Lập bằng so sánh các thao tác lập luận

 THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 

1. Khái niệm:
- Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
- Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
- Tác dụng của lập luận so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
2. Cách làm
- Trước hết là cần xác định đối tượng nghị luận từ đó tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc cần so sánh hai đối tượng cùng lúc
- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.
- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.
- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.
Ví dụ 1: So sánh nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống và cách làm bài.
Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống là hai dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là, bàn bạc để hiểu một cách thấu đáo cũng như vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống và bản thân.Vấn đề đạo lí có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo đức nhân cách. Vấn đề hiện tượng đời sống mang tính thời sự nóng hổi nhằm mục đich rèn luyện ý thức công dân. Đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống nhau
Phần mở bài ta nên tìm hiểu và nói rõ nguyên nhân vì sao xuất hiện vấn đề trên và giới thiệu đề bài
Phần thân bài ta làm lần lượt các ý sau:
1. Giải thích chi tiết và tổng quát vấn đề nghị luận
2. Đưa dẫn chứng cụ thể đồng thời phân tích để thấy việc đúng / sai của vấn đề.
Nhận đinh khái quát việc đúng / sai, hoặc nửa đúng nửa sai của vấn đề. Khi lấy dẫn chứng bạn cần có phương pháp và tránh hiện tượng lấy quá nhiều hoặc quá ít dẫn chứng.
3. Bàn bạc mở rộng vấn đề: bạn nên tìm hiểu các khía cạnh còn lại của vấn đề; lật ngược vấn đề để hiểu chắc chắn hơn và tìm hiểu tác dụng, ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân và đời sống
Phần kết bài nên nhấn mạnh lần nữa giá trị của vấn đề.
Ví dụ 2: So sánh tiếng suối trong các tác phẩm văn học đã học
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền [suối ngọc]. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.
[Lê Trí Viễn]
Ví dụ 3: 
Hình ảnh trăng trong ba bài thơ:  Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Ánh trăng của Nguyễn Duy. Với bài này, chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng chủ yếu là lập luận so sánh: 
* Điểm giống nhau:

- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng.

- Đều là sự vật gần gũi, là ng­ười bạn thân thiết với con ng­ười.

* Điểm khác nhau:

a] Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Trăng hiện lên trong đêm phục kích chờ giặc của những người lính.

- Trăng như một chứng nhân của tình đồng chí đồng đội giữa những người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu gian khổ.

- Trăng là hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, là biểu tượng cho sự thanh bình của cuộc sống, là chất thơ vút lên giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

- Trăng còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ng­ười chiến sĩ: lạc quan và lãng mạn.

b] Trăng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

- Trăng xuất hiện trong khung cảnh lao động đánh bắt cá ngoài khơi của người ngư dân.

- Trăng nh­ư cánh buồm chắp cánh cho niềm vui trong lao động, nâng bổng tinh thần hào hứng hăng say của con ngư­ời.

- Trăng là nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sơn mài của biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắc màu.

c] Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng gắn liền với những kỉ niệm của cuộc đời một người lính.

+ Trong quá khứ: Gắn với tuổi thơ hồn nhiên của nhân vật trữ tình; là “tri kỉ” của tác giả những tháng năm chiến tranh.

+ Trong hiện tại: Là “ng­ười d­ưng” đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện, khiến nhà thơ giật mình, day dứt và suy ngẫm về cách sống hiện tại của mình. Ánh trăng thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở con ng­ười không đ­ược lãng quên quá khứ, phải sống ân nghĩa, thuỷ chung.

- Vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ hiện ra trong những khoảnh khắc còn vầng trăng trong Ánh trăng lại gắn bó với một đời ng­ười: Quá khứ, hiện tại và có lẽ cả t­ương lai.

- Nếu nh­ư vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ soi vào phần tươi đẹp của cuộc sống con ng­ười, vào phần chính diện của cuộc đời, thì Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn con ng­ười để thức tỉnh l­ương tri, giúp ng­ười ta biết sống ân nghĩa, thuỷ chung.

 Với sự sáng tạo tài tình của ba nhà thơ, hình ảnh trăng trong ba tác phẩm thực sự là những hình ảnh đẹp và độc đáo, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.
Với những ví dụ trên, các em sẽ nhận biết được dấu hiệu của thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận

Tìm hiểu thêm sau khi đọc bài "Thao tác lập luận so sánh" 
- Thao tác lập luận bác bỏ
- Thao tác lập luận bình luận
- Thao tác lập luận chứng minh 

Khi học văn, giáo viên thường hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm vững các thao tác lập luận trong văn nghị luận để có thể diễn tả chính xác suy nghĩ của bản thân bằng những lập luận sát đáng, thuyết phục. Các thao tác lập luận mà giáo viên dạy gồm có những thao tác gì? Bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi ở bài viết này.

Các thao tác lập luận phổ biến

Các thao tác lập luận trong Văn nghị luận

Trong hành văn, chúng ta thường sẽ phải sử dụng đến các thao tác lập luận trong văn nghị luận dưới đây:

Thao tác lập luận giải thích

Đây là thường xuyên được sử dụng dùng để cắt nghĩa một sự vật sự việc, giúp người viết có thể cung cấp đến người đọc các tình tiết, chi tiết của sự vật sự việc. Người đọc có thể hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ. 

Thao tác lập luận giải thích cũng là một trong những thao tác chủ yếu khi hành văn. Thông qua thao tác, người đọc có thể hiểu rõ được đối tượng, quan hệ cần phải giải thích trong bài văn. Từ đó người đọc có thể nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn cũng như trí tuệ của bản thân trong văn học.

Thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận phân tích

Cách sử dụng thao tác lập luận phân tích không hề khó và thao tác này cũng thường xuyên được sử dụng trong văn nghị luận nhất. Chúng ta khi hành văn sẽ tìm ra đủ mọi lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề. Dựa vào hệ thống câu hỏi để trả lời. Một số cách chi tiết hơn để bạn có thể vận dụng thao tác lập phân tích tốt nhất:

  • Chia nhỏ đối tượng cần giải thích và xem xét đến các yếu tố xung quanh với góc nhìn đa chiều.
  • Dựa vào các tiêu chí, mối quan hệ nhất định giữa các đối tượng để phân tích, làm rõ.

Thao tác lập luận chứng minh

Thao tác lập luận chứng minh cũng tương tự như thao tác lập luận phân tích. Người viết, người nói sẽ dùng những bằng chứng chân thực để chứng tỏ với đối tượng dòng lập luận của mình là đúng. 

Việc xác định vấn đề chứng minh cực kỳ quan trọng. Đây là yếu tố căn bản để bạn tìm được nguồn dẫn chứng phù hợp khi hành văn. Với cả nhiều chứng minh, dẫn chứng phong phú, có logic và toàn diện thì bài văn của bạn sẽ càng chặt chẽ hợp lý và có tính thuyết phục với người đọc hơn.

||Xem thêm:

Thao tác lập luận so sánh

Thao tác lập luận so sánh

Nếu muốn bài văn có tính thuyết phục thì chúng ta có thể vận dụng thêm thao tác lập luận so sánh. Nghĩa là dùng một sự vật này để so sánh với sự vật khác. Qua đó sự vật khác chính là nền để nêu bật được lên sự vật mà bạn muốn nói tới, muốn chứng minh. 

Thao tác lập luận so sánh giúp chúng ta làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong mối quan hệ tương đồng giữa các sự vật sự việc khác. Việc sử dụng thao tác lập luận so sánh có tính đánh giá khách quan, dựa trên các tiêu chí và nêu rõ quan điểm của người viết.

Thao tác lập luận bình luận

Đây là một thao tác lập luận trong văn nghị luận. Bình luận nghĩa là chúng ta sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan của một vấn đề. Qua đó bàn bạc đưa ra cách giải quyết. Lập luận bình luận thường phải trình bày một cách rõ ràng, trung thực và chi tiết. Trong lập luận bình luận chúng ta có thể được phép nêu ý kiến nhận định, đánh giá và cái hiện ý kiến của bản thân.

Thao tác lập luận bác bỏ

Thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận chính là cách chúng ta nêu ra ý kiến, chứng minh để bác bỏ một vấn đề được cho là sai. Thông thường người hành văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ sẽ trình bày theo kiểu nêu ra ý kiến sai trái. Từ đó sử dụng những phân tích, bác bỏ của bản thân, khẳng định luận điểm nêu ra ở trên là sai. 

Nhiều người thường sử dụng thao tác lập luận này bằng cách đi đường vòng, nói rất nhiều các luận điểm sai từ đó làm nền tảng để đưa ra kết luận cuối cùng.

||Xem thêm: Phong Cách Ngôn Ngữ Là Gì? 6 Phong Cách Trong Văn Học

Cách thao tác lập luận và cách sử dụng cụ thể

Cách sử dụng các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận giúp cho một bài văn nghị luận được chặt chẽ, đủ Ý súc tích, đủ để thu hút, thuyết phục người đọc. Cách làm một bài văn nghị luận dựa vào các thao tác lập luận được thống kê ở bảng sau:

Thao tác

Tác dụng

Vận dụng

Giải thích

– Giúp người đọc hiểu rõ ý của mình bằng những giải thích phù hợp

– Giải thích cơ sở: Giải thích kết các khái niệm, cơ sở dẫn chứng.

– Giải thích từ nhỏ đến lớn, từ chi tiết tới tổng quát

Phân tích

– Chia nhỏ đối tượng cần lập luận thành nhiều phần nhỏ, xem xét phân tích kỹ từng phần sẽ thấy được mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung

– Yêu cầu: Người vận dụng phải nắm vững đặc điểm của cấu trúc, chia tách phân tích một cách hợp lý. Sau phân tích chi tiết biết tổng kết cái mình đang hướng tới.

– Chi tiết nhất, càng phân tích đi sâu càng thuyết phục

– Dùng các phép liên tưởng để mở rộng nội dung phân tích

Chứng minh

– Có các chứng cứ sát đáng để có thể thuyết phục người đọc người nghe, đảm bảo đọc xong họ tin tưởng vào vấn đề mình đang nói

– Đưa ra đủ lý lẽ dẫn chứng trước khi bắt đầu tổng hợp. Cần phải chứng minh được cho người nghe thấy vấn đề mình đang phân tích là đúng

Bình luận

– Bàn bạc kỹ vấn đề trước khi đưa ra kết luận chính xác cho nó. Đây là cách lập luận để xúc tiến tới cách ứng xử phù hợp hơn trong cuộc sống

– Yêu cầu khi sử dụng thao tác bình luận phải có đầu óc đa chiều, nhìn nhận vấn đề khách quan, trung thực.

– Những nhận định khi bình luận vấn đề cần đúng đắn, xác định rõ tư tưởng trong hành văn.

So sánh

– Thao tác lập luận đối chiếu, lấy nền là các sự vật sự việc khác để đánh giá sự vật sự việc mình đang hướng tới.

– Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng, tương phản để đánh giá một vấn đề.

– Đưa ra những điểm giống và khác nhau để so sánh sự khác biệt nhanh nhất.

Bác bỏ

Nêu ra ý kiến sai trái đang xảy ra. Bác bỏ ý kiến đó và dùng các lý lẽ, dẫn chứng của bản thân.

Dùng thực tế chứng minh điều đó là sai.

Dùng các phép suy luận để chứng minh vấn đề.

Với các thông tin phía trên, chúng tôi đã cung cấp tới bạn đọc về khái niệm các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Để làm tốt các bài thi văn học, người hành văn cần nắm vững các thao tác trên để gây dẫn chứng thuyết phục người đọc, người nghe.

||Xem thêm bài viết liên quan khác:

Video liên quan

Chủ Đề