Làm sao để tránh thai ngoài tử cung

Với các cặp đôi chưa mong muốn sinh con thì việc mang thai ngoài ý muốn sẽ gây ra nhiều hoang mang, lo sợ về tâm lý. Vậy có thai ngoài ý muốn thì phải làm sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết nhé khi bạn rơi vào tình huống này nhé!

Các phương pháp tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai… cho hiệu quả tránh thai lên đến 98%; phương pháp triệt sản ở nữ hay thắt ống dẫn tinh ở nam thì tỷ lệ có thai ngoài ý là dưới 1%.

Tuy nhiên nếu sử dụng các biện pháp tránh thai sai cách thì cơ hội mang thai sẽ tăng lên như bao cao su bị rách khi quan hệ, không dùng bao cao su ngay từ khi bắt đầu cuộc “yêu”, uống thuốc tránh thai không đúng giờ…

Nguyên nhân hàng đầu của việc mang thai ngoài ý muốn là không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ

Nguyên nhân hàng đầu của việc mang thai ngoài ý muốn là không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ, dẫn đến việc các cặp đôi có thai trong sự hoang mang và lo lắng. Chính vì vậy, nếu bạn vẫn có kinh nguyệt và không muốn có thai ngoài ý muốn thì nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp.

Ở giai đoạn mãn kinh [không có kinh nguyệt khoảng 1 năm trước] nữ giới có thể quan hệ tình dục mà không cần sử dụng biện pháp tránh thai và cũng sẽ không có cơ hội mang thai. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai, để phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là HIV – AIDS.

Xem thêm: Dịch vụ thai sản

Mang thai ngoài ý muốn khiến các cặp đôi phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về thể chất và cảm xúc, thậm chí có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Bạn sẽ phải đứng trước hai lựa chọn là chấm dứt thai kỳ hay tiếp tục giữ thai và sinh con. Dù là lựa chọn phương thức nào thì bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng:

Chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn

Hiện nay, phá thai bằng thuốc hoặc dùng thủ thuật là hai biện pháp được sử dụng phổ biến. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tuổi thai.

Sử dụng thuốc để phá thai: Là biện pháp phá thai không xâm lấn, chỉ sử dụng thuốc, áp dụng cho thai kỳ dưới 7 tuần tuổi. Tuy nhiên, người mẹ không mắc các bệnh như rối loạn đông máu, dị ứng với các thành phần của thuốc, thiếu máu nặng…

Tuy là biện pháp phá thai khá đơn giản nhưng để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, không tự ý mua thuốc về sử dụng bởi dễ bị sót thai hoặc thai lưu cực kỳ nguy hiểm.

Hút thai bằng chân không là một biện pháp chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn

Hút thai bằng chân không: Phương pháp này áp dụng cho thai kỳ từ 6 – 12 tuần tuổi. Thời thực hiện chỉ khoảng từ 10 – 15 phút. Phôi thai được hút bởi 1 ống nano siêu dẫn với độ đàn hồi cao, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ tử cung trên màn hình để hút phôi thai chính xác mà không làm sót thai.

Đây là biện pháp phá thai có sự can thiệp của các dụng cụ y tế. Do đó, thai phụ cần đến cơ sở y tế lớn, để hút thai an toàn, hạn chế biến chứng nghiêm trọng như thủng tử cung, băng huyết hay nhiễm trùng…

– Nong – nạo gắp thai: Áp dụng cho thai nhi đã phát triển từ tuần 13 – 18. Trước tiên, thai phụ sẽ được sử dụng thuốc làm ngưng sự phát triển của thai nhi rồi tiến hành gây tê trước khi nong – nạo gắp thai. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ nong rộng cổ tử cung rồi sử dụng dụng cụ chuyên dụng nạo phôi thai rời khỏi lớp niêm mạc tử cung. Cuối cùng thai nhi sẽ được kẹp gắp ra bên ngoài.

Biện pháp có thể gây đau đớn và gặp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của thai phụ. Do đó, các bạn chỉ nên thực hiện ở nơi uy tín, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tiếp tục mang thai mang thai ngoài ý muốn

Việc mang thai, sinh con và nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như bạn không có kinh tế dư dả cũng như không có kinh nghiệm chăm sóc [trong trường hợp mang thai ở độ tuổi vị thành niên do nhiều nguyên nhân khác nhau]. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, chia sẻ thêm với người thân, gia đình về quyết định này.

Khi quyết định giữ thai, bạn cần lưu ý chăm sóc sức khỏe như những phụ nữ mang thai bình thường khác: khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ để nắm rõ tình trạng phát triển của thai nhi; xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học; bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai như axit folic, sắt, canxi, magie, DHA…

Khi quyết định giữ thai ngoài ý muốn, người mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe

Nếu bạn không muốn mang thai ngoài ý muốn, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Nam giới sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ thì tinh trùng sẽ không thể di chuyển vào bên trong tử cung của nữ giới, do đó quá trình mang thai sẽ không thể xảy ra.

Có thể nói, bao cao su được đánh giá là một phương pháp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn an toàn và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, sử dụng bao cao su còn giúp phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như herpes, giang mai, lậu, HIV…

Sử dụng bao cao su khi quan hệ là biện pháp giúp ngừa mang thai theo ý muốn

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp quan hệ tình dục mà đang dùng các biện như xuất tinh ngoài, quan hệ theo chu kỳ kinh mà không chắc chắn hiệu quả ngừa thai, quên uống thuốc tránh thai hằng ngày, tiêm tránh thai nhưng bị chậm kỳ tiêm mũi tiếp theo, bao cao su bị tuột rách, không sử dụng biện pháp bảo vệ nào khi quan hệ…

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa nội tiết tố nữ với hàm lượng cao, ức chế sự rụng trứng ngay lập tức, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, từ đó ngăn cản tinh trùng di chuyển vào tử cung. Ngoài ra thuốc tránh thai khẩn cấp còn ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung và ngăn cản sự làm tổ của trứng.

Để phòng mang thai ngoài ý muốn hiệu quả thì cần uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình. Một số tác dụng phụ khi uống thuốc có thể kể đến như rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau ngực…

Thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả ngay tức thì nhưng chị em không nên lạm dụng nó, không nên dùng quá 2 liều/ tháng và quá 3 lần/ năm. Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra hiện tượng suy buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới do hàm lượng estrogen cao gây ra ức chế chức năng bài tiết estrogen từ buồng tứng, tạo ra kháng estrogen.

Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp còn gây ra rối loạn kinh nguyệt, chảy máu chức năng trong thời kỳ rụng trứng. Tóm lại, để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn các cặp đôi nên chủ động sử dụng các biện pháp ngừa thai như uống thuốc tránh thai hàng ngày, sử dụng bao cao su, đặt vòng, cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai…

Mang thai ngoài ý muốn có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ các vấn đề cho mẹ và bé. Nếu người mẹ không có kế hoạch mang thai, họ có thể trì hoãn việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, điều quan trọng đối với phụ nữ là đủ sức khỏe, đủ kinh tế cũng như tâm lý sẵn sàng để đón thêm một thành viên mới thì hãy sinh con.


Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Hiện tượng có thai ngoài tử cung [TNTC] đang tăng mạnh trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân như tình trạng nạo phá thai bừa bãi, thuốc lá và viêm nhiễm vòi trứng do các bệnh lây lan qua đường tình dục...

TNTC là gì?

TNTC là hiện tượng trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển ở vị trí ngoài buồng tử cung. Vị trí thông thường của TNTC là ở vòi trứng [90%], ngoài ra thai còn có thể nằm ở một số vị trí khác như: ở buồng trứng [1%], cổ tử cung [0,5%] hoặc trong ổ bụng mẹ… Trong đó, vị trí TNTC ở ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung là nguy hiểm nhất, vì khó chẩn đoán được sớm. Khi thai vỡ sẽ gây mất máu nhiều và nhanh, ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng có thai sau này của sản phụ.

 Diễn biến của thai ngoài tử cung.                           TNTC vỡ gây xuất huyết.

Nguyên nhân dẫn đến TNTC

Bình thường, thai sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung, tuy nhiên tất cả những yếu tố ngăn cản hay làm chậm trễ sự di chuyển của trứng từ nơi thụ tinh vào đến buồng tử cung đều có thể gây nên TNTC. Thông thường, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên hiện tượng TNTC.

Nhóm 1: viêm nhiễm vòi trứng

Viêm nhiễm vòi trứng sẽ gây tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra TNTC. Viêm nhiễm vòi trứng thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên như trực khuẩn lậu hay bệnh do chlamydia trachomatis. Trước khi bị viêm phần phụ, bệnh nhân thường bị bít vòi trứng hoàn toàn dẫn đến vô sinh. Nếu có điều trị thuốc, vòi trứng cũng bị hẹp lại dễ dẫn đến TNTC.

Ngoài ra, trực khuẩn lao cũng có thể làm hẹp vòi trứng, gây nên tình trạng TNTC.

Nạo phá thai cũng là một nguyên nhân gây viêm nhiễm vòi trứng.

Nhóm 2: các bệnh phụ khoa như: khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng…

Vòi trứng có thể bị tắc hoặc hẹp bởi bệnh lạc nội mạc tử cung, khối u phần phụ chèn ép vòi trứng, những phẫu thuật lên vùng bụng gây dị dạng vòi trứng như: vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc… hoặc những tác động trực tiếp lên vòi trứng từ trước như: triệt sản, nối vòi trứng…

Ngoài ra, vòi trứng còn có thể bị tắc/hẹp bẩm sinh.

Nhóm 3: chất nicotin

Các nghiên cứu cho thấy, thuốc lá không chỉ làm chậm và khó thụ thai, sảy thai tự nhiên mà còn gây nên hiện tượng TNTC ở các sản phụ.

Chất nicotin có trong thuốc lá làm hỏng các nhung mao phủ trên các thành ống và làm giảm cử động của các vòi trứng, gây khó khăn cho quá trình trứng thụ tinh tiến về tử cung. Từ đó dẫn đến trứng làm tổ trong vòi trứng và phát triển thành TNTC, gây nguy cơ vỡ vòi trứng. Những phụ nữ hút từ 10 điếu thuốc/ngày trở lên có nguy cơ TNTC gấp 1,5 lần người khác.

Triệu chứng TNTC

Có 3 triệu chứng chính để chẩn đoán sớm TNTC:

Rối loạn kinh nguyệt, ốm nghén:

Sản phụ bị tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, trễ kinh. Cũng có trường hợp, sản phụ sau khi tắt kinh còn bị ra máu bất thường, máu thường màu đỏ tươi.

Ngoài ra, sản phụ còn bị ốm nghén biểu hiện ở việc buồn nôn và nôn.

Đau bụng:

Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu sản phụ có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần, và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Lúc đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, đôi khi còn dẫn đến tình trạng hôn mê. Trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.

Xuất huyết âm đạo:

Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài.

Nhiều khi, xuất huyết xuất hiện gần với ngày có kinh [theo chu kỳ], làm cho sản phụ dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt, hay rong kinh. Một số trường hợp sau khi đi điều hòa kinh nguyệt hoặc nạo thai về thì tiếp tục ra huyết âm đạo kéo dài, đau bụng ngày càng tăng. Siêu âm có thể thấy có khối nhỏ cạnh tử cung, đôi khi còn thấy tim thai đập, có dịch trong bụng thì cũng rất có thể là do TNTC.

Lưu ý: sẽ rất nguy hiểm vì với những triệu chứng như trên, người phụ nữ có thể nhầm lẫn với việc mình bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc bị lẫn với triệu chứng có thai giai đoạn đầu. Những dấu hiệu lâm sàng của việc ra máu âm đạo và đau bụng trong thai kỳ khá giống hiện tượng dọa sẩy thai và thai chết lưu nên cần được các bác sĩ khám và tiến hành siêu âm kỹ.

Điều trị TNTC

Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, sản phụ nên đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp. TNTC càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản. Với những khối thai chưa vỡ và có đường kính 3cm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một loại thuốc vào khối thai nhằm làm khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu đi. Với những khối thai to hơn, phương pháp thông dụng là phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là làm giảm nguy cơ bị dính vùng bụng sau khi mổ. Tuy nhiên, nếu khối thai đã bị vỡ hoặc có quá nhiều máu trong ổ bụng bắt buộc bác sĩ phải tiến hành mổ hở. Sau khi điều trị, sản phụ vẫn có thể có thai lại như bình thường nhưng khả năng tái phát TNTC có thể trên 10%. Với trường hợp bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này thậm chí còn cao hơn.

TNTC tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước [nếu chưa bị cắt] hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã bị cắt.

Cách phòng ngừa TNTC

Cách tốt nhất để phòng ngừa TNTC là người phụ nữ nên giữ vệ sinh tốt, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau khi hay đang trong thời kỳ cho con bú; hạn chế nạo phá thai; phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục do các bệnh lây truyền qua đường tình dục [chung thủy 1 vợ -1 chồng, dùng bao cao su khi quan hệ] và chống viêm nhiễm sau khi sinh cũng như sau khi sảy thai.

Nếu phát hiện có hiện tượng khí hư bất thường, người phụ nữ nên đi khám phụ khoa để điều trị sớm. Điều trị càng muộn, nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng càng cao, gây ra hậu quả TNTC.

Đặc biệt với những sản phụ đã điều trị TNTC và muốn có thai trở lại, thời gian cần thiết để các chức năng sinh sản ổn định trở lại ít nhất là 1 năm. Đồng thời khi đã có thai, sản phụ phải đi khám thai đều đặn và có sự theo dõi của bác sĩ.

Các sản phụ cũng nên tích cực điều trị bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng, để ngăn chặn tình trạng TNTC.

BS. THU PHƯƠNG


Video liên quan

Chủ Đề