Lợi ích của làm việc nhóm trong học tập

Cải thiện khả năng giao tiếp

Một trong những lợi ích đầu tiên của làm việc nhóm là cải thiện việc giao tiếp giữa các thành viên. Thông qua việc bàn bạc, chia sẻ ý kiến, ý tưởng về công việc, các thành viên ít tương tác trong văn phòng sẽ có cơ hội giao tiếp và chia sẻ với mọi người còn lại. Các hoạt động làm việc cùng nhau sẽ giúp mọi người làm quen với nhau tốt hơn, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, gắn kết với nhau hơn thông qua việc gia tăng khả năng giao tiếp. Hoạt động trong một nhóm chung, bạn sẽ học được cách cư xử, phát triển kỹ năng giao tiếp từ chính đồng nghiệp của mình, tự hoàn thiện những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Cải thiện kỹ năng hợp tác

Thông qua tương tác, giao tiếp với các thành viên trong nhóm khi làm việc cùng nhau, mọi người có thể xây dựng mối quan hệ và phát triển mạng lưới liên lạc của chính mình. Điều này giúp mỗi chúng ra mở rộng mối quan hệ hợp tác trong tương lai. Bạn sẽ học được rằng, mỗi người sẽ có một cá tính và phong cách làm việc khác nhau, từ đó biết cách làm việc, cách hợp tác với từng cá nhân cụ thể. Chẳng hạn, với một người cầu toàn của nhóm, bạn sẽ thấy được sự tỉ mỉ và chăm chút từ họ. Sau này nếu hợp tác với người có tính cách tương tự, bạn sẽ dễ dàng hiểu được tâm lý đối tác và thành công trong đàm phán…

Kỹ năng thuyết phục  

Thuyết phục chính là việc trong một đám đông, bạn có thể đưa ra ý kiến cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình. Đây là một kỹ năng đòi hỏi không chỉ ở khả năng thiên bẩm của mỗi người mà còn dựa vào sự rèn luyện và trau dồi qua năm tháng khi làm việc nhóm. Trong một team chắc chắn sẽ có một vài thành viên có năng khiếu ăn nói, hùng biện và thuyết phục người khác tốt hơn. Đồng hành cùng họ đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội học hỏi kỹ năng thuyết phục và tài ăn nói của đồng nghiệp. Khi đã có cho mình khả năng thuyết phục nhất định, bạn sẽ luôn biết mình nghĩ gì, cần nói gì và biết cách bảo vệ quan điểm của mình, thuyết phục người khác đồng tình. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong sự nghiệp, đặc biệt là khi gặp gỡ, đàm phán với đối tác, khách hàng… sau này.

Nâng cao kỹ năng tổ chức công việc

Thông thường, mọi người hay nghĩ rằng kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm hoặc những người đứng đầu. Tuy nhiên, cho dù làm việc nhóm hay làm việc độc lập, bạn cũng cần biết cách tổ chức, sắp xếp thời gian và công việc của mình một cách phù hợp. Do vậy, khi làm việc nhóm, đừng nên ỷ lại vào người trưởng nhóm và đợi phân chia nhiệm vụ. Bạn hãy chủ động liên hệ với trưởng nhóm để học hỏi cách sắp xếp và phân chia công việc từ họ, chủ động đảm nhận phần việc phù hợp với khả năng của mình để tiến hành đúng tiến độ. Đây chính là cách giúp bạn trau dồi kỹ năng tổ chức công việc - một trong những kỹ năng giúp bạn nổi bật khi tìm việc trên trang việc làm trực tuyến //www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh.

Có trách nhiệm với công việc được giao

Khi làm việc nhóm, các thành viên đều cần sự phối hợp với nhau để mang lại hiệu quả công việc cao nhất và đúng tiến độ nhất. Nhưng nếu thiếu đi sự trách nhiệm của cá nhân, nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể nhóm. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ không còn cơ hội hợp tác với những người bạn như vậy. Do vậy, trách nhiệm là điều được các nhà quản lý, những người trưởng nhóm luôn đề cao đối với thành viên của mình.

Bạn sẽ học được ngay tính trách nhiệm của người đứng đầu nhóm trong suốt quá trình làm việc như đôn đốc mọi người hoàn thành công việc đúng thời hạn, dành thời gian để nhận xét, đánh giá cho sản phẩm của từng cá nhân để sửa lại tốt hơn. Đây chính là trách nhiệm cá nhân đối với công việc tập thể mà bạn sẽ học được. Điều này hết sức cần thiết trong môi trường doanh nghiệp hiện nay.

Biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau

Tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ cùng nhau trong công việc luôn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Bạn sẽ nhận ra rằng, nếu mình lắng nghe và tôn trọng những thành viên khác, bạn cũng sẽ nhận lại như vậy. Vậy nên khi làm việc nhóm, chúng ta cần hạ bớt cái tôi cá nhân xuống, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng. Điều này cũng sẽ giúp bạn rèn luyện thêm một kỹ năng quan trọng để tiếp tục với những ngày tháng ở công sở sau này!

Chia sẻ kiến thức 07/09/2021

Học nhóm nói chung là việc tập hợp một số học sinh có chung một mục tiêu học tập, các bạn  gặp gỡ để trao đổi và giúp đỡ nhau cùng học tập. Trong mô hình học trực tuyến, thì học nhóm online chỉ là một cách dịch chuyển hình thức học nhóm truyền thống sang online và cách học này vẫn giữ nguyên nhiều lợi ích tuyệt vời vốn có. Cùng khám phá những lợi ích ấy cũng như tìm cách hgọc nhóm hiệu quả qua bài viết sau đây.

Chia sẻ kiến thức, giúp học hỏi nhanh

Trong một nhóm học tập các bạn sẽ chia sẻ kiến thức với nhau giúp cho mỗi thành viên tiếp thu nội dung của mỗi bài học  được tốt hơn. Mỗi người truyền đạt các kiến thức của mình, đồng thời thu về kiến thức mới từ những thành viên khác, điều này giúp cho tất cả cùng nắm chắc bài học, học hỏi nhanh hơn. Học nhóm online, các bạn vẫn có thể thoải mái tranh luận, chia sẻ, kết nối và giúp nhau tiến bộ.

Nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu từng thành viên

Qua giao tiếp trong tập thể nhóm, mỗi thành viên có thể dễ dàng nhận ra điểm mạnh điểm yếu của mình. Dù học qua Zoom, qua Zalo, qua Messenger… thì việc học nhóm vẫn cần thiết để bạn có thể có thể nhìn nhận về mình, xác định được điều gì có thể phát huy, điều gì cần phải điều chỉnh và học hỏi từ các bạn cùng nhóm.

Rèn luyện kỹ năng Teamwork

Học nhóm online giúp rèn kỹ năng teamwork – nhất định rồi! Việc học tập phân giao công việc trong một tập thể nhỏ, trao đổi trước nhiều thành viên, tranh luận và chia sẻ quan điểm, sử dụng những thành quả làm việc chung của nhóm… đều cần phải học.

Nhóm của bạn là một đám đông thu nhỏ. Việc bạn được trình bày quan điểm, tranh luận về nhiều vấn đề sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc phát triển khả năng tư duy và diễn đạt các vấn đề một cách logic. Đồng thời, khi trình bày quan điểm của cá nhân về các ý kiến trái chiều sẽ giúp mỗi người rèn luyện cách lắng nghe và kỹ năng phản biện. 

Trong mỗi buổi học nhóm bạn sẽ giao tiếp với các thành viên khác, trình bày quan điểm của mình và lắng nghe suy nghĩ của những người khác cũng tạo điều kiện cho mỗi người hình thành và phát triển khả năng giao tiếp của chính mình. 

Học tập hứng thú hơn

 Nếu bạn ngồi học riêng một mình, có thể bạn sẽ mất tập trung. khi học nhóm mỗi người sẽ có ý thức hơn trong việc thi đua nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Lợi thế số đông sẽ giúp mỗi thành viên trong nhóm gia tăng động lực học tập. Mỗi người sẽ có hứng thú học bài hơn, đồng nghĩa áp lực mỗi buổi học sẽ giảm đi rất nhiều. Mặt khác, khi tham gia học số đông, chúng ta cũng được tiếp cận cùng một vấn đề dưới nhiều góc độ, sẽ  giúp cho mỗi thành viên hình thành và phát triển phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề hoàn thiện hơn.

Tiết kiệm thời gian, kỷ luật bản thân

 Trong một bài học bạn có thể gặp một vấn đề khó chưa giải quyết được ngay. Thông qua trao đổi trong nhóm bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để tìm ra hướng giải quyết vấn đề, tháo gỡ khó khăn để hoàn thành bài học. 

Bên cạnh đó, qua loàm việc nhóm, mỗi thành viên đều được rèn luyện  khả năng tập trung làm việc và chấp hành tác phong  giờ giấc, kỷ luật làm việc của nhóm. Ở FUNiX, có rất nhiều nhóm học tập nơi đó giúp các bạn cùng chinh phục môn học, chứng chỉ, kết nối từ khắp mọi miền.

Anh Hồ Nhật Minh – xTer tại Tp.HCM cho biết, ngoài học nhóm online, anh cũng tìm được một nhóm tự học offline tên là “flyWithCodeX”, và trong nhóm có nhiều “tiền bối” đã hướng dẫn anh từ những bước đi chập chững đầu tiên, và để xác định đúng vấn đề cần phải hỏi.

“Mình thấy bên cạnh việc tìm kiếm câu trả lời trên mạng, thì tương tác với người khác cũng là một cách học rất quan trọng” – anh Minh kết luận.

Tuy có rất nhiều ích lợi , nhưng để phát huy hiệu quả của hình thức học nhóm online, trước hết các bạn cần xác định rõ ràng mục đích của từng buổi học, hình thức cũng như những quy định chung để học cho tốt. Trong quá trình học nhóm online mỗi thành viên cần biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến. Việc tranh luận trong các buổi học là tất yếu nhưng  tránh đi vào hướng cãi vã chỉ trích lẫn nhau. Một vấn đề không kém quan trọng, đó là việc phải luôn duy trì sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong nhóm.

Quỳnh Anh

Những bài văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về học nhóm gồm 2 bài văn mẫu đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi trên cả nước. Thông qua 2 bài văn mẫu về lợi ích của học nhóm giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, củng cố kiến thức, tự tin hơn với khả năng viết văn nghị luận xã hội của bản thân mình.

Học nhóm là việc học của các bạn học sinh, sinh viên có chung mục tiêu về học tập gặp gỡ, giúp đỡ nhau về vấn đề học tập. Tại đây họ cùng chia sẻ về kinh nghiệm, cách học của mình, giải quyết những khó khăn của các thành viên trong quá trình học tập. Vậy sau đây là 2 bài văn mẫu về học nhóm, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Nghị luận về lợi ích của học nhóm

  • Nghị luận về học nhóm
  • Nghị luận về học tập nhóm

Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức. Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.

Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.

Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…

Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.

Nghị luận về học tập nhóm

Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.

Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.

Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.

Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…

Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.

Cập nhật: 30/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề