên hành trình này nhé.

Dược sĩ: Hoàng Văn Đông

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh. Đây là sản phẩm được khuyên dùng trong xạ trị bởi các bác sĩ điều trị ung thư các bệnh viện chuyên khoa lớn tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề