Làm thế nào để bé chịu đánh răng

Bé không chịu đánh răng khiến việc chăm sóc răng miệng cho bé gặp nhiều khó khăn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Tại sao bé không chịu đánh răng?

Thứ nhất, vì trẻ chưa thực sự hiểu tại sao chúng cần đánh răng, bất kể câu chuyện nào chúng ta nói với chúng về sâu răng. Và chỉ nghĩ tới việc có người khác bỏ thứ gì đó vào miệng xong rồi di chuyển nó xung quanh, nghe thôi đã thấy thật là đáng sợ, hoặc đơn giản là thật khó chịu. Hầu hết người lớn không thích đến thăm nha sĩ sáu tháng một lần. Nhưng người lớn chúng ta lại đang yêu cầu con mở miệng để ngoáy ngoáy cái, hai lần một ngày! Không có gì lạ khi nhiều bạn nhỏ chống cự quyết liệt.

Thứ hai, đơn giản là vì con còn ham chơi, mải làm việc khác.

Thứ ba, bàn chải/kem đánh răng/thời điểm không phù hợp.

 Không nên làm gì khi con không chịu đánh răng?

  • Đây là những điều không nên làm khi bé không chịu đánh răng 
  • Đè, giữ chặt con và cố nhét bàn chải vào miệng.
  • Tức giận, mắng và đánh con.

Những hành động này sẽ khiến con từ “không muốn” chuyển sang “ghét” đánh răng vĩnh viễn, và càng trở nên khó hợp tác.

Khi bé đang không chịu hợp tác, điều đầu tiên bố mẹ nên nghĩ tới là cố gắng để bé quen với routine đánh răng mà không cảm thấy khó chịu. Các bố mẹ có thể bấm giờ để theo dõi

Trẻ con rất thích copy điệu bộ của người lớn. Bố mẹ và bé có thể cùng đánh răng trước gương, nên đứng vừa tầm để con nhìn rõ và bắt chước cách bố mẹ làm. Ban đầu dù con không đánh kĩ, đánh đúng nhưng nên khen ngợi và để con tự làm vì ít nhất con đang làm quen với việc không chống lại việc đánh răng.

Các bố mẹ có thể làm như sau

“Con ơi giúp mẹ đánh răng nào!”.

“Cảm ơn con đã giúp mẹ, bây giờ đến lượt mẹ đánh răng cho con nhé!”

Cách này luôn có hiệu quả, vì con luôn hứng thú được làm người lớn, lại được ngoáy ngoáy cái bàn chải vào miệng mẹ lại chẳng thích quá!

Hầu hết khi mới tập đánh răng các bé thường chỉ nhai hoặc ngoáy bàn chải. Không lo nhé, cứ để con thoải mái làm vậy.

Bây giờ, sau phần con tự làm, bố mẹ đóng giả nhân viên soát vé, dẫn dụ con vào một trò chơi: “Bạn đã tự đánh răng rất tốt! Bây giờ mời bạn mở miệng ra, tôi sẽ tiến hành rà soát lũ vi khuẩn đang ẩn nấp”. “Tôi tìm thấy một miếng rau giữa hai răng! Tôi băt được nó rồi”

… thì hãy chọc cho con cười. Có thể cù léc, làm nhột hay làm một điệu bộ cử chỉ vui nhộn để cho con cười nắc nẻ. Lúc đó bé mải cười há mồm to, bố mẹ hãy nhanh tay đánh răng cho con.

Chú ý: đây là cách “bất đắc dĩ”, không áp dụng thường xuyên.

Hãy đưa con đến cửa hàng để xem và đưa ra quyết định của chính con, như thế con cảm thấy có trách nhiệm và hứng thú với bàn chải của mình hơn.

Nhiều bé không thích mùi vị của kem đánh răng, kể cả loại không mùi. Bố mẹ tôn trọng lựa chọn của con nhé, quan trọng là chải răng sạch và không sót lại thức ăn là loại bỏ được nguy cơ sâu răng rồi.

Con chưa hiểu sâu răng là gì đâu! Con chỉ cần cảm thấy thời gian đánh răng rất hứng thú và vui vẻ là đủ rồi bố mẹ ơi. Tham khảo 5 trò chơi đánh răng dưới đây nhé!

>>>Viêm Lợi Ở Trẻ Nhỏ – Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Bố mẹ cẩm bàn chải, nhìn con và nói vẻ nghiêm túc: Đã đến giờ đánh răng (Nhấn mạnh chữ “răng”). Nhưng sau đó cứ giả vờ chải quanh tai, quanh má, tay, chân… cho đến khi con tự nói “Không, đánh răng mà, răng con đây mà!”

Bố mẹ nói :”Có nha sĩ nào ở đây giúp tôi không, tôi không biết cách đánh răng” và nhìn sang con gợi ý. Bé sẽ hăng hái nhận làm nha sĩ giúp bố mẹ. Sau đó chơi Đổi vai, để bố mẹ giúp bé chải răng.

Giấu bàn chải ở nơi dễ tìm trong tầm với của bé.

Nói với con đã đến giờ đánh răng nhưng không tìm thấy bàn chải đâu.

Nhờ bé làm thám tử tìm bàn chải. Tìm thấy rồi hãy nói: Bây giờ bàn chải muốn làm nhiệm vụ của mình, con giúp bạn nhé.

Giả vờ một cách hài hước, làm sạch miệng cho các đồ chơi yêu thích của con. Đồ chơi gắt gỏng nhổ nước bọt, phàn nàn và ném bàn chải đánh răng đi thường khiến bé cười khúc khích. Băng cách đó bố mẹ chỉ cho con thấy rằng con không phải là người duy nhất trên thế giới không thích đánh răng. Cho bé lần lượt đánh răng cho đồ chơi, sau đó hỏi đồ chơi nào muốn đánh răng cho bé!

Sau đó bố mẹ tay vừa cầm đồ chơi đó, vừa giúp bé đánh răng.

Cầm bàn chải trên tay nhưng giả vờ rất nặng, không thể mang đưa cho bé được.

Giả vờ bàn chải muốn chạy sang trái sang phải, bố mẹ đang phải cố giữ lại: “Bàn chải đang chạy trốn, con phải lại đây lấy bàn chải cho vào mồm và đánh răng thì mới giữ được”

Thế là bé sẽ vừa đánh răng, vừa sung sướng với cảm giác được làm người hùng nhé!

>>>> Xem thêm các video về nuôi dạy con tại channel của Nuôi Con Đúng 

1. Lựa chọn thời điểm thích hợp

Hãy thực hiện công việc này hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (chẳng hạn như sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ).

Hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho việc này. Nó sẽ giúp bạn bình tĩnh, không phải vội vã. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng để việc đánh răng cho bé không phải là một tai họa.

2. Xem xét nhu cầu thực sự

Bạn cần phải xác định được liệu bé nhà bạn đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa, hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng?

Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú ra thì chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (bạn có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối lạt, nếu điều đó làm bé hợp tác hơn).

Dù đánh răng cho bé theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên     nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho bé rất mạnh và khi đó, giờ đánh răng sẽ thực sự làm mẹ mệt mỏi.

3. Chưa cần dùng kem đánh răng ngay

Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn đừng vội dùng các loại kem đánh răng, dù đó là kem đánh răng dành cho trẻ em và có thể nuốt được.

Chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối lạt) là đủ.

4. Ngồi xuống ghế cùng với trẻ

Lý tưởng nhất là có một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”.

5. “Nào, cả nhà cùng đi đánh răng thôi!”

Tạo hứng thú cho bé vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”.

Bạn cũng nên há miệng to để bé bắt chước theo. Cho bé quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn.

6. Khi bé nghiến bàn chải

Ở thời điểm bắt đầu tập đánh răng, bé có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không” và nhìn thẳng vào mắt bé hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng í nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, bé có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra và nhớ đếm to số răng của bé nhé.

Thực tế, ngay cả khi bé chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt đấy. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của bé.

7. Đánh răng nhanh

Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn.

8. Chấp nhận thực tế

Vậy còn những cô cậu bé chống đối quyết liệt với “âm mưu” này của bố mẹ thì sao? Có một số ít trẻ sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại phản ứng dữ dội như vậy. Hãy nhớ, không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để trẻ chịu đánh răng khi mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt.

9. Xây dựng thói quen trong hòa bình

Dù là tạo lập thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn trẻ và dừng lại ngay khi trẻ bắt đầu khóc.

Hãy luôn cố gắng thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen cho trẻ.

Hãy bỏ ra ngoài (nhờ người khác trông chừng) khi thấy trẻ bắt đầu khóc vì phải đánh răng; và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác.

Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những đứa trẻ thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.

Nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này, chắc chắn sẽ không bao giờ bạn tạo được thói quen đánh răng cho trẻ.

10. Đặt bé lên một mặt phẳng

Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn, tùy vào thực tế của gia đình bạn. Hãy kéo bé vào sát người mình, giữ chân và tay bé. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà bé thích thú trong khi đánh răng cho bé.

Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh.

Có thể bật bài hát bé muốn hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng... Khi đó, bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ.

Nhân Hà

Theo MSN